Thiên Nga Thích Ăn Thịt Cóc

Chương 47: Chương trình đàm luận




Bốn năm, nói dài cũng không dài lắm, bảo ngắn cũng không ngắn lắm, lại đủ cho một mối quan hệ bãi bể hóa nương dâu…

Thời gian: Bốn năm sau

Địa điểm: Phòng phát thanh nào đó ở thành phố X

Nhân vật: Người chủ trì Tôn Miểu Miểu vs. Khách quý Sói Mắt Trắng

Âm nhạc mở màn vang vọng trong phòng phát thanh.

Người chủ trì: Có người nói tình yêu là một câu chuyện cổ tích buồn, vừa xa xôi lại vừa chân thực, không thể chạm vào nhưng lại chứa đựng đầy khiếm khuyết, lại tỏa sáng ánh sáng thần thánh. Thật ra, chỉ cần chúng ta có đôi mắt đẹp và biết quan sát, chúng ta sẽ phát hiện ra truyện cổ tích diễn ra ngay bên mình. Xin chào mọi người, tôi là người chủ trì chuyên mục Hư Vô Mờ Ảo Tôn Miểu Miểu. Đêm nay, khách quý của phòng phát thanh chúng tôi chính là Illustrator đang hot trong nước Sói Mắt Trắng. Trên Internet, vị khách quý này của chúng ta vẫn thường được gọi là Bạch Thiếu (1), tôi cho rằng nhiều người cũng nghĩ như tôi, cho rằng người này là một vị tiên sinh (cười). Để xác nhận giới tính của vị Bạch Thiếu này, chúng tôi đã mời người này đến đây nói chuyện.

Khách mời: Xin chào tất cả các vị khán giả đang ngồi trước radio. Tôi là người vẽ truyện cổ tích tình yêu đô thị Thiên nga ăn thịt cóc – Bạch Thiếu, Sói Mắt Trắng. Rất vui có thể trò chuyện về tác phẩm của mình trên radio này với mọi người.

Người chủ trì: OK! Nghe giọng thật cao trong rõ ràng, không cần tôi nói thì hẳn mọi người cũng biết vị Bạch Thiếu này là nam hay nữ hay nhân yêu rồi (cười). Bạch Thiếu, tôi muốn hỏi một chút, bạn là một cô gái trẻ trung xinh đẹp, vì sao lại chọn bút danh MEN như vậy, nghe còn không tốt nữa chứ? Bạn biết không, trước đây rất nhiều người nghĩ bạn là một ông chú nuôi râu quai nón cơ đấy?

Khách mời: (cười) Thật ra Sói Mắt Trắng là tên một người bạn của tôi. Khi còn học Đại học, tôi đã ký hợp đồng với một công ty văn hóa phẩm khá có tiếng trong nước, sau đó vẽ cho họ một bộ tranh minh họa tạp chí về nữ giới. Khi ấy tôi cũng không ngờ mình sẽ thành công thế này, vì vậy cứ chọn Sói Mắt Trắng làm bút danh. Về sau, khi tự mình xuất bản tôi lại lo đổi bút danh sẽ khiến mọi người nhầm lẫn, thế là cứ giữ.

Người chủ trì: Ồ? Tôi nghĩ người bạn tên Sói Mắt Trắng kia giờ thấy bạn nổi danh trời Nam đất Bắc, hẳn sẽ rất tự hào. Xin hỏi một câu, người bạn đó có đòi tiền “phí đặt tên”không? (cười)

Khách mời: (im lặng 3s) Tôi nghĩ những gì tôi đạt được hôm nay chính là thông tin phản hồi tốt nhất cho người đó

Người chủ trì: (gật đầu tỏ vẻ tán thành) Vâng, tôi cho rằng người bạn đó sẽ rất hài lòng với phần phản hồi này. Tiếp theo chúng ta hay đi vào chủ đề chính, cùng trò chuyện một chút với Bạch Thiếu về giai đoạn sáng tác tác phẩm.

