Thiên Hạ

Chương 308




Thiên Hạ
Chương 308 : Liên minh Phản Hồi
gacsach.com

Trong lúc Lý Khánh An ở Quy Tư xoay sở đàm phán với bọn người Khánh vương và Mạn Tô Nhĩ. chiến dịch liên quân bắc chinh Hồi Hột cùng từ từ đến lúc nhạy cảm. Thôi Kiền Hữu chia binh hai đường, một đường lấy quân Đường, quân Đồng La và quân Sa Đà làm chủ lực bắc tiến, tiến công hành cung Hồi Hột ở vị trí lưu vực sông Kiếm phía nam núi Tham Mạn. một đường khác do quân Cát La Lộc lưu thủ phía nam Kim sơn. đề phòng bị chủ lực quân Hồi Hột tiến công hang ổ trống rỗng của bọn họ.

Hành cung Hồi Hột ở vị trí lưu vực Kiếm hà là căn cứ địa phía tây Mạc Bắc của Hồi Hột. cũng là trọng địa hậu cần của Hồi Hột. Hồi Hột mỗi năm một lượng lớn lông da dê bỏ bóc lột từ Hiệt Kiết Tư (*) đều chất đống ở đây, Hồi Hột ở nơi đây có gần năm nghìn trú quân, do Hồi Hột tả sát đại tướng để Đức thống lĩnh.

[(*) Người Kyrgyz (cũng được viết là Kirgiz. Kirghiz) là một dân tộc Turk sinh sống chủ yếu tại Kyrsyzstan. những người Kyrgyz ban đầu, được gọi là người Kyrgyz Yenisgi hoặc Hiệt Kiết Tư (ingSỈĩ Xiạịiagi), lần đầu xuất hiện trong các văn thư của Sử ký Tư Mã Thiên (biên soạn 109 TCN đến 91 TCN), là Cách Côn (Sfl/Prafi) đọc theo tiếng Hán cổ là Gekun/Jiankun. Mặc dù không thể kết luận trực tiếp để xác định sông Yenisgi và dày núi Tiên Sơn Kyrgyzes là nơi sinh sống của tổ tiên người Kyreyz. song một số dấu vết về nguồn gốc dân tộc đã được thể hiện rõ ràng trong khảo cổ, ngôn ngữ. lịch sử và dân tộc học. Phần lớn các nhà nghiên cứu hiện đại đi đến kết luận rằng tổ tiên của các bộ lạc phía nam Kyrgyzstan có nguồn gốc từ sự kết hợp của các bộ lạc cổ xưa nhất là Saka. ô Tôn. Đinh Linh và người Hung.]

buổi sáng. quân Đường xuất hiện trên thảo nguyên phía tây hành cung Hồi Hột chừng hai mươi lăm dặm. còi hiệu thôi vang. cờ hiệu phất phới, quân mã đông nghịt nhìn không hết tầm mắt. giống như một tấm thảm đen khổng lồ, bao phủ lấy toàn bộ thảo nguyên màu xanh.

Thôi Kiền Hữu từ từ ghì chặt cương ngựa, híp mắt lại quan sát tòa thành màu đen thấp thoáng xuất hiện ở phía xa. hành cung Hồi Hột thực tế là một tòa thổ thành, tường thành cao không đến hai trượng, chủ yếu là đề phòng ngự bầy gói tấn công. ở thảo nguyên Mạc Bắc. Hồi Hột không hề có kẻ địch gì. bọn họ không hề lo nghĩ đến sự uy hiếp của kỵ binh, nhưng hôm nay, ba bộ lạc thảo nguyên liên hợp lại đột kích, thật làm cho họ không thể nào ngờ tới.

Lúc này. phương xa một viên kỵ xích hầu chạy như bay đến. phóng đến trước mặt Thôi Kiền Hữu bẩm báo nói: “Bẩm báo tướng quân, quân đội của Hiệt Kiết Tư đã đi tới ngoài hai mươi dặm.”

“Đã tới bao nhiêu người?”

“Hai vạn kỵ binh!”

A Bố Đê Na và Chu Tà Cốt Đột Chi vừa mừng lại vừa lo, người Hiệt Kiết Tư đi tới cố nhiên gia tăng thêm sức mạnh của bọn họ, nhưng bọn họ cũng đồng thời muốn chia phần, điều đó có nghĩa là thảo nguyên của bọn họ lại sẽ ít đi một miếng rồi.

