Thiên Tống

Chương 249-1: Tiệc (1)




Vào thời khắc then chốt nhất của trận chiến, triều đình Liêu quốc cử người truyền chỉ cho quân Liêu, yêu cầu Da Luật Đại Thạch tướng quân trao quyền cho anh trai của Nguyên Phi - phi của Thiên Tộ Đế, giám quân Tiêu Phụng Tiên.

Sau đó tự mình trở về phủ Lâm Hoàng báo cáo công tác. Da Luật Đại Thạch không muốn trở về, muốn lấy câu: tướng tại ngoại quân mệnh hữu sở bất thụ* để đáp lại, nhưng Tiêu Phụng Tiên lại khiến hắn yên tâm từ bỏ sự kiên định của mình.

*Tướng tại ngoại quân mệnh hữu sở bất thụ: Tướng ngoài trận có thể làm trái lệnh vua. Ví như ông tướng được vua sai đi, nhưng vì nhu cầu thực tế do nhận định riêng mà có thể đi ngược lại mệnh lệnh của vua.

Giao tình giữa Tiêu Phụng Tiên và Da Luật Đại Thạch khá tốt, Tiêu Phụng Tiên nói với Da Luật Đại Thạch: Không về, Liêu tất bại.

Thứ nhất, cho dù có lấy lại được Lai Châu, Da Luật Đại Thạch cũng không thể kháng chỉ không trở về dẹp yên quân Tống ở phía Nam sông Địch. Thứ hai, nếu không lấy lại được Lai Châu, cuối cùng lui binh, Da Luật Đại Thạch sẽ trở thành tướng thất trận.

Nếu đã như vậy, chi bằng sớm trở về phủ Lâm Hoàng, nếu nhanh thì chỉ cần thời gian hơn nửa tháng là có thể trở lại chiến trường. Lúc đó chi viện của hạm đội Hàng Châu cho quân Tống vẫn còn chưa tới.

Hơn nữa, trong nửa tháng này, Tiêu Phụng Tiên cũng có thể gây áp lực với Lai Châu.

Sâu tận đáy lòng, Da Luật Đại Thạch thấy đây là chuyện dĩ nhiên, theo con mắt chiến lược tinh tường của hắn, nếu tiếp tục trì hoãn, Lai Châu sẽ không còn là điểm chiến lược then chốt nữa, trọng điểm sẽ là phòng thủ sông Địch.

Do vậy mà Da Luật Đại Thạch dặn dò Tiêu Phụng Tiên phải ngăn chặn đường sông, không cho trọng binh phòng ngự được tích trữ tràn vào Cẩm Châu và Lai Châu. Sau đó bố trí chiến lược, ngoài đánh trong bỏ Lai Châu, vạch kế hoạch quyết chiến ở Cẩm Châu.

Dùng quân chủ lực của Liêu quốc quyết chiến với quân chủ lực của Tống quốc ở Cẩm Châu ra đánh cược. Chỉ là, tính tới tính lui, Da Luật Đại Thạch lại để hổng một điểm, đó chính là năng lực dẫn binh và tâm lý ốc sên của Tiêu Phụng Tiên. Dù sao thì với tình hình trước mắt, năng lực phòng ngự Lai Châu đã bị rút sạch rồi.

..........

Âu Dương lại bị lôi đi nữa rồi, thánh chỉ tới, phái Âu Dương đến tiếp đãi thương đoàn. Để chứng minh yêu cầu cao, đặc biệt phong Âu Dương là đại học sĩ Long Các nhị phẩm. Vì sao phải là Âu Dương?

Nguyên nhân rất đơn giản, toàn Đại Tống chỉ có Âu Dương là tinh thông nhiều ngoại ngữ. Cũng vì điểm này mà Âu Dương được khen là kì tài thiên cổ, chỉ ở Ngọc Châu một thời gian ngắn mà có thể học được nhiều quốc ngữ như vậy.

Có thể là Triệu Ngọc còn rất khó chịu với việc Âu Dương dùng kế can thiệp vào chuyện triều chính, có thể là Triệu Ngọc sớm đã cảm thấy áy náy vì cách chức nhị phẩm của Âu Dương.

Âu Dương cũng không cần lên kinh, trực tiếp cùng vệ đội theo đường thủy đến Hải Châu. Còn quan lại ở Đông Kinh thì theo đường bộ đến Hải Châu. Vì Lý Cương không đi được nên Cửu Công Công được cử làm người đại diện, thay Triệu Ngọc đi Hải Châu một chuyến.

