Thiên Tống

Chương 167-1: Chuyện vặt hồi hương – Hạ (1)




Ngày thứ hai, Âu Dương đến thăm thân mẫu Liễu thị, thực ra thì nơi này Âu Dương đi cũng được mà không đi cũng được, dù sao thì người ta cũng là đi bước nữa, không được ghi chép lại ở trong triều. Lần này Âu Dương dẫn Lương Hồng Ngọc đi theo. Tuy trước đó huyện lị đã có nhắc nhở, nhưng Liễu thị vẫn không ngờ là Âu Dương sẽ đến thăm bà ta thật. Mặc dù đã có sự chuẩn bị nhưng tay chân vẫn luống ca luống cuống. May mà có sự giúp đỡ của muội muội cùng mẹ khác cha với Âu Dương, năm nay tròn mười một tuổi mua chút điểm tâm, nấu nước, pha trà. Ngoài người con gái này, Liễu thị còn có một cậu con trai năm nay tròn tám tuổi. Chồng của Liễu thị hiện đang là lang trung của một huyện lị có nhân khẩu không nhiều lắm. Mặc dù cuộc sống của gia đình không thể nói là giàu có và dư giả, nhưng cũng thuộc hàng tiểu khang. Nhưng mấy ngày trước chồng bà ta đã đưa con trai đến Hàng Châu nhập học rồi, nên giờ họ không có ở nhà.

Lương Hồng Ngọc tặng bộ vòng tay cho muội muội của Âu Dương rồi hỏi:

"Muội tên gì?"

"Vương Bảo Phúc."

Âu Dương đột nhiên thấy lạnh run, cái tên này thật “men” quá đi. Nhưng thân là “khẩu mễ - khẩu mễ” đương đại, tri thức tiêu biểu thời Tống Huy Tông thì con gái có tên “men men” một chút cũng không sao. Nào là Triệu Kim Nô, Triệu Kim La, Triệu Phú Kim. Âu Dương hỏi:

"Đã đi học rồi chứ?"

Liễu thị ở bên cạnh liền mở miệng:

"Thân là con gái mà học hành gì chứ. Việc trong nhà này một mình ta làm không xuể, nó ở nhà còn có thể giúp ta được một chút. Ta cũng không phải là không biết chữ, cũng không phải là không sống tiếp được."

"Không thể nói như vậy được. Người nhìn Hàng Châu, Dương Châu và Hồng Châu đấy, còn có Dương Bình ở lân cận nữa, không biết chữ sẽ không được gả vào nhà tốt. Người nói tương lai muội muội sẽ phải tìm một người tốt để mà lập gia thất, không biết chữ cũng không dễ gì tìm được người tốt."

Lương Hồng Ngọc ở bên cạnh tiếp lời:

"Đúng vậy đó bà bà, bây giờ ngoài kia mà có chuyện gì cần phải thông báo thì người ta sẽ viết thẳng lên bảng thông báo của địa phương, con nhớ có một chuyện như thế này. Các chủ chợ thông báo cho mọi người đến nhận tiền đón tết. Nhưng kết quả là những người biết chữ đều đã đi nhận tiền hết rồi, còn những người không biết chữ lại không nhận được bất cứ thứ gì. Bà bà, người thấy đấy, giờ làm gì có người nào làm công trưởng mà không biết chữ chứ? Người ở tuyến trên đều gửi công văn xuống cho công trưởng xem, một chợ có tới hơn một trăm công trưởng, không thể nào đi thông báo cho từng người một đúng không."

Vương Bảo Phúc rất hiểu chuyện, nói:

"Cha nói học phí đắt đỏ, còn có đệ đệ tương lai cũng cần phải đạt được danh hiệu Trạng Nguyên làm rạng rỡ tổ tông, sớm muộn gì ta cũng phải gả cho người ta để trả tiền hàng."

Đệ đệ Âu Dương đang học ở Hàng Châu, nên học phí quả thực không phải là chuyện dễ giải quyết. Nhưng thầy giáo mới là chuyện khó giải quyết hơn, bởi vì có thể thoải mái cáo lão hàn lâm.

"Thật hiểu chuyện."

Âu Dương xoa đầu Vương Bảo Phúc, sau đó lấy một tờ giấy trắng ở trong túi ra, lại cầm ra một hộp mực đóng dấu, cho Vương Bảo Phúc lăn tay rồi ấn lên trên mặt của tờ giấy và nói:

"Bây giờ muội muội cũng là người có tiền rồi."

Liễu thi nghi hoặc hỏi:

"Tiền gì chứ?"

"Ta dự định chuyển toàn bộ cổ phần của ta trong việc khai thác trà ở Tân Thành về dưới danh nghĩa của muội muội, sau khi trở về ta sẽ cho người làm khế ước gửi đến đại cổ đông của xưởng khai thác trà."

