Thiên Hạ

Chương 293




Thiên Hạ
Chương 293 : Lợi lộc che mắt
gacsach.com

Trung Quốc từ cổ đã là một nước quá ưa sĩ diện. Ngay vào thời của Tùy Dương đế, hoàng đế Dương Quảng vì muốn khoe khoang uy danh của Tùy triều, liền phái trọng thần Bùi Cú đến Tây Vực dùng lợi ích dụ dỗ chư Hồ vào triều. Người Hồ Tây Vực thấy có lợi ích liền lũ lượt kéo đến Lạc Dương. Dọc đường quận huyện tiếp đãi tiễn đưa. cực kỳ hao tiền tốn của. Tùy Dương đế lại hạ lệnh sẽ cho dựng sân khấu bách hí (* Môn biễu diễn nghệ thuật dân gian, tương tự như tạp kỹ bây giờ) thịnh đại trước Đoan Môn hoàng thành trong đêm thượng nguyên, chuyển để biểu diễn bách hí cho người Tây Vực xem. Dàn nhạc công đã lên đến một vạn tám ngàn người. âm vang mấy mươi dặm. đèn đuốc huy hoàng sáng rọi tựa ban ngày, kéo dài từ đêm thượng nguyên mãi đến cuối tháng mới thôi.

Người Tây Vực vào chợ Phong Đô Lạc Dương trao đổi hàng hóa, Tùy Dương đế hạ lệnh cho thương nhân trong chợ phải áo quần trang trọng tăng vẻ đẹp trong chợ, tích hàng trân quý, thương nhân trang phục hoa mỹ. cả người bán rau cũng phải trải chiếu long tu (* Loại chiếu được đan bằng cỏ long tu. thời Khang Hy nhà Thanh từng được liệt vào hạng cống phẩm của ôn Châu.), các tửu tứ lớn phải mời người Tây Vực vào ngồi, để họ tha hồ ăn uống no say mà không được phép nhận một cắc. Chẳng qua là để tạo ảo giác: Tùy triều trù phú, ăn cơm uống rượu đều không cần tiền.

Và còn hơn nữa là. cả cây cối trong chợ cũng phải dùng nhung lụa quấn lại.người Hồ không ngốc, thấy cảnh thế liền chế giễu: “người nghèo không mảnh vải che thân của Tùy triều đầy rẫy, có nhung lụa vì sao không để dân mình tự che lấy thân mà lại phải dùng để che cho cây để khoe khoan sự giàu có của mình.”

Bọn thương nhân nghe xong không cãi lại được câu nào.

Hôm nay Lý Long Cơ cũng thế, việc chư quân Đại Thực Man Tô Nhĩ cúi mình co chân quỳ lạy đã cực thỏa mãn được hão huyền trong lòng người. Khi Man Tô Nhĩ ấp a ấp úng thỉnh cầu có thể phóng thích tù binh Đại Thực, để họ được về đoàn tụ với vợ con, Lý Long Cơ và các tướng quốc lập tức sinh lòng trắc ẩn, nhận lời không một chút do dự với yêu cầu của Man Tô Nhĩ, lập tức hạ lệnh cho Lý Khánh An thích phóng tù binh. Thậm chí. họ còn xém chút quên đi hơn một ngàn tù binh Đại Đường bị bắt cóc đang ở Đại Thực, còn may là có Lý Khánh An nhắc nhở, mới khiến Lý Long Cơ nhớ ra.

Có điều Man Tô Nhĩ cũng đã mắc phải một sai lầm khiến hắn hối hận vô cùng. Trong lúc kí kết hiệp ước hòa bình song phương, hắn lại đề xuất hi vọng có thể học tập kỹ thuật làm giấy của Đại Đường, để văn hóa của Đại Đường có thể được truyền bá đến phương tây, Lý Long Cơ cũng đã nhận lời, nhưng trong lòng Man Tô Nhĩ ăn năn. Thế mà hắn lại không để xuất muốn học tập kỹ thuật chế tạo áo giáp và cung tiễn của Đại Đường. Sau đó hắn mới kịp phản ứng ra. hắn hoàn toàn có thể đường lý do là đánh Tây Đột Quyết thay cho Đại Đường để có được hai kỹ thuật quân sự này. Nhưng vì Đại Đường căn bản không xem Đại Thực bọn họ là một đại quốc bình đẳng, đối với bọn họ đây là một ân huệ. Nếu thật sự như thế, Đại Đường cực có khả năng truyền thụ hai bí kỹ quân sự này cho bọn họ.