Thôi Kiền Hữu không lộ vẻ mặt. giơ tay giữa trán ngóng về phía xa. khi hắn nhìn thấy phía xa xuất hiện một đường màu đen. lập tức hét lên ra lệnh: “Toàn quân chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, không được chậm trễ!”

Mệnh lệnh của Thôi Kiền Hữu làm cho mọi người có chút ngạc nhiên, nhưng A Bố Đê Na và Chu Tà Cốt Đột Chi dù sao cũng là lão tướng, bọn họ lập tức hiền ra. Hiệt Kiết Tư là địch là bạn còn không biết rõ. quả thật là phải cẩn thận hành sự. hắn lập tức thét lên lệnh cho bộ chúng giới bị nghiêm ngặt.

Lúc này, phía xa đã truyền đến tiếng còi hiệu trầm thấp, hơn hai vạn kỵ binh Hiệt Kiết Tư đã xuất hiện ngoài năm dặm. bọn họ từ từ dừng chiến mã lại. một đội kỵ binh cấp tốc lao về phía này.

Hiệt Kiết Tư cũng chính là Kiên Côn của triều Hán. sinh sống ở một vùng phía tây núi Tham Mạn. bọn họ tự xưng là hậu nhân của Hán tướng Lý Lãng, bọn họ không phải hệ người Đột Quyết, mà là thuộc chủng người da trắng, cũng chính là tiên dân của Kha Nhĩ Khắc Tư tộc (tộc người Kyrgyz) và Cát Nhĩ Cát Tư (*Kyrgyzstan), Hiệt Kiết Tư thân hình cao to, phần đông là người tóc đỏ mắt xanh, sống một cuộc sống quần cư tản mạn.

[(*) Kyrgyzstan (tùy từng trường hợp còn được dịch thành Kirgizia hay Kirghizia; phát âm: Cư-rơ-gư-xtan), tên chính thức Cộng hoà Kyrgyz. là một quốc gia tại Trung Á. Nằm kín trong lục địa và nhiều đổi núi. nước này giáp biên giới với Kazakhstan ở phía bắc. Ưzbekistan ở phía tây, Tajikistan ở phía tây nam và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía đông nam. Theo những con số ước tính tháng 7 năm 2005, dân số nước này là 5.264.000 người với đa số (76,1 phần trăm) là tín đồ Hồi giáo.]

Sau khi người Hồi Hột thay thế người Đột Quyết trở thành bá chủ thảo nguyên. Hiệt Kiết Tư cũng bị người Hồi Hột chinh phục, tuy là không bị diệt tộc, nhưng bọn họ mỗi năm đều phải dâng nạp mấy chục vạn con dê bò cho Hồi Hột. bị bóc lột rất nặng, mấy lần khởi nghĩa phản kháng, đều bị người Hồi Hột đàn áp tàn khốc, mãi đến hậu kỳ Hồi Hột. theo việc người Hiệt Kiết Tư dần dần lớn mạnh. Hồi Hột cuối cùng bị người Hiệt Kiết Tư diệt vong.

tù trưởng của người Hiệt Kiết Tư tên ô Kết La Tư. là một nam tử bốn mươi mấy tuổi chắc khỏe, phụ thân và hai vị huynh đệ của hắn chính là chết ở trong tay người Hồi Hột. thê tử muội muội cũng bị người Hồi Hột cướp đi, ô Kết La Tư có mối thù cực sâu đậm với Hồi Hột. nhưng vì thực lực không bằng Hồi Hột. hắn chỉ đành nhẫn nhục phục tùng, lần này ba bộ tộc Cát La Lộc, Đồng La. Sa Đà dưới sự chủ đạo của quân Đường liên hợp tiến công Hồi Hột. làm cho ô Kết La Tư lờ mở thấy được một tia hi vọng, nhưng khi Thôi Kiền Hữu phái người triệu hắn. hắn lại có chút do dự. trách nhiệm đối với tộc nhân khiến hắn không dám manh động, cho đến khi quân Đường tiến quân hành cung Hồi Hột. lúc này mới làm cho ô Kết La Tư hạ quyết tâm. gia nhập vào trong liên minh phán kháng Hồi Hột. hắn đích thân thống lĩnh hai vạn ba nghìn chiến sĩ Hiệt Kiết Tư. kéo đến tiền tuyến hội hợp với liên quân.

ô Kết La Tư từ xa nhìn thấy liên quân đội hình chỉnh tề. giới bị đợi phát công, bèn biết bọn họ không hề tin tưởng mình lắm. bèn phái nhi tử Tô Đạt La tiến lên gặp mặt hành lễ.