Khách mời: Được thôi

(nhạc chuyển phần)

Người chủ trì: Tôi xin phép giới thiệu với mọi người một chút: cô gái tên Sói Mắt Trắng này tốt nghiệp Thạc sĩ nghệ thuật trường Đại học RMIT – trường Đại học Hoàng gia Melbourne. Sau khi tốt nghiệp, cô ở lại Australia làm việc, mới về nước phát triển chưa lâu. Khi đang đọc sách ở RMIT, cô bắt đầu sáng tác tác phẩm đã giúp cô một đêm thành danh, chính là bản vẽ truyện cổ tích tình yêu đô thị Thiên nga thích ăn thịt cóc. Tin này có thể mọi người đều biết: cuốn sách nổi tiếng nhất cả nước này có một nửa là tranh minh họa và một nửa là nội dung văn bản miêu tả tình yêu đô thị. Đây là cuốn sách văn hay ý tốt, truyện tranh xen lẫn truyện dài, trong đó không chỉ có những hình ảnh xa hoa mà có cả những cảnh ấm áp giữa con người với nhau. Có độc giả đã nói Truyện tranh truyền thống so với bộ này thì thiếu tính nhân văn hơn. Tiểu thuyết ngôn tình truyền thống lại ít hình ảnh đẹp hơn. Bạch Thiếu, cô có thể nói một chút cho độc giả và bạn bè về nguồn cảm hứng vẽ ra câu chuyện tình yêu này không?

Khách mời: Vâng, tất nhiên. Quyển sách này nói về tình cảm thời thiếu niên giữa nữ chính cóc – người nhìn người ghét và nam chính thiên nga ưu tú, về sau chia tay vì hiểu lầm. Mười năm sau, khi gặp lại lần thứ hai, “Thiên nga tiên sinh” lấy thân phận khác, từng bước một chiếm lại tình yêu từng có của “Cóc tiểu thư”. Câu chuyện lấy tình cảm và thân thế của nam chính làm tuyến nội dung chính, lấy tình cảm biến hóa của nữ chính vì nam chính làm tuyến nội dung phụ, xâu chuỗi từng câu chuyện nhỏ mà thành. Nói thẳng ra thì đây là một câu chuyện cực kỳ máu chó và thô tục về hoàng tử và cô bé Lọ Lem

Người chủ trì: Mặc dù Cô bé Lọ Lem là một câu chuyện xưa cũ nhưng đến giờ vẫn rất được yêu thích. Hơn nữa, dưới ngòi bút của Bạch Thiếu, câu chuyện trở nên vô cùng cuốn hút, dùng hai từ máu chó và thô tục có hơi khiêm tốn rồi?

Khách mời: (cười) Khiêm tốn là đức tính tốt mà

Người chủ trì: Khiêm tốn quá sẽ béo phì đấy

Hai người nhìn nhau cười, bầu không khí rất thoải mái

(Âm nhạc chuyển phần)

Người chủ trì: Tôi vừa nhìn qua vài thông tin, đúng là có nhìn mới biết, nhìn là giật mình. Không ngờ “Thiên nga” xuất bản chưa được 2 năm đã in đến lần thứ 32, lượng tiêu thụ tích lũy lên đến 270.000 bản. Cộng cả những quyển tranh minh họa bán rất chạy của Bạch Thiếu trước đó, ước chừng cũng phải hơn triệu bản rồi. Vì trước giờ Bạch Thiếu chưa bao giờ ra mặt nhận phỏng vấn, cũng không đưa ra ánh sáng tư liệu và ảnh chụp cá nhân, vì thế mọi người đều tò mò về giới tính và tuổi tác của bạn. Bây giờ giới tính thì mọi người biết rồi, vậy ở đây tôi có thể hỏi bạn bao nhiêu tuổi không?

Khách mời: Tôi năm nay 26 tuổi

Người chủ trì: (kinh ngạc) Hả? Thật sao? Lúc bạn vừa đến đài truyền hình, đạo diễn còn nói với tôi rằng “Nhìn cái cô vẽ tranh minh họa kia thế nào cũng thấy như trẻ con, hình như tuổi rất nhỏ?…” Không ngờ bạn cũng 26 tuổi rồi!

Khách mời mỉm cười không nói

Người chủ trì: Là một cô bé, ah không, là một cô gái, chỉ bằng nỗ lực bản thân, mới 26 tuổi mà giá trị của chính mình đã trị giá hàng triệu, quả thật khiến bạn bè cùng lứa tuổi rất ngưỡng mộ. Bạch Thiếu có thể chia sẻ với mọi người ở đây một chút: bạn đã đạt được thành công ngày hôm nay thế nào?

