Thiên Tài Tennis

Chương 38: C38: Seigaku Vs Hyotei (1)




Tuy ngay sau khi biết đối thủ thủ ngay trận đầu đã là Hyotei thì chính tuyển đã nâng cao cường độ huấn luyện lên khá nhiều, nhưng đến ngày thi đấu, tâm trạng vẫn bồn chồn đền lạ.

Mà, chưa đề cập gì đến chuyện thi đấu thì dường như giai đoạn đăng kí đội viên để vào cửa đã ám Seigaku. Lần trước là vì Ryoma dậy trễ, lần này lại là Oishi dẫn bà bầu đến bệnh viện.

Đã thế là còn không may bị trật cổ tay, không thể tham gia thi đấu. Bất đắc dĩ, Momoshiro từ vị trí đội trưởng đội cổ vũ lên làm tuyển thủ thi đấu thay cho Oishi.

Còn sốc hơn nữa là, đối với một trận đấu quan trọng như thế này, thực lực của Seigaku và Hyotei lại được đánh giá là ngang bằng nhau, thì Ryoma lại được quyết định ngồi ghế dự bị.

Ryoma nghe tin cũng phản ứng ngồi dự đoán, khác với biểu hiện bất mãn thấy rõ vì bị ngồi ghế dự bị lần trước, lần này Ryoma chỉ im lặng ngồi yên thưởng thức thức uống yêu thích của mình-ponta vị nho.

Điều khiến Ryoma lo lắng và để tâm nhất hiện tại, chính là sự cố chấp cùng khuỷu tay trái có khả năng sẽ bị phế sau trận này của Tezuka.

Tezuka sẽ đối đầu với Atobe và dù khá miễn cưỡng lắm, nhưng Ryoma không thể không thừa nhận rằng thực lực của Atobe chắc chắn không thua gì Tezuka, huống gì Tezuka còn đang mang thương trên mình...

Và chính sự chấp nhặt của Tezuka với chức vô địch sẽ hủy hoại khuỷu tay trái đáng thương kia.

Ryoma đang đăm chiêu suy nghĩ thì cau mày vì tiếng ồn của đám người bao quanh sân thi đấu sau hàng rào chắn.

Bởi trận đầu tiên đã bắt đầu:

[Đôi hai: Kikumaru-Momoshiro của Seigaku VS Mukahi-Oshitari của Hyotei]

Phải nói Hyotei đúng là chịu chơi, cả đội viên CLB tennis lẫn học sinh bình thường tạo thành đội cổ vũ, mà dùng từ "hùng hậu" để miêu tả có khi còn chưa đủ. 


Thành viên chính tuyển Hyotei cũng mang trong mình sự kiêu ngạo đặc trưng của mấy tên thiếu gia nhà giàu, cũng rất thích phô trương những kĩ năng của mình.

Ngược lại, có lẽ là vì vốn khả năng chịu đả kích đã đạt đến một tầm cao mới khi đấu với Tezuka hay Fuji, mà cả Momoshiro và Kikumaru đều vô cùng bình tĩnh đối phó, cũng sợ hãi, cũng không khẩn trương.

Kĩ năng nhào lộn linh hoạt của Kikumaru thì biến hóa liên tục, không có một quy luật nhất định nào, thành ra cũng khiến đội đối thủ chật vật một chút.

Nhưng nếu dễ dàng như vậy thì trận đấu này đã không được vây xem nhiều như hiện tại. Cặp đôi Mukahi và Oshitari của Hyotei kết hợp nhuần nhuyễn chẳng thua gì Kikumaru với Oishi, cộng thêm việc thế mạnh của Momoshiro vốn không phải đánh đôi, thành ra Seigaku cũng gặp nhiều khó khăn.

-Không thể nào, Dunk Smash của Momo tiền bối lại bị đánh trả.

-Đó không phải Higuma Otoshi của Fuji tiền bối sao?

Sau cú đỡ đầy bất ngờ của Oshitari Yuushi-thiên tài từ Hyotei, hàng loạt câu cảm thán và nhận xét được vô thức thốt ra từ cổ động viên Seigaku.