Một toán hai trăm kỵ binh Hiệt Kiết Tư chạy bay đến. dẫn đầu là Tô Đạt La từ xa đã la to: “Chúng tôi cầu kiến Thôi tướng quân!”

Một đội quân Đường đi lên tiếp dẫn bọn họ chạy về phía đội ngũ. vượt qua quân đội dày đặc, Tô Đạt La được dẫn đến trước mặt Thôi Kiền Hữu.

“Đây là Thôi tướng quân của chúng ta!”

Tô Đạt La vội vàng tiến lên thi lễ: “Tại hạ là Hiệt Kiết Tư vương từ Tô Đạt La. phụ thân hỏi thăm Thôi tướng quân. Hiệt Kiết Tư chúng tôi xuất binh hai vạn hai nghìn người, nguyện nghe theo sự điều khiển của Thôi tướng quân!”

Hắn nói bằng tiếng Đột Quyết. Thôi Kiền Hữu mấy năm nay ở An Tây cũng đã thông thạo một chút tiếng Đột Quyết, đại khái đã nghe hiểu ý của hắn. lúc này, Chu Tà Cốt Đột Chi bên cạnh dùng tiếng Hán thấp giọng nói: “Thôi tướng quân, hắn là nhi tử duy nhất Tô Đạt La của đại tù trưởng Hiệt Kiết Tư.”

Hiểu theo nghĩa bóng, người Hiệt Kiết Tư có thể tín nhiệm. Thôi Kiền Hữu gật đầu. nói: “Có thể để phụ thân ngươi soái quân đến hội hợp!”

Tô Đạt La lấy ra một cây còi hiệu lớn. thổi mạnh lên. ‘U... ’ tiếng còi hiệu xé ngang không trung. kỵ binh Hiệt Kiết Tư từ xa đã phát động. nhưng một dòng thác lũ, đến hội hợp với quân chủ lực.

Hơn hai vạn kỵ binh đã hội vào chủ lực liên quân, ô Kết La Tư tiến lên chắp tay nói: “Thôi tướng quân. Hiệt Kiết Tư nguyệt nghe theo sai khiến của tướng quân!”

“Tốt! Truyền mệnh lệnh của ta. tam quân tiến phát về hành cung.”

Mấy vạn đại quân đã xuất phát, rầm rộ hiên ngang giết về phía hành cung Hồi Hột. ở nơi cách hành cung Hồi Hột khoảng hai mươi dặm xa. Thôi Kiền Hữu đột nhiên ra lệnh thả chậm tốc độ, hắn vẫy tay với A Bố Đê Na, A Bố Đê Na lập tức tiến lên nói: ‘Thôi tướng quân có gì căn dặn không?”

Thôi Kiền Hữu ghé vào lỗ tai hắn nói vài câu. A Bố Đê Na gật đầu. hắn khoát tay một cái. soái lĩnh hơn hai vạn Đồng La kỵ binh của bộ tộc phóng nhanh về phía nam.

Trong thành hành cung Hồi Hột đã trở nên một mớ hỗn loạn, mấy nghìn mục dân Hồi Hột đang ráo riết vận chuyển vật tư, đem từng cuộn da bỏ dê đã cột chặt ném lên xe ngựa, tài sản mười mấy năm tích cóp được trong thành, phải đột ngột khiêng đi. thật không dễ dàng gì. Hồi Hột tả sát đại tướng để Đức gấp đến rống to: “Mau! Mau nữa!”

Hắn không ngừng quay đầu nhìn về phía tây, quân địch vẫn chưa xuất hiện ở phía cuối thảo nguyên, làm cho lòng hắn hơi thả lỏng xuống, vội vàng thôi thúc mục dân khiêng chuyển vật tư.

Liên quân ba bộ tộc Cát La Lộc đột nhiên giết tới. khiến hắn không kịp trở tay, hắn cũng biết năm nghìn quân mã của mình không đủ sức chống đỡ liên quân, hành cung Hồi Hột chắc chắn không giữ được nữa rồi. để có thể giao phó trước mặt Khả hãn. hắn ít ra phải vận chuyện một bộ phận vật tư.

Đúng lúc này, trên thành có người hô to: “Tả sát tướng quân, quân địch đã xuất hiện!”