Tiếc là hắn không để ra yêu cầu này, khiến hắn đã lãng phí mất một cơ hội ngàn năm có một này. Đợi khi nhiệt tình của hoàng đế Đại Đường hạ nhiệt, chưa chắc người đã dễ dàng nhận lời như thế.

Yến tiệc thịnh soạn cứ hành để chào đón chư quân nước Đại Thực trong Hung Khánh Cung mãi đến chiều mới kết thúc. Trong lòng Lý Khánh An đầy nực cười và giễu cợt ra khỏi Hưng Khánh Cung. Hắn không biết cái hiệp hữu hảo do Đại Đường tả tướng Trần Hi Liệt đích thân ký tên, Đại Đường hoàng đế Lý Long Cơ đích thân đóng dấu ấn chương kia sẽ duy trì được bao lâu? Cho dù người Đại Thực không muốn hủy hiệp ước. nhưng đích thân Lý Khánh An hắn cũng sẽ tự tay xé nát nó.

Xe ngựa từ từ ung dung thả mình trên phố phường Đại Đường. Lý Khánh An nửa tựa vào nệm trên xe nhắm mắt dưỡng thần. Lúc này, hắn bỗng nghe mấy tên thân vệ đang khẽ giọng bàn luận về việc Đại Đường ân chuân việc thích phóng tù binh chiến tranh.

“phải dễ dãi như thế thế bỏ bọn chúng đi ư? Thế thì dễ dàng cho bọn chúng quá. thật không biết nên nói năng thế nào với các anh em đã trận vong trên chiến trường đây?”

“Đúng thế! Bọn quan văn trong triều đình quá yếu lòng, ai ai cũng chỉ giả vờ thanh cao. Thánh thượng cũng có phần lão hồ đồ, dễ dàng nhận lời cho phóng thích, chí ít cũng phải để bọn chúng lấy tiền chuộc về mới được chứ!”

Lý Khánh An vỗ “Đùng! Đùng” hai nắm lên vách xe, ngay lập tức bên ngoài liền yên tĩnh trở lại. Trong lúc Lý Long Cơ trách lệnh hắn thả tù binh trận chiến với Đại Thực, Lý Khánh An hoàn toàn không để xuất ý kiến phản đối gì. Trong tình cảnh ấy, hắn không thể nào làm Lý Long Cơ mất hứng. Có điều hắn cũng không thể dễ dàng buông tha cho hai vạn tù binh của Đại Thực. Cũng vẫn là câu nói cũ. quyền quyết định thả người hay không thả nằm trong tay của Lý Long Cơ, nhưng thả như thế nào lại là Lý Khánh An quyết định. Không lẽ dễ dàng thả người thế ư? Man Tô Nhĩ có vẻ nghĩ sự tình quá giản đơn.

Xe ngựa ra khỏi Minh Đức Môn. lúc này Lý Khánh An mới bỗng nhiên nhớ đến những người dân tỵ nạn mình gặp lúc sáng. Hắn kéo rèm xe nhìn về phía xa xa. chỉ thấy trên khoảng đất trống ngoài vài dặm kia đã có vài trăm lều trại được dựng lên.giữa các lều trại có vài lều tiếp cháo lớn.Trước lều được xếp hàng rồng rắn. Lúc ban sáng chỉ có chừng vài ngàn người. giờ xem tình hình đã lên được hơn vạn người.

Lúc này. hắn bỗng nhìn thấy vài người cưỡi ngựa phóng đến, đó chính là Thôi Quang Viễn huyện lệnh huyện Trường An. Hắn cũng nhìn thấy đoàn người của Lý Khánh An. vội phóng lên.

