Thiên Tống

Chương 246-2: Tập kích bất ngờ (2)




Vì nhiều nguyên nhân mà vạn hậu quân đang tọa ở trăm mét ngoài, chức trách chính là cướp vật tư, hàng hóa, dùng một phần vũ khí hạng nặng bố trí phòng ngự, số còn lại đều tiến về Lai Châu.

Hiện tại thì hàng hóa, vật tư không có cách nào tới đúng thời gian, Trương Tuấn không nghĩ là sẽ còn có may mắn, quả quyết từ bỏ việc ngăn cản, toàn quân tập kích Lai Châu.

Đêm ấy, Trương Tuấn gọi các chính tướng và Chỉ Huy Sứ các cấp đến bàn bạc. Chính tướng thì có quyền chỉ huy nhất định với quân mã bản bộ. Doanh chỉ huy, sương chỉ huy đều thiết lập chủ tướng bản bộ.

Cấm vệ quân thiết lập không nhiều chính tướng, không phải vì không muốn thiết lập mà là vì có lúc chính tướng phải độc lập tác chiến, yêu cầu về năng lực rất cao. Bộ phận chủ tướng cũng không dám tín nhiệm chính tướng hoàn toàn, rằng chính tướng có thể theo kịp tiết tấu tấn công và triệt thoái của mình.

Nhưng các chủ tướng có năng lực đều vui vẻ thiết lập, có chính tướng bản bộ có thể cơ động, linh hoạt. Bản bộ của Trương Tuấn chỉ có một chính tướng, tên là Vương Ngạn.

Trên lịch sử, người này là anh hùng chống Kim của trú mã Thái Hành Sơn, sáng lập quân Bát Tự, dưới trướng có mười mấy vạn binh mã. Xem không ít nghị binh của lịch sử nước Tống thì biết, năm đó Tông Trạch tập hợp được đội quân gồm hai trăm vạn binh, được người Kim phong là Tông gia gia.

Đương nhiên, do không biết quản lý tài vụ, Tông gia gia quên mất việc hằng ngày hai trăm vạn binh phải tiêu dùng nữa, lại thiếu sự trợ giúp của triều đình, nên không giữ được sản nghiệp lớn như vậy, đừng nói là Tông Trạch khi đó.

Cho dù là bây giờ, việc muốn bồi dưỡng đội quân gồm hai trăm vạn binh cũng là rất khó khăn. Trừ phi giảm lương công chức.

Năm vạn binh trong tay Vương Ngạn sẽ là quân tiên phong, sau khi hành quân một ngày một đêm thì sẽ tiến đánh thành Lai Châu. Theo ý của Trương Tuấn, trong thành Lai Châu có bến tàu, hơn nữa còn có tường thành, nếu phân tán binh lực đi các nơi thì chỉ có thể bị tiêu diệt từng bộ phận.

Nhưng tác dụng ngược của nó cũng có, kẻ địch có thể tập trung đại bác tấn công. Vì vậy mà Vương Ngạn tự mình thỉnh chiến, sau khi đánh hạ Lai Châu sẽ đem bản bộ rút lui, cùng các tử sĩ tập kích hậu cần, lương thảo, đại bác của địch.

Trương Tuấn đồng ý, như vậy có thể giảm bớt rất nhiều áp lực thủ thành. Dù sao thì Liêu quốc cũng không phải là quân đội thuần vũ khí lạnh như Tây Hạ. Từ sau khi xuất hiện đại bác, tường thành càng trở nên yếu kém.

Một bộ phận hạm đội Hàng Châu chở theo cấm về quân, còn một bộ phận khác sẽ chi viện hỏa lực trên biển để cung cấp cho trong và ngoài thành.

Lúc cần thiết có thể lên bờ hỗ trợ phòng thủ. Mặc dù thuyền pháo có hạn, nhưng cũng có thể coi là một biện pháp cổ vũ sĩ khí.

Vào thời Bắc Tống, cấm vệ quân là đội quân chủ lực tuyệt đối, nhưng đến thời Nam Tống,Trương gia, Nhạc gia v.v đã đưa quân đội có tính chất quân phiệt trở thành quân chủ lực.

Đêm đó, Tiết Bính dẫn theo vệ binh của mình tập kích đại quân gồm ba trăm người của Liêu quốc, không tổn thất dù chỉ một binh sĩ. Đến bình minh, đại doanh điểm giờ Mão, Trương Tuấn phất cờ, tuyên bố mục đích thật sự của hành động lần này.