để Đức thất kinh, vội xoay đầu nhìn về hướng tây, chỉ thấy phía cuối thảo nguyên xuất hiện một lằn đen. càng lúc càng gần. cờ xí phất phới, sát khí xung thiên, vạn mã phi bôn. cuồn cuộn giết về phía hành cung.

Thời gian không còn kịp rồi. để Đức lúc này hạ lệnh: “Rút đi!”

Mấy nghìn chiếc xe ngựa đơn sơ dưới sự hộ tống của năm nghìn kỵ binh chạy ra khỏi cửa thành, bôn tẩu về phía đông, chạy ra hỏi mười mấy dặm. để Đức quay đầu nhìn đi. chỉ thấy kỵ binh ngợp trời rợp đất xông vào hành cung. tiếng kêu la xa xa truyền đến. đây là bọn họ đang tranh đoạt chiến lợi phẩm. để Đức xót xa trong lòng, hắn vốn định một bó lửa thiêu rụi hết. nhưng hắn lại có chút không đành lòng, chỉ trong một ý niệm tích tắc đó thôi, sự tích cóp mười mấy năm. căn cứ địa hậu cần của Hồi Hột ở Mạc Tây đã toàn bộ xong rồi.

Lúc này, một dòng sông cả phía trước đã chặn lối đi lại. đội xe ngựa phía trước đột nhiên thét lên. để Đức vội tiến lên kiểm tra. chỉ thấy chiếc cầu trên sông đã bị phá dỡ, mấy nghìn chiếc xe ngựa kẹt ở bên cầu không thể tiến lên. trong lòng hắn thầm kêu không ổn. đúng lúc này, mặt đất run lên nhè nhẹ. các kỵ binh chỉ vào phía nam hoảng sợ la to: “Địch quân! Địch quân giết đến rồi!”

Chí thấy ngoài ba dặm. một đội mấy vạn kỵ binh men theo bờ sông lao mạnh về phía này, để Đức đã nhận ra rồi. đây là kỵ binh Đồng La. lúc này, hậu quân cũng la to lên. quân địch vừa mới chiếm lĩnh hành cung cũng nối đuôi mà đến. giết đến theo hai hướng tây bắc, để Đức sợ đến hồn phi phách lạc, bọn họ tiến lên không được, lui lại không xong. tất cả mọi đường lui đều bị chặn hết. bọn họ rơi vào giữa vòng vây.

Lúc này, mấy nghìn mục dân đánh xe ngựa đã bỏ mặc luôn xe ngựa. ai nấy chạy đi tứ tán. một số mục dân biết bơi thì nhảy vào lòng sông, ra sức bơi ra bờ đối diện. để Đức trong tuyệt vọng chợt bình tĩnh trở lại. hắn từ từ rút chiến đao ra. chỉ vào phía bắc với lực lượng quân địch tương đối mỏng manh: “Người nào muốn sống, hãy xông vượt vòng vây phía bắc!”

Năm nghìn kỵ binh một tiếng hò hét, đều rút đao ra. hướng phía bắc liều chết giết đi...

Cuối tháng tư. Thôi Kiền Hữu dẫn quân kích phá hành cung Hồi Hột. ngăn chặn tiêu diệt năm nghìn quân Hồi Hột trú phòng hành cung, giết chết Hồi Hột tả sát đại tướng để Đức. chiếm đoạt toàn bộ tài sản của Hồi Hột ở Mạc Tây, hắn lập tức phóng hỏa thiêu hủy hành cung, nhưng lại không tiếp tục tiến ra phía đông, mà là nam hạ hội hợp với bộ tộc Cát La Lộc, chiếu theo chiến lược mới nhất của Lý Khánh An. bây giờ thời cơ triệt để đánh tan người Hồi Hột vẫn chưa chín muồi, đàn áp mà không đánh mới là sách lược tốt nhất.

Để tiêu diệt triệt để sự chu cấp tây tiến của người Hồi Hột. Thôi Kiền Hữu hạ lệnh mấy chục đội một trăm người đến các nơi thảo nguyên tiêu diệt mục dân lẻ tẻ. gặp ai đều nhất loạt giết hết không để sót ai.

Đường. Cát La Lộc. Đồng La. Sa Đà. Hiệt Kiết Tư năm bên đã kết thành liên minh phản Hồi. đem tuyến phòng ngự Hồi Hột từ Kim sơn đẩy tiến ra phía đông hơn hai nghìn dặm. chiếm cứ một vùng thảo nguyên rộng lớn.