Khách mời: (tỏ vẻ suy nghĩ) Thật ra hôm nay được thế này là do mấy chữ nhiệt tình và kiên trì thôi

Người chủ trì: Có thể nói rõ hơn chút được không?

Khách mời: Được chứ. Từ lúc bắt đầu học hội họa đến giờ, tôi đã rất thích tranh minh họa. Khi còn học theo khoa ở trong nước, tôi vốn không nghĩ rằng mình muốn theo con đường vẽ tranh minh họa chuyên nghiệp, nhưng tôi cũng chưa từng tử bỏ sở thích này. Sau này, sang Australia học, ban ngày tôi vừa đi học vừa đi làm, đến tối quay về phòng trọ thì vùi đầu vào niềm yêu thích cũ của mình. Khi đó, vì không hợp khí hậu, lại thức đêm nhiều, mệt nhọc quá độ, thành ra bị ốm mấy lần, tôi cũng định từ bỏ. Nhưng đến khi dừng lại, lại cảm thấy cuộc sống quá thoáng, tinh thần dường như không còn chỗ để dựa vào. À, vì đã trải qua quá trình từ bỏ rồi tìm lại như vậy, cuối cùng tôi cũng nhận ra rằng hội họa và văn bản chính là tình yêu cuộc sống của tôi. Có thể dùng hội họa và văn bản diễn tả suy nghĩ của mình là một chuyện vô cùng hạnh phúc

(updated)

Người chủ trì: Cho tới nay, sáng tác chưa bao giờ là việc dễ dàng, phí công, mệt nhọc lại tốn sức. Những năm tháng đã qua kia, nhờ có nhiệt tình và kiên trì nên bạn mới có được hy vọng của hôm nay. Vì vậy, có thể nói rằng thành công không bao giờ dễ dàng và tự nhiên đến đúng không?

Khách mời: Uhm. Vì thế tôi muốn nói với các bạn ở đây thế này: đối với sự yêu thích thực sự của mình, các bạn nhất định phải kiên trì theo đuổi, không thể từ bỏ. Một khi đã từ bỏ, chính là từ bỏ cả phần tình cảm chân thành của bản thân.

Người chủ trì: Cũng với lý do đó, đối với người mình yêu, chẳng phải chúng ta cũng luôn muốn kiên trì đấy còn gì? Tôi thấy trên màn hình máy tính có một số di động đuôi 3011 nhắn rằng Chị Sói Mắt Trắng ơi, ai đã xem qua truyện “Thiên nga” đều biết chị để kết mở. Nói về chuyện cũ, vì có một vài thế lực có ác ý phá hoại, cuối cùng Thiên nga tiên sinh tiếp quản sự nghiệp gia tộc, Cóc tiểu thư đi xa tha hương. Nói cách khác, thật ra Thiên nga tiên sinh cũng không ăn được miếng thịt nào của Cóc tiểu thư. Đối diện với số phận, hai người bọn họ đều chọn cách CÚI ĐẦU. Về vấn đề này, chị giải thích như thế nào đây?

Khách mời: Ý của tôi khi viết như vậy là họ sẽ nhận ra được tầm quan trọng của người kia sau khi từ bỏ. Vì vậy Thiên nga tiên sinh và Cóc tiểu thư cúi đầu trước số phận cũng chỉ để nhận ra điều gì là quan trọng thực sự với mình. Sau khi cảm nhận được nỗi đau mất đi người thân yêu nhất, đến khi có lại họ sẽ càng quý trọng hơn. Sau khi chia tay, bọn họ sẽ trưởng thành hơn, đây mới là điểm mấu chốt có tính quyết định. Nếu bọn họ vượt qua được thì chính là điều đáng mừng. Nếu không vượt qua được thì chắc chắn sẽ chia tay thôi.

Người chủ trì: Tôi chưa từng trải qua những chuyện như bạn nói, tôi không thể hiểu được lời nói này. Xin hỏi rằng liệu trong chuyện tình cảm, Bạch Thiếu đã từng trải qua điểm mấu chốt hay tính quyết định này chưa?

Khách mời: (do dự vài giây) Thật ra tôi vẫn còn đang trong điểm mấu chốt và tính quyết định, chưa hề vượt qua giai đoạn đó.