Sau lần ngộ hội tại doanh trại lần trước, Thôi Quang Viễn bèn bắt đầu nuôi giấc mộng đến An Tây làm quan. Hắn hiện nay là huyện lệnh của huyện Trường An. nếu đến An Tây, hắn chí ít có thể làm một thích lại, và nếu may mắn, nói không chừng còn có thể làm một hạ châu đô đốc. Nguyện vọng lớn nhất bình sinh của Thôi Quang Viễn chính là tòng quân làm đại tướng. Vào lúc niên thiếu hắn đã là tên phản nghịch trong Thôi gia, thích đấu đá đánh nhau, còn là du hiệp(* Từ dùng để chỉ lưu manh đầu đường xó chợ thời Đường)khét tiếng của Trường An. Sau này nhờ vào gia tộc mà được đến Kiếm Nam làm quan, không được bước vào con đường quân mà lại làm một quan văn.

Bây giờ hắn đến nương tựa Lý Khánh An, hắn cũng bắt đầu nuôi giấc mộng đại tướng quân. Thôi Quang Viễn phóng nhanh ngựa lên trước mặt Khánh An bèn nhảy phóc xuống ngựa thi lễ nói: “Tham kiến đại tướng quân!”

Lý Khánh An cười cười hỏi: “Thôi sứ quân, việc an trí cho dân vùng gặp nạn thế nào rồi?”

“Hồi bẩm đại tướng quân,hiện nay dân vùng nạn khu Hà Đông đã đến một vạn tám ngàn người. nghe nói còn có lượng lớn dân tỵ nạn đang lũ lượt kéo đến Trường An. Trước mắt huyện Trường An và huyện Vạn Niên mỗi huyện quản một phương.Phía ty chức đã thu nạp gần một vạn nạn dân. Sáng nay vừa bắt đầu cứu trợ cháo, đến nay đã là đợt thứ hai. Ty chức ước chừng sẽ có khoảng mười vạn dân tỵ nạn đến Trường An. ”

“Lương thực đủ chứ"’ Lý Khánh An lại hỏi.

“Lương thực chắc chắn không đủ, trong kho quan huyện Trường An còn ba vạn thạch lương thực, nhưng Tiên Vu Kinh Triệu duẫn chỉ cho phép bọn ty chức động ba ngàn thạch, nói là phải chung dụng quân lương, không cho phép bọn tỵ chức chức tự tiện cứu tế. Bọn tỵ chức đương định thượng thư với Thánh thượng. cầu xin Thánh thượng đồng ý mở kho cứu trợ.”

Đây quả thực là việc lưỡng nan, Lý Khánh An không nghĩ kết quả thượng thư sẽ khả quan. Lý Long Cơ quyết tâm khai chiến, những người dân gặp thiên tai này người căn bản không lo đến được. Lý Khánh An ngẫm nghĩ một lúc liền nói: “Ta cho các ngươi một chủ ý. đi phát động để phú hộ Trường An lập lều cứu tế cháo, chắc sẽ có người vì một chứ danh sẵn sàng đồng ý. Còn nữa. ta còn có một trang viên ở Vị nam huyện. Hai năm nay đã tích được khoảng tám ngàn thạch lương, số lương thực này ta hoàn toàn giao cho ngươi dùng để cứu tế. Ngoài ra, người đi phường quỹ Tụ Hải Hàng tại chợ Đông rút ba ngàn quan tiền, cứ nói đây là mệnh lệnh của ta, và cũng dùng toàn bộ số tiền này đi mua lương thực để cứu tế.”

Thôi Quang Viễn nghe xong rất ư là kinh ngạc. Cứ tính theo giá thị trường, gạo thô rẻ nhất một đấu cũng đã mất khoảng sáu mươi văn tiền, vậy ba ngàn quan tiền này đã có thể mua được năm ngàn thạch gạo thô dùng để cứu tế. Vậy cũng có nghĩa là một mình Lý Khánh An đã bỏ ra một vạn ba ngàn thạch gạo. Đây quả thật là một khoảng tiền không ít. Hắn thật sự rất cảm động, vội cảm kích nói: “Cảm tạ tiền quyên góp của đại tướng quân. Có số lương thực này có thể giúp ty chức chóng chọi thêm một thời gian rất dài.”

“Ngươi không phải khách sáo, ngoài ra, ta còn có một việc cần ngươi giúp đỡ.”

“Xin đại tướng quân cứ tự nhiên căn dặn.”