Một vạn năm nghìn binh sĩ không hề có lấy một tia sợ hãi, uhm... có sợ hãi cũng vô dụng. Cả đoàn quân hưởng ứng, tiến về Lai Châu. Còn quân tiên phong thì đã xuất phát từ nửa đêm, ngoại trừ một thanh đao, mỗi người chỉ đem theo quân lương đủ dùng trong ba ngày và tám súy thủ pháo. Vương Ngạn quyết đánh đến cùng, trong ba ngày mà không hạ được Lai Châu, toàn quân thà chịu chết đói.

Ở Đông Kinh, việc khiến Âu Dương lo lắng là sự sống chết của các thương thuyền đáy bằng kia. Không chỉ vì những người này là do mình xúi giục họ đi, mà còn vì sự an nguy của những chiếc thuyền này có quan hệ lớn đến sự thành bại của chiến dịch và sự sống chết của ba vạn binh lính tiền phương.

Đạn đã lên nòng, không thể không bắn. Đồng Quán tọa trấn ở trung lộ cũng không biết là đã xảy ra những vấn đề trên, khi thời gian hẹn ước vừa đến, quân Tây Bắc và quân Vĩnh Hưng từ từ di chuyển hướng về sông Địch.

Họ còn thời gian gần nửa tháng nữa mới có thể phơi bày ý đồ khai chiến, vì trong chiến lược đã được sắp xếp, Lai Châu phải thu hút sự chú ý của quân đội phía Nam, mới có thể giúp họ hành động bí mật và nhanh chóng được.

Đợi chờ là thống khổ, Triệu Ngọc thấy Âu Dương như người không tim không phổi, tuy rằng mình là người bảo Âu Dương tạm thời đừng rời khỏi Đông Kinh, nhưng Âu Dương cũng thoải mái quá thể rồi, đi khắp nơi du ngoạn, thăm bằng hữu của hiệp hội thương nghiệp, còn có hứng thú mở tiệc với các thương gia bản địa, tổ chức cuộc tọa đàm có liên quan đến việc đẩy mạnh giá đất Đông Kinh tăng vọt.

Ở vùng Bạch Vân của Dương Bình chỉ bán nhà và quyền sử dụng đất, nhưng ở Đông Kinh thì lại bán đất. Phải làm thế nào thì đất mới có giá chứ? Vậy thì phải khởi công xây dựng các công trình sinh hoạt văn hóa, nhân văn phù hợp trên đất đó, tạo môi trường sinh sống thoải mái, thư thái.

Lại có sự giúp đỡ đầu cơ của mọi người, thêm chút lời đồn đãi, quan Đông Kinh đông, người có tiền càng đông hơn, sức mua tăng mạnh, giá đất ở đây tự nhiên sẽ tăng lên thôi.

Nhưng lúc Âu Dương thảnh thơi thì lại xuất hiện ra chuyện ngoài ý muốn: Triệu Ngọc đến cung Quảng Đức. Âu Dương nghe được tin này liền chạy đến tìm, hắn cũng ở cung Quảng Đức.

Âu Dương biết Triệu Ngọc không tin vào phật, nàng có thể đến nơi này, chứng tỏ trong lòng nàng thật sự không có cơ sở, niềm tin không đủ. Điều khiến Âu Dương bất mãn chính là, giữa đường tóm đạo sĩ hỏi hắn mới biết, Vương Văn Khanh chiếu theo quy tắc yêu cầu Triệu Ngọc dâng hương, tắm rửa ở nơi an tịnh này ba ngày, để bày tỏ lòng thành tâm.

Nếu chuyện này xảy ra ở Dương Bình, phỏng chừng Vương Văn Khanh sẽ phải đi ăn cơm tù. Linh ta linh tinh, tình hình trước mắt không rõ ràng như vậy, thân là Hoàng Đế mà lại có tâm tình đến nơi này lãng phí ba ngày trời.

Nhưng lúc Âu Dương tới lại không nhìn thấy Triệu Ngọc. Nội thị vệ ở cửa chính rất áy náy và nói với Âu Dương rằng:

"Bệ hạ phân phó, nội trong ba ngày không ai được làm phiền. Có chuyện gì cần có thể tìm Lý Cương, bảo lý Cương giải quyết."