Người chủ trì: Chờ Bạch Thiếu vượt qua điểm mấu chốt có tính quyết định đó, liệu bạn có định ra tập tiếp theo của Thiên nga không? Mọi người đều mong chờ kết cục của hai nhân vật chính, muốn có một câu trả lời thỏa đáng đó.

Khách mời: À…phải đợi “vượt qua” quá khứ đã

Người chủ trì: Vậy khi nào bạn có thể vượt qua quá khứ?

Khách mời: (trầm ngâm) chắc là khoảng… mùa đông

Người chủ trì: (hắc tuyến) Được rồi, coi như tôi chưa hỏi gì vậy

Khách mời: ^_^

(Nhạc chuyển cảnh)

Người chủ trì: Ở đây chúng tôi có một người bạn đuôi điện thoại 8875 hỏi rằng Bạch Thiếu, trên diễn đàn có nhiều người đọc đoán rằng nam chính Thiên nga tiên sinh trong truyện của bạn vốn là một kiến trúc sư trẻ tuổi kiêm doanh nhân rất nổi tiếng trong nước. Vì xuất thân của hai người có phần giống nhau, đều từ kiến trúc thế gia. Về vấn đề này, cô sẽ trả lời thế nào?

Khách mời: (trầm tư) Ây chà, triết học gia người Nga Chernyshevsky có câu nói Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống, nhưng lại cao hơn cuộc sống (2). Thiên nga tiên sinh trong chuyện xưa của tôi là đại diện cho mẫu người thiên chi kiêu tử, cũng không phải ám chỉ đặc biệt một ai đó. Đương nhiên nếu vị thanh niên tài tuấn mà mọi người nói đến có thể thỏa mãn tưởng tượng của mọi người, tôi hoàn toàn không có ý kiến gì. Tôi chỉ có thể nói rằng: từ xưa đến nay, tất cả các hoàng tử đều dát vàng lấp lánh, mà tất cả các cô bé Lọ Lem đếu dính đầy bụi bẩn.

Người chủ trì: Câu trả lời này của Bạch Thiếu cũng quá văn nghệ rồi, chưa đủ rõ ràng đâu nhỉ? Trước khi vấn đề này trở nên nóng hổi trên mạng, có phải bạn đã chuẩn bị sẵn câu trả lời rồi không?

Khách mời: (nhún vai) dù có chuẩn bị thì tôi cũng không thừa nhận ở đây đâu haha

Người chủ trì: Tôi hỏi thật nhé, bạn có biết kiến trúc sư kiêm doanh nhân trẻ tuổi kia là ai không?

Khách mời: À…quả thực…tôi không biết

Người chủ trì: Để tôi gợi ý nhé, họ của người này rất đặc biệt

Khách mời: (giả vờ không biết gì)?

Người chủ trì: Nói lại nhé, họ của người này rất nổi tiếng, là họ kép

Khách mời: (tiếp tục giả vờ ngốc –ing)??

Người chủ trì: Họ này có xuất hiện trong Thiên long bát bộ, trong đó còn có câu nói “Nam …, Bắc Kiều Phong”. Tỉnh J chúng ta cũng có câu “Nam…, Bắc Thượng Quan”. Nam chỉ thành phố S, Bắc chỉ thành phố X của chúng ta. Tôi nói đến đây, là người sinh ra ở thành phố S, Bạch Thiếu còn có thể giả vờ ngốc được không đây?

Khách mời: (ra vẻ bừng tỉnh) A? Tôi biết bạn nói đến ai rồi

Người chủ trì: (oán thầm: người nghe không nhìn thấy chứ cái vẻ mặt này y như thật ấy) Vậy…là người trong ngành sáng tác, không hiểu Bạch Thiếu thấy người này so với Thiên nga tiên sinh thì có điểm gì chung không?

Khách mời: (trầm tư + trầm tư = kết luận) à,…anh ta là người rất ưu tú

Người chủ trì: Chỉ như thế thôi? *một đàn quạ đen bay qua đầu –ing*

Khách mời: (cười rạng rỡ) chỉ thế thôi

Người chủ trì: Vậy để tôi hỏi theo kiểu khác nhé: nếu Bạch Thiếu là Cóc tiểu thư, liệu cô có yêu nhân vật Thiên nga tiên sinh ngoài đời này không?

