Thiên Tống

Chương 47: Tam Nguyên






"Trạng... Cái con khỉ."

Âu Dương nhớ đây là lần đầu tiên hắn văng tục ở Triều Tống. Mắng xong, Âu Dương không thèm suy nghĩ, lập tức rời khỏi nơi yết bảng. Dù sao thì trong truyền thuyết, hình như hắn là người thứ hai của Triều Tống có thể Liên Trung Tam Nguyên*. Nhiều năm qua, năm vị Trạng Nguyên của Triều Tống không có ai vào phủ Nội Các. Ban đầu hắn hi vọng có thể có một vị Trạng Nguyên thay hắn đứng chắn nơi đầu ngọn gió. Nhưng thật không ngờ... Thế này thì cũng không biết là có bao nhiêu người đang nghĩ đến hắn, không phải bài Sách hôm nọ hắn viết rất đỗi bình thường sao?

*Liên Trung Tam Nguyên: thời xưa chỉ việc thi Hương, thi Hội, thi Đình liên tiếp giành được các chức Giải nguyên, Hội nguyên, Trạng nguyên; thi đâu đậu đó.

Quả thật là rất bình thường, nhưng Âu Dương quên mất hắn đang ở đâu rồi sao? Vào cuối thời Bắc Tống, các quan lớn trong triều sớm đã chẳng có cái gọi là đại thần chính trực, ngay thẳng nữa rồi. Huy Tông đương nhiên cũng sẽ không xem các bài thi một mình, và vài người của Xu Mật Viện cũng sẽ phỏng đoán tâm tư của Hoàng Đế để mà xướng tên kẻ nào lên bảng vàng. Tốt thôi. Lại là cùng một kẻ. Hơn nữa Hoàng Đế cũng rất cao hứng, phê chuẩn rồi. Kể ra tốt xấu gì thì Âu Dương Tỉnh Nguyên cũng thật sự có chút tài cán. Nhưng để trở thành Trạng Nguyên thì cũng cần phải xem lại không ít. Chí ít là cả Âu Bình cũng nghĩ như vậy. Nhưng Âu Dương không biết rằng, ở đây có chút mưu mẹo của Hoàng Đế nhà người ta…

Mặc dù Âu Dương chẳng mong đợi gì cái danh Trạng Nguyên này, nhưng Bộ Lễ thì lại rất nóng lòng. Do vậy Bộ Lễ liền cử người đến tìm Âu Dương bàn bạc chuyện diễu hành trên phố. Trong lòng Âu Dương ngàn lần vạn lần cự tuyệt, nhưng hắn đành bó tay... Vẫn phải chịu bị người ta diện cho một lượt, ném lên con Bạch Mã, sau đó cứ thế mà triễn lãm khắp Đông Kinh. Một đám bách tính tập hợp chung quanh đùa giỡn, có người còn đi theo đằng sau. Nhìn thấy một vài cô gái đang chảy nước miếng, trong lòng Âu Dương thầm nghĩ:

"Cô nương, cưỡi Bạch Mã không nhất thiết phải là Hoàng Tử, mà còn có Đường Tăng."

Liên Trung Tam Nguyên là mơ ước của biết bao kẻ đọc sách thánh hiền, nhưng Tam Nguyên lần này lại là Âu Dương - một kẻ không học hành gì cả. Bản thân Âu Dương cũng cảm thấy có chút mỉa mai. Nếu lão Triệu ở dưới suối vàng mà biết được, thì không biết là có đến tìm mình mà PK trong mơ không nữa.

Trong nháy mắt, Âu Dương trở thành người nổi danh khắp Đông Kinh, thiếu niên đắc trí, thật nở mày nở mặt biết bao. Đồng thời việc đến phủ Nội Các bái kiến cũng sẽ là chuyện nay mai. Còn có người đem chuyện của Âu Dương và Minh Khanh đi phát dương quang đại, phần sau là hai người ở bên bờ Tây Hồ, dưới ánh trăng tròn hẹn ước trăm năm. Phong lưu tài tử luôn là đề tài bàn tán mà mọi người hài lòng hơn cả.

Âu Gia Trang lại bị làm khổ nữa rồi. Huyện lị phát tiền để thi công xây dựng Đình Trạng Nguyên trong thôn trạng Âu Gia. Bá phụ thì gặp ai cũng cười vui vẻ nói Tổ tông có linh. Thầy giáo cũng nhảy một phát lên thành thầy của Trạng Nguyện, được Quốc Tử Giám mời đến thư viện huyện lị.