Âu Dương nói:

"Mỗi năm thì sẽ được chia khoảng vạn quan tiền hoa hồng. Khế ước là văn tự bán đứt, không thể chuyển hồi. Bảo Phúc ngoanvaf phải nghe lời. Nếu ngươi muốn tốt cho đệ đệ của mình thì số tiền này ngươi không được để cho đệ đệ của ngươi dùng đến. Còn nữa, ngươi phải nhớ là ngươi không được lập gia thất nếu như ngươi chưa đủ mười tám tuổi."

"Làm vậy có thích hợp không?"

Liễu thị vội hỏi, bà ta biết con số vạn quan tiền nó nhiều đến mức nào.

"Có cái gì mà không được chứ?".

Âu Dương nói:

"Là con gái thì phải có ít tiền. Nhưng ngươi phải nghe ta, số tiền này không được để cho đệ đệ ngươi dùng. Nếu không tương lai hắn nhất định sẽ trở thành một đứa phá gia chi tử. Một bên là đệ đệ, một bên là muội muội, tuy lòng bàn tay mu bàn tay đều là thịt cả nhưng đệ đệ của ngươi đã có được sự chăm sóc rất tốt rồi, nghe nói nhà ngươi còn thuê người đi theo chăm lo sinh hoạt hằng ngày cho nó khi nó ở Hàng Châu nữa. Còn muội muội của ta lại phải đi chân trần trên đất giữa cái tiết trời nắng như đổ lửa, có mấy bộ y phục thì đều là những y phục cũ được sửa nhỏ lại cho vừa, người làm ca ca như ta đương nhiên phải đứng ra nói lời công bằng rồi. Việc này cứ quyết định như vậy đi."

Lương Hồng Ngọc nói:

"Quan nhân, người cảm thấy Bảo Phúc có dám không giao tiền cho người nhà không? Tiền này mà giao vào tay người nhà thì chú em còn có thể tốt được sao?"

"........"

Âu Dương nghĩ lại cũng thấy có lí, bèn nói với Liễu thị:

"Thế này nhé, khế ước này ta sẽ giao cho anh ta bảo quản, người có khó khăn gì cứ đến tìm huynh ấy. Còn Bảo Phúc thì ta sẽ dẫn nó theo. Người thấy thế nào?"

"Được."

Liễu thị liền đồng ý ngay.

Âu Dương thở dài, chẳng thèm thương lượng gì hết mà đã vội đồng ý, đủ để biết địa vị của Bảo Phúc trong gia đình này rồi. Thật ra chuyện này cũng là lẽ thường tình mà thôi. Không chỉ trong giai đoạn này, mà tình trạnh ấy đã diễn ra ở nông thôn ngay từ cuối thập niên 90. Một đứa con gái năm, sáu giờ sáng liền phải thức dậy để nấu cơm, không thức dậy thì sẽ bị ăn mắng. Còn con trai thì lại được mẫu thân giúp mặc y phục, phụ thân chịu trách nhiệm cõng nó đến trường. Kết quả của một cuộc điều tra diễn ra vào năm 2000 cho thấy, trình độ học vấn của con trai ở nông thôn cao hơn hai lớp so với con gái. Vì sao con gái lại bị phân biệt đối xử như vậy? Nguyên nhân thứ nhất thuộc về sức lao động, nguyên nhân thứ hai nằm ở chữ "gả". Thể lực của con gái không bằng con trai, lại có đôi chân nhỏ, căn bản không có khả năng lao động. Mà con gái gả chồng rồi thì như bát nước đổ đi, giờ có nuôi dưỡng thế nào thì sau này cũng thành con dâu nhà người ta, còn con trai mới là người phụng dưỡng mình đến tận cuối đời. Chuyện của người khác thì mình không quản được, dù sao thì đó cũng đã trở thành quan niệm chung. Nhưng đây là muội muội của mình, mình không thể để cho nó chịu ủy khuất được. Nếu đã không thể để nó ở lại đây thì chi bằng cứ mang nó theo. Dương Bình khá coi nhẹ phong tục trọng nam khinh nữ này của Đại Tống. Nói đúng hơn là tục trọng nam khinh nữ sẽ có quan hệ trực tiếp với sự thành - bại của nền kinh tế. Ở nơi càng nghèo khó, thì tiền sính lễ khi một đứa con gái xuất giá sẽ càng cao, gọi là lấy tiền mua vợ. Một lần là bán đứt luôn. Mà gia đình giàu có thì lại quan tâm đến chuyện ở nhà thông gia con gái có sống tốt không, có chịu bất kì sự ủy khuất nào không. Đừng nói là sính lễ, có khi cô gia muốn mua già cũng sẵn sàng mở hầu bao giúp đỡ một cách rộng rãi nữa kia.