Đoàn ký giả cũng năng nổ xuất trận, báo Hoàng Gia dự tính sẽ tăng trang báo cho bản tin viết về sự kiện trọng đại này. Nhận được tin tức, hạm đội thứ hai cũng đã đến được Tuyền Châu, nhưng hạm đội của Lý Bảo vẫn chưa có tin tức gì.

Âu Dương xuất hiện với quan phục nhị phẩm, vô cùng khách khí với các quan đại thần và quan sử đến tiếp đón. Kẻ thù chính trị của Âu Dương không nhiều. Hơn nữa, tuy là thân tín của Hoàng Đế, nhưng từ trước tời giờ chưa từng lên mặt với người khác.

Đồng thời, mọi người cũng khá khâm phục năng lực của Âu Dương. Lúc có một người vượt qua ngươi, ngươi sẽ đố kị. Lúc có một người đạt đến vị trí mà ngươi không bao giờ với tới được, ngươi chỉ có thể ngưỡng mộ.

Đến Triệu Ngọc khi nghe nói đến chuyện Âu Dương sẽ từ chức chủ tịch hiệp hội thương nghiệp Nam Bắc năm tới cũng cho rằng, tên Âu Dương này đến một chút dã tâm cũng không có.

Lần này Cửu Công Công thay mặt cho Triệu Ngọc, vai vế rất lớn, đứng trong đại trướng trú đóng của hạm đội chờ Âu Dương yết kiến. Tiểu tử thối, ta còn chưa tính sổ chuyện lần trước ngươi bêu xấu ta đó nhé.

Nhưng không ngờ Âu Dương chẳng rảnh để ngó ngàng tới Cửu Công Công, hắn không chỉ đến một mình, mà còn dẫn theo Hồ Hạnh Nhi, đang cùng các quan đại thần đẩy mạnh việc tiêu thụ bảo hiểm.

Bảo hiểm gì? Một là bảo hiểm bãi quan, giá mua bảo hiểm một năm là hai trăm quan, nếu bị bãi quan thì có thể lấy được ba nghìn quan tiền bảo hiểm, đây là tin vui cho các quan thanh liêm.

Âu Dương ra sức chào hàng: Vì là quan thanh liêm, cho nên khó tránh khỏi việc bị kẻ xấu ám hại. Để bảo đảm cho quan thanh liêm khi bị bãi quan không phải rơi nước mắt, đặc biệt đề xuất hạng mục bảo hiểm này.

Mọi người vừa nghe liền hiểu ra ý tứ trong những lời này của Âu Dương: không mua bảo hiểm thì không phải là quan thanh liêm. Do vậy mà phần lớn các quan đại thần đều tham gia vào bảo hiểm bãi quan.

Loại thứ hai là bảo hiểm tịch thu tài sản, nộp một trăm phí bảo hiểm, nếu bị tịch thu tài sản thì có thể lấy được ba nghìn quan tiền bảo hiểm, mua càng nhiều, số tiền bồi thường càng nhiều.

Khi số tiền bảo hiểm đạt tới một con số nhất định, sẽ tặng cho người lưu đày một tờ khế đất và vô số bất động sản.

Loại thứ ba là bảo hiểm ngoài ý muốn, ví dụ như trong thời gian nhậm chức mà bị tử vong hoặc tàn tật thì có thể nhận được bồi thường.

Loại thứ tư là bảo hiểm giáo dục, vì tương lai con cháu sau này, bảo hiểm này có liên kết với các đại thư viện, đại học Dương Bình nên số lượng có hạn.

Đến ngày thứ hai Âu Dương mới đi gặp Cửu Công Công. Cửu Công Công vốn muốn bày tỏ thái độ, nhưng Âu Dương hỏi:

"Công Công định tiếp đón mọi người hồi triều thế nào đây?"

Câu hỏi này làm khó Cửu Công Công rồi, lão có một bản hịch văn do Hàn Lâm Viện khởi thảo, nhưng đến bản thân lão cũng cảm thấy, chưa nói đến những người ngoại đạo đọc những thứ này cũng cảm thấy vô nghĩa, cho dù có đưa cho các tướng sĩ của hạm đội Hàng Châu đọc thì cũng chỉ có ít người hiểu được mà thôi. Cửu Công Công có một ưu điểm, đó chính là không ngại học hỏi kẻ dưới:

"Âu đại nhân thấy sao?"

"Đương nhiên là ăn rồi, lăn lộn trên biển lâu như vậy, ngày ngày đều phơi gió phơi cát. Ta tính tổ chức một buổi tiệc búp - phê ở ngoài trời. Lấy rau dưa hoa quả làm chủ."