Thiên Tống

Chương 245-1: Đêm trước (1)




Âu Dương nói:

Nếu không trả tiền thì người ta sẽ nói với ngươi đây là thuyền đi sông, cho dù là Lý Cương sợ là cũng không biết thuyền đi sông với thuyền đi biển có chỗ nào khác nhau đâu.

Nếu không thuận nước thuận gió?

Âu Dương cười khổ:

Ngươi là thần côn, ngươi sẽ không để cho biển cả không sóng chứ? Đó là đánh cuộc vận may, chứ còn có thể thế nào được nữa? Lẽ nào đứng đó nhìn ba vạn binh bị Liêu quốc nuốt chửng mà không quản sao?

Thuyền đi biển có long cốt, ngậm nước sâu, có thể vượt quá sóng gió. Công nghệ chế tạo thuyền đi sông khá đơn giản, sóng to gió lớn sẽ dễ dàng bị đánh chìm hoặc lật thuyền.

Thêm vào đó là thuyền đi sông được thiết kế để đi ở mực nước cạn, rất dễ dàng bị một cơn sóng vọt quá đầu, ngập cả ca-bin. Nhưng nếu trời yên biển lặng thì cũng không phải là không thể.

Thứ mà Hốt Tất Liệt dùng để tấn công Nhật Bản chính là thuyền nội địa đáy bằng. Thuyền đi biển có nhưng thuyền đi sông thì không có long cốt, long cốt có thể cản gió.

Vì không có dự báo thời tiết, nên hạm đội của Hốt Tất Liệt chạy được sáu ngày thì gặp phải cơn bão lớn trên biển Nhật Bản, chỉ trong một đêm, toàn bộ hạm đội đều bị đắm chìm.

Mà từ Hoàng Hà đến Lai Châu chỉ mất bốn ngày hải trình, đều thuộc vận chuyển vùng duyên hải, nếu như vận khí tốt thì...

Hiện nay chỉ có thể tử mã quyền tương hoạt mã y*, Thái Hư Tử lập tức tới Chính Sự Đường. Lý Cương nghe được biện pháp này thì mừng rỡ, lập tức yết kiến Triệu Ngọc. Sau khi được chấp thuận thì xuất cung, bắt đầu tiến hành đàm phán với thương nhân.

Thương thuyền dừng, đỗ ở sông Biện không quá nhiều, nhưng chí ít cũng có hai mươi chiếc. Hoàn toàn có thể vận chuyển trăm khẩu đại bác và hỏa dược. Nhưng các thương nhân vừa nghe nói phải ra biển thì không ai lên tiếng cự tuyệt, nhưng lại đưa ra cái giá khiến Lý Cương phát điên.

*Tử mã quyền đương hoạt mã y: thành ngữ. Ý nói liều một phen, chỉ đã biết rõ việc không còn cứu vớt được nhưng vẫn nuôi hy vọng, cũng chỉ việc muốn thử lần cuối cùng.

Vốn dĩ Lý Cương cũng đã nghĩ tới việc cưỡng chế trưng thu, nhưng vừa thấy trên thuyền trống hoắc trống huơ, đến một người chèo thuyền cũng không có thì lại thôi. Hắn biết nếu thi hành cưỡng chế thì sẽ dẫn tới rất nhiều phiền toái, hơn nữa thời gian sẽ bị kéo dài rất lâu.

Vả lại, thực tế cũng không thể cưỡng bức thuyền đi sông phải tới biển mà mạo hiểm. Hắn có thể chịu đựng sự bêu riếu, nhưng Triệu Ngọc thì không thể. Rơi vào ngõ cụt, hắn buộc lòng phải quay về tấu với Triệu Ngọc.

Mỗi thuyền đi một chuyến phải trả một vạn tám?

Triệu Ngọc thiếu chút nữa nhảy dựng lên. Rõ là ăn cướp mà. Triệu Ngọc quát hỏi:

Là tên thương nhân nào to gan đến vậy?

......Là Âu đại nhân!

Lý Cương đổ mồ hôi, nói:

Âu đại nhân nói đều là đùa với mạng sống, bắt buộc phải nghĩ tới khả năng bọn họ sẽ chết trên biển, nên tiền nhiều một chút cũng là để trợ cấp cho góa phụ.

Triệu Ngọc đại nộ:

Hay cho cái tên Âu Dương....

Lý Cương vội nói:

Vốn dĩ người chèo thuyền không muốn mạo hiểm, là Âu đại nhân vừa thuyết phục vừa dọa dẫm, khó khăn lắm họ mới đồng ý. Nghĩ kĩ thì lời Âu đại nhân nói rất có đạo lý. Nếu đã mạo hiểm, thì cũng nên cho người ta chút phí an gia.