Đối thủ lần này có kĩ năng mạnh về cả mảng đánh đôi và đánh đơn, các thế mạnh của Momoshiro và Kikumaru đều bị 2 tuyển thủ bên Hyotei khắc chế, không lâu sau đó, tỉ số đã được kéo dài:

[3-0, Hyotei dẫn trước]

Nhưng Kikumaru và Momoshiro cũng chẳng bị động thêm nữa, dần quen với nhịp độ trận đấu, cũng dần bỏ xuống sự căng thẳng từ đầu trận.

Hai người rốt cuộc cũng phối hợp tốt được với nhau, đã không còn là hai người cùng đánh đơn trên một sân đấu nữa.


Momoshiro còn thị phạm cho mọi người thấy cái gọi là dùng tài liệu (phao) ngay giữa trận đấu, anh đã ghi lại hết những lưu ý của Oishi lên tay và dựa theo đó để bắt nhịp với Kikumaru.

Thêm nữa, Oishi sau khi băng bó xong cổ tay bị thương, mang theo băng rôn cổ vũ của Momoshiro, đứng trên khán đài, nở nụ cười tươi cổ vũ cho người bạn và hậu bối của mình.

Giống như....một trận đấu đôi của ba người vậy.

Rốt cuộc....

[Điểm cho Seigaku: 4-4]

Cả Mukahi và Kikumaru đều chơi tennis theo lối linh hoạt, di chuyển, nhưng phương pháp của họ khác nhau. 

Mukahi thì lợi dụng sự linh động đó để sử dụng tuyệt chiêu và kết thúc trận đấu một cách nhanh chóng. Còn Kikumaru thì kết hợp sự năng động đó với thể lực khổng lồ, kéo dài trận đấu và rút dần đi thể lực của đối thủ.

Trận đấu đi theo sự lội ngược dòng của Seigaku mà bị kéo dài, thể lực của bên Hyotei cũng dần cạn kiệt, hai người Kikumaru và Momoshiro cũng đối phó được với những tuyệt chiêu của đối thủ. Cuối cùng:

[Seigaku thắng, tỉ số: 6-4]




Trận đôi 2 đã khó khăn thế, thì trận đôi 1 còn sẽ mệt mỏi hơn nhiều.


[Đôi một: Inui-Kaidou của Seigaku VS Ootori-Shishido của Hyotei]

Nhờ vào cú phát banh vừa quá nhanh vừa thật mạnh của Ootori mà Seigaku thua trắng cả séc đầu. 

Scub Drive của Ootori được đánh giá là cú phát nhanh nhất giải Kanto lần này, nhưng cả quá trình luyện tập khắc khổ của hai người Inui và Kaidou cũng không phải để trưng.

Qua séc hai, đổi đội giao banh, Boomerang Snake của Kaidou làm mọi người quan sát trận đấu được một phen hoảng hồn chơi, kết hợp với lực tay được cải thiện đáng kể của Inui, séc hai này, Hyotei thua trắng cả séc.

Nhưng người tiến bộ nhất, cũng đã luyện tập khắc khổ nhất, lại chính là Shishido của Hyotei. 

Vì một mình anh ta dẫn đội đã làm Hyotei thua Fudoumine ở giải Tokyo, lấy tính cách của Atobe Keigo thì dù anh ta có mạnh đến đâu, thì anh ta đã nhất định phải bị loại. Tuy nhiên, Shishido vẫn còn đứng trên sân đấu trong một trận đấu chính thức như thế này, thì chứng tỏ anh ta đã rất liều mạng.

Không sai, trên sân đấu hiện tại, Shishido chính là người di chuyển nhanh nhất, cũng quyết đoán nhất. Ngay khi séc 3 bắt đầu, chưa kể đến cú phát banh khủng bố của Ootori, thì việc Shishido có thể dễ dàng đỡ hết tất cả đòn tấn công từ phía Seigaku cũng đã là một trở ngại lớn.