Lý Khánh An trầm ngâm một lúc liền nói: “Ta ngoài ra có thể mua thêm một vạn thạch lương thực, nhưng có điều một vạn thạch lương thực này không phải dùng để cứu tế, mà để ngươi dùng để chiêu mộ một vạn hộ dân từ số dân gặp thiên tai này giúp ta tự nguyện đi An Tây định cư. số lương thực này có thể dùng để ăn trên đường đi. Ngoài ra, mỗi hộ gia đình ta sẽ cho thêm một quan tiền. Ngươi cứ nói với bọn họ, sau khi đến An Tây sẽ ắt có quan viên đến tiếp ứng.”

Thôi Quang Viễn cũng biết việc triều đình sẽ dời ba mươi vạn hộ dân Trung Nguyên đến An Tây. Nếu triều đình cũng đã đồng ý, vậy hắn có thể thay Lý Khánh An thực thi việc này. Có điều, một vạn hộ dân gặp thiên tai này thì đã gần sáu vạn người. đoán chừng không nhiều người nguyện ý đi An Tây đến thế.

Thôi Quang Viễn có phần khó xử nói: “Ty chức sợ rằng sẽ không có nhiều hộ dân vùng gặp nạn đến thế, một vạn hộ quá nhiều.”

“Không sao, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, ta ắt sẽ lệnh thêm cho người đến hỗ trợ ngươi, và còn phải giải thích rõ lợi ích khi đến An Tây cho những người dân này biết.”

Nói đến đây, Lý Khánh An thấy thân binh bên cạnh có vẻ như muốn nói nhưng lại thôi, hình như có việc gì cần phải bẩm báo.

Hắn liền quay sang nói với Thôi Quang Viễn: “Vậy ngươi cứ đi lo những việc này trước đã, cụ thể ta sẽ an bài người để liên hệ với ngươi sau.”

Thôi Quang Viễn thi một lễ với hắn xong bèn xin cáo từ. Đoi khi hắn đã đi xa, Lý Khánh An mới quay đầu hỏi thân binh của mình: “Có việc gì ư?”

“Hồi bẩm đại tướng quân. Thường đông chủ chủ của Nhiệt Hải Cư nói có việc quan trọng muốn bẩm báo đại tướng quân.”

“Thường Tiến?” Lý Khánh An hơi ngỡ ngàng, hắn lại có việc gì nữa ư?

“Đưa hắn đến đây!”

Một chốc sau, Thường Tiến bèn được dẫn vào. Hắn vừa gặp Lý Khánh An đã vội nói: “Sứ quân, trưa hôm nay ta vừa phát hiện một bí mật của người Đại Thực.”

“Bí mật ư? Là gì?”

“Có quan viên triều đình muốn bán tin bí mật quân sự cho người Đại Thực.”

...

Dương Vượng suy ngẫm cả một đêm dài, trước sức quyến rũ của những nén vàng óng ánh kia. hắn cuối cùng cũng quyết định liều mình một phen, đem kỹ thuật chế tạo áo giáp và kỹ thuật chết tạo cung tiễn tiên tiến nhất hiện nay bán cho người Đại Thực.

Theo lý, Dương Vượng là con trai của Dương Thiểm. một trong “Ngũ Dương" Trường An. trong nhà không thiếu tiền bạc châu báu, nhưng hắn là người không bao giờ chê tiền của mình quá nhiều. Dù trong nhà đã gia tài vạn quan, nhưng vàng của người Đại Thực vẫn khiến hắn khó mà tự kiềm chế mình được.

Chỉ mỗi thuật làm giấy hắn đã kiếm chác được hai trăm lượng hoàng kim. Mà đây chẳng qua chỉ là một nửa, một nửa còn lại sau khi thành sự sẽ được trả nốt. nhưng sáng hôm nay Dương Vượng vừa nhận được một tin. Thánh thượng đã đồng ý truyền thụ thuật làm giấy cho người Đại Thực. Vậy cũng có nghĩa là một nửa hoàng kim còn lại của hắn sẽ mất tong, nói không chừng người Đại Thực kia còn đòi lại hai trăm lượng hoàng kim đã vào tay hắn hôm trước. khả năng này quả thật rất lớn.

Để bảo vệ hai trăm lượng hoàng kim trong tay mình, để có thể có được nhiều của cải châu báu hơn, Dương Vượng cuối cùng quyết định bán kỹ thuật làm giáp và kĩ thuật chế cung tiễn mà bọn người Đại Thực vẫn thèm khát bấy lâu nay cho họ.