...

Giành được Tỉnh Nguyên thiếu gia vốn đã không vui. Giành được Trạng Nguyên, thiếu gia lại càng không vui. Âu Bình cũng chẳng dám hỏi người vì cớ làm sao, chỉ biết tâm trạng của Âu Dương đang rất tệ. Cậu nào biết Âu Dương có sự suy tính của mình. Âu Bình ở bên này nghĩ ngợi, Tiểu Nhị dẫn lên một tên thái giám.

"Ta phụng mệnh của Hoàng Thượng đến mời Trạng Nguyên nhập cung."

Âu Dương thở dài, không sợ hãi cũng chẳng vui mừng mà thuận miệng hỏi:

"Chẳng biết nên xưng hô như thế nào với Công Công?"

"Ta xếp hàng lão Cửu, nếu Trạng Nguyên người không ngại phiền hà, có thể gọi ta là Cửu Công Công."

"Phiền Cửu Công Công dẫn đường."

Hoàng Đế mời người mà tự nhiên cũng cung cấp phương tiện đi lại, Âu Dương cứ ngoan ngoãn ngồi kiệu tiến vào cung. Hoàng cung Triều Tống không lớn, có thể nói là nhỏ nhất trong số mấy Triều đại gần đây. Về sau còn bị nước sông Hoàng Hà lấn vào. Hoàng Đế của mấy triều đại gần đây đều muốn mở rộng Hoàng cung, nhưng lão bách tính xung quanh lại không chịu. Ung Hi ba năm, Tống Thái Tông muốn mở rộng cung điện, nhưng vì bách tính ở lân cận Hoàng cung không chịu rời đi, kế hoạch này cứ thế mà trở thành phế thải. Từ điểm này có thể thấy Hoàng Đế thuở đầu của Triều Tống đều không tệ. Bởi vì không có quản thành, nên các cửa hàng quầy hàng của bách tính trong kinh thành đều bày la liệt trên con đường chính bên ngoài cung. Theo logic khách quan mà suy luận, Quản thành và Sách Thiên Biện vì ai mà phục vụ thì vừa nhìn đã hiểu ngay.

.....

Tại Hàm Quang Điện, Âu Dương bình thân đứng dậy nhìn, Haha! Mình thế mà cũng được mời đến tham dự hội thơ ca. Cùng đến còn có các Đại học giả từ một đến mười. Ngoài ra còn có Thượng Thư Bộ Lại của ba Tỉnh sáu Bộ. Âu Dương đứng bên cạnh cũng đã hiểu rõ vài điều, Huy Tông là mời hết các quan, chức, phái đến đây.

Quan chức của Triều Tông rất được chú trọng. Phân ra là quan, chức và sai phái. Quan hàm được phân cấp theo chính sách hiện hành, chính là chính sách đãi ngộ. Chức là dùng để chỉ Quán chức, ví dụ như chức vị Thượng Quan X của Sử Quán. Còn có Đại học sĩ...v..v. Đều là chức hão cả. Hai loại này đều là có quan mà không có quyền, có chức mà không có quyền. Còn sai phái thì lại có các từ như Tắc, Quyền, Tri, Trực, Giám, Đề cử, Đề điểm... Ví dụ như Huyện lệnh XX cũng chính là Tri huyện XX.

Phàm là học giả, đều sẽ có quan chức như nhau. Nhưng có thể đạt được Sai phái hay không, thì phải xem vận khí của mình rồi. Dù sao thì Sai phái cũng chẳng thiếu nhiều lắm. Lúc Âu Dương được nhận vào học giả thì có hơn 130 người, làm gì có nhiều Sai phái có thể bố trí như vậy chứ.

"Nhập mạc hướng vân yên

Quy hiên nại cách hiền"

Huy Tông nhìn mọi người và hỏi:

"Ai có thể giúp Trẫm các câu tiếp theo của bài thơ ngũ tuyệt này nào?"

Ánh mắt Huy Tông chăm chăm nhìn Âu Dương, làm Âu Dương toát mồ hôi lạnh.

"...." Các vị học giả điên cuồng suy nghĩ.

"Trạng Nguyên khanh?"

Huy Tông thấy mọi người khách khí như vậy, bắt đầu chỉ đích danh.