Khách mời: (trầm tư N giây) tôi nghĩ là dù ai là Cóc tiểu thư thì cũng không thể kháng cự sức hấp dẫn của vị Thiên nga công tử này

Người chủ trì: (cười sâu xa) Tôi nghĩ mọi người đều hiểu ý của bạn

Khách mời: ^_^ Chúng ta xem người tiếp theo nói về chuyện gì đi *đánh trống lảng –ing*

Người chủ trì: OK. Số điện thoại đuôi 2647 nói rằng…



Sau buổi thu âm trực tiếp chương trình, tôi và người chủ trì Tôn Miểu Miểu – người đứng đầu đài phát thanh – cùng nhau ra ngoài.

“Cô Hạ, cảm ơn cô đã tham gia buổi phát thanh lần này. Tôi rất vui vì được làm người đầu tiên trong nước phỏng vấn cô. Sau này, nếu còn cơ hội, hy vọng chúng ta tiếp tục hợp tác”

“Được” – Tôi cười cười, rồi nói thêm – “Trước đây khi còn ở trong nước, tôi thường nghe tiết mục do chị chù trì. Lần này tôi đồng ý với sếp việc tham gia tiết mục này thật ra hoàn toàn vì cô là người chủ trì”

Tôn Miểu Miểu cười tươi tắn: “Lần này cô nhớ mà nói lại với Thiệu Hiên Miện nhé, không anh ta lại tưởng tôi nợ ân tình của anh ta”

“OK”

Ra khỏi tòa nhà đài phát thanh, tôi nhìn đồng hồ: 20h10.

Tôi nghĩ một lúc, rút điện thoại gọi cho bố: “Bố ơi, chương trình kết thúc rồi, bố có muốn ăn gì không? Con tiện đường mua vào viện cho bố luôn”

“Không cần đâu, bố vừa ăn cháo cẩu kỷ củ từ dì Trần của con mang vào rồi. À, chú Trình và dì Trần và Trình Quân đều đang ở đây, con đến thẳng đây đi”

“Vâng”

Tôi cúp điện thoại, đến ven đường, chặn một cái taxi, nói với lái xe: “Đến khu nội trú của bệnh viên Đại học Y số 1” rồi tựa vào cửa kính xe, nhìn ánh đèn đường lướt qua.

Hai năm trước, tôi tốt nghiệp RMIT ở Australia xong, nhờ bạn tốt Edwin giúp đỡ nên trở thành biên tập mỹ thuật tạo hình của một nhà xuất bản nổi tiếng. Trước khi ra nước ngoài, tôi đã ký hợp đồng 5 năm với tạp chí của công ty văn hóa, vì thế tôi không dừng việc vẽ tranh minh họa cho tạp chí này.

Một tháng trước, tôi nhận được điện thoại của mẹ khi còn ở Australia, mẹ nói thượng thận bên trái của bố có u ác tính, cần phải cắt bỏ. Là con gái duy nhất trong nhà, sau khi cúp điện thoại, tôi vội vàng về nước. Mấy ngày nay, hầu như tôi 24/24 ở bệnh viện.



Vì thế, tôi cũng không có thời gian nhìn kỹ xem 4 năm trôi qua, thành phố mình sinh ra đã thay đổi như thế nào.

Hai tuần liền, bố năm ở bệnh viện Đại học Y số 1, trải qua cuộc phẫu thuật cắt bỏ thận trái. Phẫu thuật thành công, hồi phục sau phẫu thuật cũng rất ổn. Cuối cùng nỗi lo trong lòng cũng qua đi, tooi bắt đầu suy nghĩ cẩn thận; cuối cùng cô quyết định không làm việc ở Australia nữa mà về nước phát triển. Tôi thật sự không muốn phải chịu đựng nỗi đau “Con muốn chăm mà cha mẹ chẳng chờ” chút nào.

Buổi thoại đàm hôm nay là do Tổng giám đốc Thiệu Hiên Miện của công ty văn hóa Khuynh Thế mà tôi ký hợp đồng trước kia thu xếp, mở đường cho tôi tiến vào giới tranh minh họa trong nước.

