Thiên Kiều - Đổng Vô Uyên

Chương 278: Kiến Khang (Hạ)




Thạch Uyển không nói chuyện nhưng Dữu Tam nương tử lại chuyển mắt bật cười nói, “Đương nhiên là sợ biểu tẩu còn nhớ loạn lạc ở U Châu lúc trước. Đại biểu tỷ, ngài nói có đúng không?”

Thế nhân gọi chuyện Lục Xước bỏ mình là “Loạn U Châu”, Dữu Tam nương tử nói thẳng toẹt ra thế là Thạch Uyển nhút nhát sợ sệt gật gật đầu, “Khoảng thời gian này ta ở trong xe chép kinh Phật, qua chút thời gian ta sẽ mang tới cho biểu tẩu, coi như tâm ý của ta.”

Trường Đình cười cười và nhìn Thạch Uyển nhẹ giọng nói, “Cha của ta sao lại cần ngươi chép kinh Phật tới siêu độ? Ngươi có tư cách gì sao kinh tụng Phật cho cha ta chứ?”

Trường Đình vừa nói dứt lời thì không khí lập tức cứng lại, có lẽ không ai nghĩ tới nàng sẽ không hề để lại chút mặt mũi nào cho Thạch Uyển mà xông thẳng qua tát một cái như thế. Thôi thị A Nghê cố nén lông mày đang muốn nhướng lên, tuy nàng ta không quen cô nương từ đại phòng của Lục gia nhưng thanh danh đỉnh đỉnh của Lục Trường Đình thì nàng ta đã nghe thấy. Vị thiên chi kiêu nữ này khuê danh là A Kiều, lầ kiều khí mềm mại. Trong cả thành Kiến Khang chỉ có mấy vị cô nương của Tạ gia là có thể chống đỡ được ngang hàng với nàng này. Ngay cả người trong Chiêu Hòa Điện cũng không dám khinh thường. Từ lúc nàng gả tới đây luôn ở chung hòa thuận với Lục Trường Đình, mà ngày thường nàng này cũng coi như tận tâm tận lực với Dữu thị và Thạch Mãnh. Lục Trường Đình coi bọn họ như bố mẹ chồng mà cung kính, thậm chí lúc Dữu Tam nương tử nói năng lỗ mãng nàng ta cũng hỗ trợ vớt vát mặt mũi cho mình.

Vì tất cả những điều trên nên Thôi thị tưởng người gặp đại nạn hẳn đã sửa tính nết hoàn toàn. Nhưng hôm nay nhìn thì có vẻ chỉ có bề ngoài là khác, còn tính tình bên trong của nàng ta vẫn thế. Bất kể ai dám khiến nàng ta khó chịu thì nàng ta sẽ chẳng thèm nể mặt.

Cái kẻ người Hồ kia, hình như tên là Mông Thác, hẳn là rất bảo vệ yêu quý nàng ta. Rốt cuộc phải có người chống lưng, bất kỳ lúc nào cũng giúp đỡ vô điều kiện thì nàng ta mới có tự tin vô pháp vô thiên thế này.

Có chỗ cậy nhờ mới có thể không lo nghĩ.

Như vậy thật tốt.

Thôi thị vô cớ mà than thở một tiếng, trong lòng lại hơi vắng vẻ. Nhưng nàng ta lại nghĩ tới lời mẹ mình nói lúc lên kiệu hoa khi trước “Thạch gia đang ở lúc rực sáng nhất, Thôi gia chúng ta gả ngươi qua cũng là bất đắc dĩ. Có điều Thạch gia không phải nhà cẩu thả, chuyện dơ bẩn hẳn cũng không nhiều. Nếu bọn họ thực sự không lên nổi mặt bàn thì Lục gia cũng sẽ không gả cô nương nhà mình tới Ký Châu. Thạch Mẫn là con cả của Thạch Mãnh, cá tính lỗ mãng thẳng thắn. Kẻ lỗ mãng nói tốt thì tốt, nói không tốt cũng đúng, nhưng phần không tốt kia để Thạch Mãnh tự đau đầu đi. Với cá tính và thủ đoạn của A Nghê thì Thạch Mẫn không lật trời được đâu. Chồng ngu xuẩn một chút cũng tốt, quá khôn khéo thì cũng không yên tâm.”