Ý của bài thơ này Âu Dương đều hiểu. Chính là vào lúc đêm khuya, muốn rời khỏi nơi mây khói bủa vây, muốn về nhà, nhưng nhà lại cách một vách núi cao. Nhưng biết ý nghĩa của nó thì có lợi khỉ gì chứ, mấu chốt là phải đối cho ra, còn phải hợp vần nữa.

May sao lúc ấy, tên bảng nhãn ở bên cạnh thì thầm:

"Thiên thu hoàng các lão

Bách nạp tử kim đan."

Câu sau không phải phủ định câu trước, mà ngược lại còn làm rõ thân phận của kẻ muốn về nhà, và giải thích vì sao nhà lại cách một vách núi cao.

"Uhm Uhm!

Huy Tông gật đầu, có chút ý nghĩa, nhưng trong lòng vẫn còn chưa thỏa mãn. Hắn hồ đồ không phải vì hắn ngốc, mà là vì hắn không thực hiện được trách nhiệm mà một vị hoàng đế nên làm. Hắn có thể nhìn ra, tài đức của những tên học giả lần này có hạn, ít nhất là ở mặt thơ từ ca phú, đám học giả này không thể khiến hắn vừa lòng.

"Nói xem, các khanh muốn làm quan gì?"

Huy Tông nhìn Âu Dương:

"Trạng Nguyên khanh?"

"Bệ hạ anh minh, tất cả đều nghe theo sắp xếp của người."

Ta muốn làm hoàng đế, ngươi có cho không? Còn không phải ngươi nói là xong sao.

"Thái thái sư là người thi đỗ học giả Hi Ninh ba năm, khanh là quan và thi đỗ học giả năm năm. Thái thái sư xem qua bài Sách của khanh và nói với Trẫm khanh quả thực là người có thể làm nên chuyện. Nếu đã là người có thể làm nên chuyện... Quan địa phương vẫn còn thiếu chứ?"

Huy Tông cười nhếch môi, không phải là thứ tốt đẹp gì.

Thượng Thư Bộ Sử ở bên cạnh liền nói:

"Bẩm hoàng thượng, hiện nay vẫn còn thiếu một chức lệnh, chính là chức Tri huyện Dương Bình.

"...." Các vị học giả khác lập tức từ vẻ mặt ái mộ biến thành vẻ hạnh tai lạc hoa*, trong lòng Âu Dương cũng hỏi thăm tất thảy các vị nữ Tổ tông của Huy Tông. Hắn đâu có biết mấy ngày qua, Ngự Sử liên tục dâng sớ, nói quan Huyện Dương Bình để trống đã lâu, khẩn cầu hoàng thương mau chóng bổ nhiệm quan viên đến cai quản. Mà Dương Tiễn với Lưu quý phi lại liên tục ở bên cạnh Huy Tông khoe khoang, nói Dương Bình dưới sự cai trị của Lưu lão gia yên ổn phồn vinh. Huy Tông thấy mỹ nhân vui vẻ, cũng không muốn nhanh như vậy mà phóng khuyết . Nhưng chuyện này động chạm đến các đại thần. Chúng đại thần ngoại trừ một người thì tất cả đều xuất thân từ khoa cử, sớm đã khó chịu khi nhìn thấy một tên tài chủ quê mùa quản lí cả một huyện lị, cho nên liền yêu cầu triều đình bổ sung người vào chiếc ghế trống này.

*Hạnh tai lạc hoa: vui sướng khi người gặp họa; nhìn có chút hả hê; cười trên nỗi đau của người khác

Văn xưa nói rồi, Lưu quý phi này còn được phong làm Cửu Hoa Ngọc Chân An Phi, là người ở bên cạnh chăm sóc cho Thần Tiêu đế quân. Có thể nhìn ra Huy Tông vô cùng sủng ai nàng ta. Dương Tiễn vừa nhìn đã không thể đứng yên nữa rồi. Do vậy liền đưa cho Huy Tông một chủ ý, chức Tri huyện này ai cũng không muốn làm, chi bằng từ trong đám học giả này chọn ra một tên đến đó làm một tên huyện lệnh hữu danh vô thực. Huy Tông đương nhiên là chấp nhận. Một là có thể khiến mỹ nhân an lòng, hai là có thể chặn được miệng lưỡi của các quan đại thần. Nhưng chọn ai bây giờ? Không được chọn qua loa đại khái. Đại thần biết cái gì gọi là có lệ, hơn nữa thi Đình bài danh Thái Hậu, bình thường không tới phiên thiếu hụt.