Tiếp tục, lại tiếp tục, Seigaku thất thế thấy rõ, cục diện trận đấu nghiêng hoàn toàn về phía Hyotei, nhưng rồi, cùng với tiếng thông báo của trọng tài khi tỉ số đã dừng ở ngưỡng 4-1 vang lên, thì tín hiệu thu thập dữ liệu hoàn tất của Inui cũng được phát ra.

Inui sau đó đã cho bàn dân thiên hạ thật sự cảm nhận được, cái gọi là sự khó chịu và ức chế khi bị đoán trước đường banh. Shishido chỉ vừa có ý định đánh bỏng lên phía sau, thì Inui đã thình lình xuất hiện trước lưới, trái banh tội nghiệp còn chưa kịp bay đã bị đánh trở lại.

Không những thế, dù banh có thực sự đến được sau lưng Inui, thì anh vẫn kịp thời hướng dẫn Kaidou đến vị trí thuận lợi nhất để đánh ra cú dứt điểm.

Để tạo điều kiện cho sự quan sát trơn tru như vậy của Inui, Kaidou đã đốt một lượng thể lực không hề nhỏ, dù là thế, hiện tại anh vẫn di chuyển như thể mới bước vào trận đấu, vẫn sung mãn và dồi dào năng lượng.

[Seigaku thắng séc, tỉ số: 5-3]

Tỉ số đã khá sát, nhưng tiếp đó lại là séc giao banh của Hyotei, cú phát của Ootori quả là một mối lo ngại lớn.


Tuy nhiên, có lẽ vì quá căng thẳng, cũng như áp lực vô hình từ cổ động viên, thành ra cả 3 cú đầu, Ootori đều phát hỏng. Cho đến cú phát cuối cùng, nhờ lời động viên từ đồng đội là Shishido, thì cuối cùng cú phát đó cũng qua lưới, nhưng ngay lập tức đã bị Boomerang Snake đầy mạng mẽ của Kaidou đánh trả.

Điều quan trọng hơn chính là, lần này banh đã thực sự rời vào phạm vi sân đơn, tuyệt chiêu này cũng cuối cùng có thể áp dụng trong đấu đơn rồi.

Gây cấn hơn, dù đã rơi ở một vị trí sát vạch như vậy, thì Shishido vẫn có thể kịp thời chạy đánh cứu banh. 

Tuy vậy, Inui cũng chẳng phải đứng đây chơi hay quan sát nữa, bằng một cú đập banh với một chút kĩ xảo với cổ tay nhẹ, Seigaku lại ăn séc, tỉ số: 5-4.

Dù vậy, thì vốn dĩ cặp đôi Inui và Kaidou vẫn không thực sự là một cặp đấu đôi, về cơ bản chỉ là hai tuyển thủ chơi đơn bổ trợ nhau, một người cố gắng giữ phong cách thi đấu của mình đến cùng (Inui), người còn lại chỉ nỗ lực cho cú Boomerang Snake của mình vào sân đơn (Kaidou).

[Hyotei thắng, tỉ số: 6-4]




Dù hai trận trước có xuýt xoát đến đâu, thì trận thứ 3 này mới thật sự khiến cho người ta rùng mình nhất, bởi cả hai bên đều là tuyển thủ có lối chơi thiên về sức mạnh.

Ryoma nhìn thấy bóng hình quen thuộc nào đó, thói thích chọc ghẹo người khác lại nổi lên, im lặng tiếp cận từ sau lưng, cậu quen thuộc chào hỏi:

-Đã lâu không gặp, em trai của Fuji tiền bối.

Yuuta dù từ anh trai mình, đã biết được tính cách chẳng khác gì một chú mèo kiêu ngạo của Ryoma, nhưng vẫn không thể hoàn toàn bình tĩnh trước những lời nói (dù không có ác ý) kia của cậu.

-Đã-lâu-không-gặp, E-chi-zen Ry-o-ma!

Fuji Yuuta như gằn từng chữ mà nói, vậy đó, mà người khác nhìn từ xa lại tưởng bạn bè thân thuộc lắm.