Nàng ta có thể nắm chặt Thạch Mẫn trong tay. Nàng ta có thể… Thôi thị âm thầm thẳng lưng nhìn về phía Lục Trường Đình rồi lại nhìn Thạch Uyển. Nàng ta thấy Thạch Uyển lã chã chực khóc, hốc mắt đỏ bừng thì lặng lẽ đảo mắt qua Dữu Tam cô nương. Không khí trong xe xấu hổ, Trường Đình vừa nói xong câu này thì dù Thạch Uyển rưng rưng nhưng cũng chẳng ai dám an ủi.

Xứng đáng.

Tuy trong lòng Thôi thị nghĩ thế nhưng đây tốt xấu gì cũng là cuộc gặp gỡ do nàng ta xắp xếp nên không khí một khi cứng đờ cũng sẽ không tốt lắm. Nàng ta đang định há mồm nói chuyện lại nghe Lục Trường Đình mở miệng nói rất uyển chuyển, ngữ điệu cũng nhẹ nhưng ý tứ trong đó lại khiến người ta ngẹn đỏ mặt.

“Biểu muội đã gọi ta một tiếng biểu tẩu thì ta cũng nhận. Đại bá mẫu ngày thường ăn chay niệm phật, quản giáo ngươi cũng có chút sơ sẩy. Hiện ta nếu ta đã nhận một tiếng biểu tẩu, tuổi tác và bối phận cũng coi như hơn ngươi một chút thì ta sẽ dạy dỗ ngươi vài câu.” Trường Đình nhìn Thạch Uyển mà nói. Đây không phải lần đầu tiên nàng ta mang cha nàng ra chọc nàng. Là người thì đều đau, trước kia nàng thương hại Thạch Uyển mang một mảnh tình si nên cũng nhịn. Có điều lặp lại nhiều lần mà vẫn nhẫn nại thì đó là hèn.

Trường Đình nói lời này chẳng khác gì chỉ vào mũi Thạch Uyển mà mắng: được lắm, ngươi không có gia giáo, không có cha mẹ dạy thì để ta tới dạy ngươi.

Thạch Uyển hơi rụt rụt về sau nhưng nửa đường lại cảm thấy như thế thì không được vì thế nàng ta lại thẳng người, hé miệng khóc nức nở trách móc, “Biểu tẩu, ngài dạy dỗ A Uyển thế nào ta đều chịu, nhưng sao ngài lại chỉ trích mẫu thân chứ? Mẫu thân tốt xấu cũng là trưởng bối của ngài! Ngài không thể ỷ vào thanh thế của Lục gia mà bắt nạt người khác!”

Ngu xuẩn!

Bị người ta mắng cho còn không tự biết!

“Ta chỉ hỏi ngươi một câu, ngươi nhớ rõ chép kinh cho cha ta vậy ngươi có chép kinh cho người cha đã mất của ngươi không?”

Trường Đình nói một câu này khiến tất cả những lời phía sau của Thạch Uyển đều nghẹn ở cổ. Ánh mắt nàng ta mờ mịt, mấy lần muốn khóc rống lên. Nàng ta liếc Dữu Tam nương tử lại thấy nàng kia quay mặt đi làm bộ không thấy thế là đành nắm chặt tay nói, “Ta… Ta cũng chép! Ta chép cho cha ta trước mới chép cho Lục Công!”

Đáng tiếc một khoảng tạm dừng ở giữa đã bán đứng nàng ta. Đôi khi bị người ta nói một lời mà sửng sốt cứng đờ thì dù sau đó có nói gì mức độ tin cậy cũng chẳng còn mấy.

Trường Đình nhẹ giọng cười cười nói, “Là chép hay không chép biểu muội rõ nhất.” Nàng dừng một chút mới nói tiếp, “Đại bá phụ quá cố cũng rõ hết, chỉ có người ngoài như chúng ta mới không rõ nên đành tùy ngươi nói thế nào thì biết như thế.”

Mặt Thạch Uyển càng đỏ hơn, nàng ta ngập ngừng một lúc lâu cũng không biết phải nói cái gì.