Cũng có lý, sau một hồi suy nghĩ, Triệu Ngọc nói:

Khanh đi nói với hắn, một vạn, làm thì làm, không làm thì thôi.

Âu Dương đồng ý làm rồi. Vì vậy mà bắt đầu chuyên chở hàng hóa, Âu Dương chiết ra mỗi thuyền ba vạn tiền hoa hồng. Nếu việc mà thành, thì tiện thể lấy chút tiền lẻ là tất nhiên rồi.

Thương thuyền chịu sự quản lý của hai công ty thuyền vụ, phối hợp rất nhanh, chuyển hàng, chở hàng với một dây chuyền phục vụ khá tốt. So với sự chuyên chở của sương quân thì chỉ có nhanh chứ không có chậm.

Đêm hôm đó, thuyền đội hạ thuyền khởi hành ở chỗ cấm vệ quân áp tải. Mà khoái mã Đông Kinh phái đi để đoạt lô hàng kia về vẫn còn chưa ra khỏi biên giới nước Tống.

....

Thái độ giữa người và người không hề giống nhau, Lý Cương vô cùng cảm kích với sự cứu giúp của Âu Dương. Còn Âu Dương ở trong hoàng cung thì bị Triệu Ngọc quở trách suốt nửa canh giờ, các từ chủ yếu là: kiếm tiền lúc nước lâm nguy, trên có lỗi với Hoàng Đế, dưới có lỗi với tổ tông, thiếu sót đạo đức, vv.

Thấy Triệu Ngọc nói mệt rồi, Âu Dương mới nói:

Bệ hạ, không thể tính như vậy được. Thuyền nội địa mà đi trên biển hết sức nguy hiểm. Nếu người trên một nửa số thuyền bè bị chết hết, Bệ hạ sẽ bị chỉ trích là hôn quân vô đạo.

Lời này chỉ có Âu Dương mới dám nói.

Triệu Ngọc hỏi với dáng vẻ ỉu xìu:

Còn gì nữa không?

Nhưng nếu Bệ hạ trả một thuyền một vạn để họ ra biển thì sẽ khác. Mọi người sẽ nói Bệ hạ lo cho các tướng sĩ, là thương nhân có lòng dạ đen tối. Cho dù toàn bộ đều chết ở trên biển, cũng không có ai cảm thấy Bệ hạ có chỗ nào không đúng.

Triệu Ngọc gật đầu:

Ý của khanh là Trẫm ngược lại còn kiếm được lợi?

Có thể nói là như vậy.

Vậy chuyện khanh thu mỗi thuyền ba vạn quan là thế nào hả?

Bẩm Bệ hạ, giá cả nội bộ của họ là bốn nghìn, mà vi thần tranh thủ lấy được sáu nghìn thì mỗi người một nửa.

Ngươi...

Âu Dương vội nói:

Nếu họ không thu một vạn, chứng tỏ tâm bọn họ không xấu. Nhưng vi thần vì không muốn để bọn họ kiếm được nhiều tiền như thế nên mới lấy ra một phần.

Bốn nghìn, khanh dám khai là một vạn tám.

Triệu Ngọc nghiến răng nói:

Khanh thực sự đang vì nước vì dân đó hả?

Âu Dương xấu hổ nói:

Thương nhân với Lý Cương đều cảm kích vi thần, vi thần như được sủng ái mà giật mình.

........

Triệu Ngọc không biết nói sao, nói gì thì mình cũng cần phải cảm ơn Âu Dương vì đã giúp mình giải quyết một khó khăn lớn.

Vả lại tính cách người này luôn như vậy, chỉ có điều lần này thế quái nào lại nói thu tiền cũng là vì triều đình, đúng là mặt dày mà. Triệu Ngọc dù sao cũng là Hoàng Đế, tiện thể có ngữ khí cũ, nàng hỏi:

Nghe nói chiến lược mà Đồng Quán an bài là do khanh đề nghị?

Vâng!

Âu Dương không hi vọng sẽ được khen thưởng.

Triệu Ngọc khẽ gật đầu một cái rồi tùy ý nói:

Trẫm nghe nói có một tin đồn, không biết là thật hay giả.

Tin đồn gì?

Tin đồn khanh với một nữ tử là Hồ Hạnh Nhi rất là ăn ý với nhau.

Bệ hạ lại đùa rồi.

Âu Dương nói:

Tiểu nha đầu, đại liệt nữ của vi thần, thần với Hồ Vạn Tam - cha của nàng ta có chút giao tình mà thôi.

Lão đại khanh cũng không còn nhỏ nữa.

Triệu Ngọc nói:

Từ lúc khanh và Lương tướng quân xa nhau, khanh vẫn chưa cưới ai.

Theo quy định mà Tống Nhân Tông để lại, nam mười lăm tuổi cưới vợ, gái mười ba tuổi gả chồng.