Vào lúc giữa trưa, hắn đã tìm đến Tái Nghĩa Phu một trog ba phó sứ của sứ đoàn người Đại Thực đang dùng cơm tại tửu tứ Nhiệt Hải Cư ở phụ cận chợ Tây. Hắn đã gợi ý với Tái Nghĩa Phu mình có thể lấy được kỹ thuật chế tạo áo giáp và chế tạo cung tiễn cho họ. Tái Nghĩa Phu mừng rỡ, hắn lập tức biểu thị có thể dùng một ngàn lượng hoàng kim để mua hai kỹ thuật này của Dương Vượng, hơn nữa. hắn còn hứa nếu có thêm công thức chế tạo hỏa lôi. hắn có thể trả thêm hai ngàn lượng hoàng kim.

Một người lượng hoàng kim đã là một vạn quan tiền, nếu số vụ làm ăn này có thể thành thực. Dương Vương hắn sẽ có thể có ba ngàn lượng hoàng kim vào tay. Ba vạn quan tiền! Dương Vượng chỉ nghĩ đã mừng muốn ngất đi, nếu thật sự có thể kiếm được ba vạn quan tiền, cho dù bảo hắn bán lão tử của mình cho người Đại Thực, hắn cũng tuyệt không chau mày một cái.

chỉ tiếc rằng trên đời này tai vách mạch rừng, cách tường có tai. Giao dịch của bọn chúng đã bị Hồ cơ hầu rượu ở bên cạnh nghe xong và kể lại đầu đuôi với đông chủ Thương Tiến.

Kỳ thực ý thức bảo mật của Đại Đường không cao. Sớm tận lúc cuối đời Tùy trước đây. vì Trung Nguyên đại loạn, có không ít người Hán đào tẩu đến Đột Quyết tránh nạn. và cũng mang kỹ thuật chế tạo cung tiễn của Trung Nguyên truyền cho người Đột Quyết, để kỹ thuật chế tạo cung tiễn của người Đột Quyết tiến bộ không ít. Và hơn nữa trong dân gian, quan phủ nhà Đường cũng không nghiêm cấm việc dân chúng chế tạo cung tiễn. Nhà Đường thịnh võ thành tục, việc dân chúng khoát kiếm đeo cung hành tẩu giang hồ là việc nhiều vô số kể, bất kỳ một cửa tiệm rèn nào hoặc thiết trượng cũng có thể học được kỹ thuật chế tạo cung tiễn.

nhưng thứ người Đại Thực cần không phải kỹ thuật chết tạo cung tiễn hoặc đao kiếm thông thường. Sau khi Tái Nghĩa Phu mang bản vũ binh khí tinh tế của quân Đường mà họ đoạt được trên trường cho Dương Vương, Dương Vượng mới lập tức hiểu ra. Thứ người Đại Thực cần là kỹ thuật chế tạo giáp quang minh khải và quân nỏ. Đấy là thứ dân gian không có, chỉ có quan phủ mới có. Hơn nữa thuật chế tạo cung nỏ và áo giáp trình độ cao nhất đại diện của Đại Đường chỉ được bảo tồn trong Vệ úy Tự. Quân Khí giám và phủ của các Tiết độ phủ lớn.

Chiều hôm đó, Dương Vượng đã tìm ra Vũ khí sở lệnh Vệ úy tự Triệu Hâm. Vũ khí sở phụ trách thu thập nhưng binh khí mà binh sĩ dùng khi xuất chinh. Sở lệnh chỉ là một chức quan bát phẩm nhỏ như hạt đậu xanh. Chức quan tuy rất nhỏ, nhưng điều Dương Vương muốn có, Triệu Hâm này lại có thể mang đến cho hắn.

Triệu Hâm chẳng qua là một quan nhó tầm thường, không có gia thế bối cảnh gì đặc biệt, và cũng chẳng phải xuất thân từ kỳ thi khoa cử gì. Hắn là do lại chuyển thành quan chính thức, năm nay đã quá tuổi năm mươi, chức tiểu quan bát phẩm này đã là đỉnh điểm của hắn. trong tháng ngày sắp đến cũng chẳng còn cơ hội thăng tiến gì.