Thôi thị trầm mặc thật lâu, đợi cái xấu của Thạch Uyển lộ không ít rồi nàng ta mới đưa một chén trà nhỏ qua cho Trường Đình và cười nói, “A Kiều cũng đừng tức giận, tiểu cô nương không hiểu chuyện thì chậm rãi chỉ dạy. Chúng ta vốn là người một nhà, ai nói nhiều chút cũng không có gì, không phải ngươi cũng nói A Uyển mấy câu rồi ư?”

Thôi thị nói một câu dẫn đầu thể hiện thái độ —— nàng ta nói “không hiểu chuyện” là đứng trên lập trường của Trường Đình, sau đó nàng ta mới tiếp tục, “A Uyển có hiếu, cũng chu đáo nhưng dù sao cũng được nuôi dưỡng trong khuê phòng nên nhiều chuyện còn chưa hiểu. Kinh Phật sao có thể chép linh tinh được? Lục Công là người trong sáng, là anh hùng đương thời, tiểu cô nương nghe xong chuyện xưa hẳn cũng ngưỡng mộ. Có điều nếu không có quen biết, cũng không thân thích thì việc ngươi chép kinh cho Lục Công là không đúng lắm.”

Xe ngựa vẫn đi về phía trước, Trường Đình muốn giết gà dọa khỉ, còn Thôi thị ôn nhu nói mấy câu như thế lại thu hẹp chuyện này.

Nhưng Trường Đình không muốn cư thế cho qua.

“Tẩu tẩu có lòng tốt ta xin nhận.” Trường Đình cười một tiếng rồi lặng lẽ ngắt lời phía sau của Thôi thị. Nàng nhìn đám tiểu cô nương và phụ nhân chung quanh một cái và nói, “Đúng là ta vừa nghe tới chuyện của cha mình đã vội luống cuống. Cha mẹ như trời, chữ hiếu đứng đầu, vì thế ta khó mà không hoảng hốt. Hiện giờ chúng ta đang vội vàng di chuyển, nào có ai muốn nhắc lại chuyện cha ta gặp nạn để phạm vào kiêng kị chứ. Người ta thường nói thấy cảnh sinh tình, chuyện xưa này mà nhắc lại chẳng may có ai đó không an phận để đám nam nhân biết được thì còn mang binh thế nào nữa? Chẳng phải như thế sẽ khiến lòng người hoảng sợ, vừa lúc đúng ý đám người có tâm tư xấu xa ư?”

Tuy Trường Đình nói nhẹ nhưng khí thế vẫn đủ. Ánh mắt nàng nhìn Dữu Tam nương tử thật lâu, giọng lại ép càng thấp hơn, “Có người muốn quấy chuyện này cho đục lên, không biết là âm mưu cái gì. Những kẻ như thế sớm nên thu lại tâm tư đi —— roi ngựa của Thứ Sử đại nhân không phải chưa từng dính máu người đâu!”

Lần trước ông ta còn đánh chính con trai mình đó.

Dữu Tam nương tử run run, đầu cũng lệch qua một bên.

Thôi thị nhìn Trường Đình mượn cơ hội đẩy việc này lên tầm cao mới thì không nhịn được đánh giá nàng kỹ hơn. Nàng ta vốn tưởng sau khi nàng buông lời tàn nhẫn thì chuyện sẽ qua, ai biết Trường Đình lại đứng lên gọi xa phu, “Dừng xe.”

Sau đó nàng vịn tay nha hoàn ung dung đi ra khỏi xe, không hề cho mọi người trong xe chút mặt mũi nào. Trước khi đi nàng dừng bước nghiêng người liếc xéo Thạch Uyển, “Sau này đại cô nương cần thận trọng từ lời nói đến việc làm. Gặp ta còn coi như ngươi may đó, nếu là người nóng tính thì hẳn đã cho ngươi một cái tát rồi —— nếu kinh thư của kẻ nào cũng có thể để trước bàn thờ của cha ta thì thế đạo mới gọi là rối loạn ấy.”

Cuối cùng Thạch Uyển không nhịn được vùi đầu khóc nức nở.

Thôi thị cũng không khuyên. Trường Đình xuống xe rời đi không đến nửa ngày thì việc này đã truyền khắp đám nữ nhân. Ngoài dự đoán chính là Dữu thị ra mặt phạt Thạch Uyển cấm túc ba tháng, cứ thế hạ mặt mũi của nàng ta.