Trước khi ra nước ngoài, “Tổng giám đốc Thiệu của chúng ta” trong lời của Tiêu Dao Dao vẫn chỉ là tổng giám đốc phụ trách phát hành tạp chí Khuynh Sắc. Sau bốn năm, “Tổng giám đốc Thiệu” đó đã trở thành tổng giám đốc hành chính của công ty văn hóa Khuynh Thế, từ cấp trên trực tiếp của Tiêu Dao Dao trở thành cấp trên trực tiếp của tôi, quả thật đúng là “Tổng giám đốc Thiệu của chúng ta” rồi.

Bốn năm, nói dài không dài, nói ngắn không ngắn, đủ để một mối quan hệ từ bãi bể hóa nương dâu.

Lúc xe chạy đến đường Lâm Ấp thì bị tắc đường.

Tôi nhìn barrier thi công, hỏi lái xe: “Chú à, ở đây đang sửa đường à?”

“Ồ, cháu không biết à?” – Lái xe tỏ vẻ kinh ngạc hỏi lại – “Bảo tàng nghệ thuật ven sông Lâm Ấp  mở rộng, những con đường xung quanh đều phải tu sửa. Nói là vì bộ mặt thành phố, thật ra đều là lấy lòng nhà thiết kế của bảo tàng ấy mà”

“Ô, là sao ạ?”

“À, nhà thiết kế chính cho lần mở rộng bảo tàng này chính là cái cậu Mộ Dung gì gì nổi tiếng lắm” – lái xe nghĩ nghĩ, chợt nói to lên – “Mộ Dung Tĩnh Huyền, đúng rồi, chính là tên này”

Bất ngờ, một người lạ nhắc đến tên anh, tôi chợt thấy nhói lòng.

“Trước kia bố cậu ta thiết kế bảo tàng, bây giờ cậu ta ra tay mở rộng, không cần biết bảo tàng mở rộng trông thế nào, với hai cái tên nổi tiếng nhà Mộ Dung trong giới kiến trúc này, chính quyền không thể không coi trọng. Mà cái coi trọng này thì thật là tốn tiền bạc. Nghe nói không chỉ đường phố, cả bến xe bus, bến tàu điện, trụ sở báo chí, đèn đường đều thiết kế lại, còn nói hay ho là sửa lại cho phù hợp với thiết kế của bảo tàng! Tôi nhổ vào! Cháu này, cháu nói xem, chưa nói bảo tàng này vốn là bảo tàng tư nhân, người nhà họ Kim có tài chính, có đất để mở rộng, cũng có bản lĩnh mời bố con nhà Mộ Dung đến thiết kế, chính phủ liên quan gì ở đây? Còn chẳng phải vì muốn gián tiếp lấy lòng nhà Mộ Dung, mời Mộ Dung Tĩnh Huyền làm thiết kế cho nhà hát kịch Đông Tân trong thành phố thì gì nữa?”

Lái xe lải nhải liên hồi, tôi nghiêng đầu nhìn quang cảnh công trường thi công, ngây người.

“Cháu à, nghe giọng cháu thì là người ở đây, chuyện xây dựng bảo tàng ngày nào cũng lên TV, sao cháu lại không biết nhỉ?”

“Cháu ở nước ngoài, lâu rồi không về nước” – tôi thờ ơ trả lời

“Thế hả? Vậy thì giờ cũng quan tâm chút đi. Cháu biết không, vừa rồi trên đài phát thanh, chương trình về một người vẽ tranh minh họa, còn có người nhắc tới Mộ Dung Tĩnh Huyền đấy! Dù người chủ trì không nói thẳng tên nhưng làm gì có ai không biết là cậu ta? Bây giờ cậu ta cũng ở thành phố X, không biết có nghe radio không…”

Lái xe còn nói nhiều nữa nhưng tôi chẳng nghe lọt tai câu nào.

Nhìn bảo tàng sừng sững không xa, trông như đại trạch nhà giàu thời cổ, trầm ổn nội liễm nhưng lại ẩn chứa khí thế hùng vĩ, tôi bỗng nhớ đến lúc mình và Mộ Nghịch Hắc nói chuyện về hai gia tộc Thượng Quan và Mộ Dung. Anh đã hỏi tôi: “Tiểu Bạch, nếu bảo em gả vào thế gia giàu có, em có đồng ý không?”

Bốn năm trước, tôi nói với anh: KHÔNG

Còn bây giờ?

Hạ Tiểu Bạch có dũng khí ấy không?