Nha trướng Hồi Hột. từng mẫu tin tức bất lợi gần như ép đến Cát Lặc Khả hãn nổi điên, khi tin tức hành cung Hồi Hột bị địch quân thiêu hủy truyền đến. Cát Lặc Khả hãn cuối cùng đã không thể nhịn được nữa. lửa giận vạn trượng đã bùng nổ.

Hắn ở trong đại trướng gào rú lên. đem tất cả đồ dùng đều đập tan tành, tất cả vật phẩm đều bị hắn dùng kiếm chém đến loạn xạ.

“A Bố Tư! Chu Tà Cốt Đột Chi! Mưu Thích Hắc Sơn! Ta sẽ đem các ngươi băm chặt ngàn vạn lần. ta phải đem nữ nhân của các ngươi đưa đi mỗi một chiếc lều lớn ở thảo nguyên.”

Tiếng gào rú văng vẳng trong đại trướng, thị vệ và tỳ nữ của hắn đều sợ đến né đi thật xa.

“Còn quân Đường nữa!”

Cát Lặc Khả hãn chợt quay đầu. dùng kiếm chỉ vào phía nam rống to: “Cái gì huynh đệ chi bang, cái gì môi hở răng lạnh, tất cả đều là láo toét! Lý Long Cơ. để xem ngươi giao phó với ta như thế nào?”

“Người đâu!”

Hắn ném mạnh kiếm xuống đất. bình ổn lại tâm trạng một chút, nói với Thứ tướng Hạ Lộc Mạc Đạt Can nghe tin đi vào: “Ngươi đi Trường An một chuyến, đi chất vấn triều Đường. quân Bắc Đình bọn họ tiến công ta. họ phải có một lời giải thích với ta! Nếu không, ta ngựa đạp Hạ nam sơn!”

Cuộc trao đổi tù binh của quân An Tây và Đại Thực được thực hiện trên sông A Mạn núi A Lai Sơn phía bắc Cự mặt. Đây là dòng sông không lớn không nhỏ kéo dài chừng ba trăm dặm hơn. Nước sông bình ổn. không xiết, ngồi bè là có thể trực tiếp qua sông. Con sông này đã lặng lẽ chảy suốt vàn vạn năm. nhưng hôm nay, nó sẽ trở thành biên giới phía nam để chia hai nước đế quốc Đại Đường và Đại Thực.

những ngày hè đầu tiên đã đến. nơi đây đang cứ hành nghi thích trao đổi quy mô lớn. Trên mặt sông rộng gần sáu trượng. ba trăm chiếc bè đáy bằng đã xắp ngang thành hình chữ nhất kéo dài mười mấy dặm. Loại bè này không có người lái. hai bên sẽ có dây xích sắt liên với hai bên bờ, mỗi bên có sáu sợi xích dài chừng mấy mươi trượng, và nhờ vào sức người kéo xích để đưa bè về hướng bờ đối diện.

ở phía nam bên sông, mười vạn dân phu đến từ Sindh đang vác lương thực từ trên xe ngựa, và xe voi xuống. những người dân phu này đều là dân bản địa vùng Sindh. ai nấy đều không cao và da rất đen. trông nôm như những chú kiến đen cần mẫn. Bọn dân phu đang vất vả vác từng túi lương thực chất lên bè lơn. Đợi bè đã chất đầy lương thực, các dân phu bờ bắc sẽ hô to một tiếng, hàng vạn người sẽ cho kéo dây xích để đưa bè từ từ chuyền sang bờ đối diện.

ở phía bờ bắc của sông, hàng vạn người Hán di cư từ Toái Hiệp đến đây cũng đã chuẩn bị xong. Khi đoàn bè đã cặp bến. bọn họ cùng ào lên bè. bắt đầu công việc dời núi lương thực chất đóng kia xuống, đưa lên xe bỏ xe ngựa để chờ về thành Bình Dương phía núi Ba Tất về đông. Nơi ấy có ba tòa thành bảo khổng lồ do quân Đường tu kiến. Do Lý Khánh An muốn bảo vệ kho bạc vùng núi Ba Tất. và chuẩn bị tranh Thổ Hỏa La mà tu kiến để làm thành đồn binh. Hiện giờ được dùng tạm để trung chuyển lương thực.

lương thực sẽ được trừ tạm trong thành Bình Dương, sau đó sẽ vận chuyển đến Cự Chiến để, và lên bè tại đấy, đi dọc theo sông Trân Châu hà đi về hướng tây, sau đó sẽ thông qua một nhánh chi vận đến Toái Hiệp. Đây là một hạng mục công trình quy mô và phức tạp, và cả việc trao đổi tù binh bằng lương thực, song phương chí ít cũng cần thời gian vài tháng.