Triệu Hâm có ba người con trai, hai người con trai đầu đã thành hôn và ngốn hết tiền dành dụm cả đời của mình, đã thế còn nợ nần chồng chất. Mắt thấy cũng sắp đến ngày con trai út phải thành hôn. trong nhà thật sự không còn dư được đồng nào, dù có muốn vay cũng chẳng còn ai chịu cho hắn vay nữa. Không những thế, bọn chủ nợ nghe nói con trai út của hắn sắp thành hôn. e sợ hắn sẽ lại vay nặng lãi. bèn hai ba ngày lại đến ép hắn phải trả nợ, khiến hắn phải sứt đầu mẻ trán đỡ không nổi.

Hai người con đã thành hôn của Triệu Hâm đều là kẻ vô tích sự. đều chỉ làm người giúp việc cho người khác, kiếm chút tiền xương máu nuôi vợ nuôi con. cũng chẳng gánh vác gì được cho hắn.

Cậu con trai út cũng chẳng học hành chỉ. suốt ngày ăn không rồi nghề, lông bông đầu đường xó chợ, trộm gà cướp chó, đánh nhau gây sự. Nương tử lại thân thể lắm bệnh. Hắn cùng nương tử. và cậu con trai út cũng chỉ dựa vào khoảng ít ỏi của ruộng công chức trợ cấp qua ngày, ngoài ra khi đem binh khí bị hư hại đi thiêu hủy, sẽ giữ lại vài cái trong kho, sau đó đem chúng đi bán để được chút tiền mọn.

Điều mà mỗi năm Triệu Hâm mong đợi nhất chính là cuối năm được phát gạo bổng lộc. Số gạo này có thể giúp cuộc sống hắn được khá khẩm hơn trong một thời gian, nhưng điều khiến Triệu Hâm thỉu não vô cùng đó là hiện nay đã là trung tuần của tháng hai năm Thiên Bảo thứ mười một. Đáng lý hai tháng trước đây hắn đã được nhân gạo bổng lộc của năm Thiên Bảo thứ mười, nhưng đến nay vẫn chẳng thấy tông thấy hơi đâu. khiến cho cả một đám quan lại nhỏ này lòng người hoang mang. Nghe đồn rằng kho phủ triều đình trống rỗng, lại sắp có chiến dịch mới, căn bản không có gạo để phát cho bọn họ. Mọi người trong lòng đều thổn thức bất an. ai cũng không còn tâm tư xử lý việc chính vụ. Nhất là Triệu Hâm áp lực lại càng lớn hơn. Qua ba ngày nữa hắn đã phải tặng lễ vật cho đằng nhà gái. nhưng hắn nhà nghèo, chỉ có mỗi bốn vách tường, đào đâu ra tiền mà tặng lễ.

Tiếng chuông hạ triều vừa quan lên. các quan lại lại lũ lượt đóng cửa đóng kéo cửa sổ chuẩn bị về nhà. Triệu Hâm cất chìa khóa vào người, tâm sự trùng trùng chuẩn bị ra khỏi cửa.

“Lão Triệu, đi uống một ly chứ?” Lão Tôn trấn thủ Cung sở lệnh gọi với lại từ giữa sân.

“Hắn còn có tiền để mà đi uống rượu nữa ư?”

Mắt Triệu Hâm sáng lên. vội xong đến cửa nói: “Lão Tôn. ta có việc này muốn thương lượng với ngươi một chút!”

“Không có! Không có! Tiền thì ta không có đâu!”

Lão Tôn hoảng quá vội quay lưng bỏ chạy. Trước cửa việc còn xém tông vào mình một người khác. Triệu Hâm lại cúi đầu thất thểu đi về. Bọn người này ai ai đều đều sợ hắn như hổ báo, chỉ vay tiền thôi mà làm gì khó khăn thế?

Lúc này.hắn thấy trong sân có một người đi đến. trông có vẻ tuổi vẫn còn trẻ. và phảng phất hơi quen quen, liền hỏi: “Đã hạ triều rồi. có việc gì ngày mai hẳn đến!”

Người đến đó chính là Dương Vương, hắn đã vòng vo dò ra được tình hình túng quẩn của Triệu Hâm. Đây là một cơ hội của hắn.

“Triệu sở lệnh, tại hạ là Dương Vượng Điển khách sở lệnh của Hồng Lư Tự, có chút việc này muốn nhờ Triệu sở lệnh giúp đỡ.”