Hai vạn quân Đường đã được bố trí tại hai bờ sông A Mạn. Đây là đợt trao đổi tù binh đầu tiên, tổng cộng là năm vạn thạch lương thực dùng để đổi năm ngàn tù binh. Năm ngàm tu binh Khurasan đã được đưa đến. Bọn họ xếp thành hàng đứng sau cùng. tâm trạng ai ai đều kích động đợi chờ qua sông.

Vài trăm tên quan văn quân Đường đương bận bịu với việc kiểm kê số lượng lương thực, hai bên bờ tĩnh lặng vô cùng, chỉ chốc chốc lại lại vang lên tiếng hô đủ của bọn dân phu.

Lý Khánh An cười trên lưng ngựa đứng sừng trên một ngọn đổi nhỏ gần bờ sông. Ánh mắt hắn vẫn dõi theo tình hình bên kia bờ một cách phức tạp. Hắn không ngờ đối phương lại huy động cả ngàn con voi đến vận chuyển lương thực, trên lưng mỗi con đều có ba kỵ sĩ voi. Hắn nhìn thấy rất rõ, một tên sẽ điều khiển voi. hai người còn lại là cung thủ. trên mặt đều có vẽ màu ngụy trang, đó là binh sĩ địa phương của Sindh.

Hàng ngàn kỵ sĩ trên voi này hắn thật sự không ngờ đến.Trong tương lai. khi tấn công Sindh. hắn nhất định sẽ còn gặp lại đội quân này. Hắn có thể dùng hỏa dược để đối phó với đội quân này, nhưng hắn lại nghĩ ra một phương pháp cách, không những hữu hiệu mà chắc chắn còn rất thú vị. Lúc này, trong Lý Khánh An bỗng nóng ran lên. hắn chỉ ước gì ngày mai đã có thể thử xem.

Lúc này, một viên quan viên văn chức chạy đến báo cáo: “sứ quân, đợt lương thực đầu tiên mười vạn thạch lương kiểm tra đã đủ!”

Tuy Lý Khánh An và Man Tô Nhĩ đã thống nhất nguyên tắc hiệp ước trao đổi tù binh, nhưng các tiểu tiết thì vẫn phải để thủ hạ của họ tự thống nhất. Cả phương thức trao đổi tù binh, số lần trao đổi. và số người cụ thể. mỗi một chi tiết đều được xác định nhiều lần. Song phương sẽ soan thảo quy trình cụ thể, và thực hiện trao đổi đúng theo quy trình này.

Theo quy trình, khi phía Đại Thực đã trả mười vạn thạch lương thực, Đại Đường sẽ cần thích phóng một ngàn tên tù binh. Lý Khánh An gật gật đầu đáp: “có thể chấp hành theo thỏa thuận, không cần phải báo cáo với ta nữa!”

Quan văn kia lập tức quay trở lại. lớn tiếng hô: “Thích phóng đợt đầu tiên!”

Đợt tù binh đầu tiên gồm một ngàn người bắt đầu leo lên bè, chẳng bao lâu sau. trên bè đã ngồi đầy người.

Một ngàn người của đợt đầu này bắt đầu lần lượt lên bè. Chẳng mấy chốc, bè đã ngồi đầy người. Tiếng dây xích sắt vang lên keng két, nhưng dân phu bờ bên kia lại bắt đầu kéo bè về bờ nam. Bè vừa mới cập bến. một ngàn tù binh cuối cùng cũng không kiềm nén nỗi kích động trong lòng, tranh nhau xông lên bờ, có người dang tay phóng chạy, ôm chầm với binh sĩ Đại Thực bờ nam. có kẻ nằm xấp xuống đất cảm tạ chân chủ đã ban tự do cho họ.

Người cuối cùng lên bờ là tướng lĩnh Đại Thực Tề Nhã Đức tướng quân. Theo thỏa thuận song phương, hắn cũng sẽ được phóng thích trong đợt trao đổi đầu tiên này. Sau cuộc sống tù binh chiến tranh nửa năm và lao động khổ sai tại vùng mỏ. khiến Tề Nhã Đức gầy đi nhiều, râu ria mọc đầy cằm. nhưng về tinh thần thì vẫn không tồi.