Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 874: Rút củi dưới đáy nồi 1+2




Tổng quản, ty chức nghe nói Lai Hộ Nhi ở Tây Lương tranh đoạt binh quyền với Tiêu Tiển. Đây không phải chuyện mà một vị thần tử trung thành nên làm. Dã tâm của người này thật lớn, tổng quản vẫn nên đề phòng một chút. Dương Nguyên Khánh lắc lắc đầu nói: - Trước khác nay khác, Lai Hộ Nhi ở Tây Lương cướp đoạt quân quyền, là vì tự bảo vệ mình. Tiêu Tiển là người lòng dạ hẹp hòi, khó có thể bao dung người khác. Vả lại lòng nghi kỵ của y rất nặng, các đại tướng dưới trướng của y nếu lập công lớn, chắc chắn sẽ bị y tiêu trừ. Một vị chủ công như vậy, thử hỏi có mấy người thủ hạ có thể hiệu lực vì y? Nói đến đây, Dương Nguyên Khánh lại vỗ vỗ bả vai của La Sĩ Tín nói: - Một vị Đại tướng có trung thành hay không, cũng không phải ở bản thân vị Đại tướng đó. Mà là ở thủ đoạn và thành ý của quân chủ. Ta lấy sự thành tâm thành ý đối đãi với Lai Hộ Nhi, lấy chế độ nghiêm mật của quân đội, khiến cho ông ta không có cơ hội nắm giữ binh tự lập. Ông ta tất nhiên sẽ trung thành và tận tâm. Cũng như năm đó ông ta trung thành với Dương Quảng. Ngươi không cần phải quá lo lắng… Năm ngày sau, đúng như lời của Lai Hộ Nhi phán đoán, gió tây đã thổi tới. Thời khắc xuất binh đã đến.. mà các đồ quân nhu vật tư từ Thái Nguyên đã toàn bộ chuyển tới. Trưa ngày hôm nay, quân Tùy cử hành nghi thức xuất binh. Chém đầu gà tế cờ, ba mươi nghìn binh lính tinh nhuệ của triều Tùy bắt đầu lục tục lên thuyền. Quân đội bao gồm năm nghìn kỵ binh, ba nghìn trọng giáp bộ binh, ba nghìn cường nỏ binh. Ngoại trừ trọng giáp kỵ binh không đi theo, toàn bộ quân tinh nhuệ đều đi theo Dương Nguyên Khánh xuất chinh. Ngoài ra, còn có một số lượng lớn vũ khí công thành hạng nặng, cùng với dầu hỏa, lương thực, vật phẩm thiết yếu. Một nghìn một trăm thuyền lớn hợp thành một đội quân viễn chinh có quy mô khổng lồ. Riêng nhóm chèo thuyền đã có hai mươi nghìn người. Cùng với ba mươi nghìn quân sĩ, tổng cộng là hơn năm mươi nghìn người tham gia lần viễn chinh Triều Tiên lần này. Thuyền buồm nhiều như mây, cột buồm mọc lên như rừng. Cờ lớn tung bay trước gió. Dương Nguyên Khánh đứng trên soái thuyền lớn nhất. Xuất chinh sắp tới, nhìn thấy sắc trời và sắc nước cùng một màu, trong lòng của hắn không khỏi tuôn ra khí thế vạn trượng. Lúc này, Lai Hộ Nhi bước nhanh đến phía trước, quì một gối xin chỉ thị: - Khởi bẩm tổng quản, toàn bộ chiến thuyền đã chuẩn bị xong, mời tổng quản hạ lệnh. Dương Nguyên Khánh gật đầu, trầm giọng ra lệnh: - Đội thuyền xuất phát! Một tiếng trống trận vang lên, buồm chính của soái thuyền được kéo lên. Cánh buồm phấp phới, con thuyền chậm rãi đi về hướng đông. Từng thuyền từng thuyền một theo đó cũng khởi động. Đội thuyền kéo dài tới trăm dặm, trung trùng điệp điệp đi về hướng đông… Từ cửa g Lộ Thủy đi đến án đảo Triều Tiên cũng không phải rất xa. Đầu tiên là qua vịnh Bột Hải, từ eo biển Bột Hải lái vào Đông Hải. Lại đi về hướng đông bắc mấy ngày là tới bán đảo Triều Tiên. Nếu thuận gió, chỉ cần bảy tám ngày là tới. Chiều ngày hôm sau, đội thuyền đã đi qua eo biển Bột Hải. Dương Nguyên Khánh đứng ở mép thuyền, nhìn về chấm đen ở phía bắc. Chấm đen kia chính là phía nam của bán đảo Liêu Đông. Lúc này bán đảo Liêu Đông còn nằm trong sự khống chế của Triều Tiên. Lai Hộ Nhi chậm rãi đi lên phía trước, chỉ về bán đảo phía xa nói: - Bên kia là thành Tất Xa. Năm đó ty chức suất quân tấn công thành Tất Xa, vốn định đem bán đảo Liêu Đông trở thành lãnh thổ của Đại Tùy. Nhưng quân Tùy lúc đó đã nỏ mạnh hết đà. Tiên đế cũng không còn tâm tư tái chiến Triều Tiên. Nhận được thư đầu hàng của đối phương, liền rút quân về Trung Nguyên. Thành Tất Xa cũng bị quân Triều Tiên cướp đi. Bán đảo Liêu Đông cuối cùng trở thành một giấc mộng. Nói tới đây, Lai Hộ Nhi thở dài một hơi. Trong mắt thấp thoáng phiền muộn. Ánh mắt của Dương Nguyên Khánh cũng không có tập trung ở bán đảo Liêu Đông. Hiện tại trọng điểm chiến lược của Đại Tùy là ở Trung Nguyên. Lần viễn chinh Triều Tiên này cũng chỉ là một con cờ để khống chế Trung Nguyên. Bây giờ nói đến việc khống chế bán đảo Liêu Đông còn hơi sớm. - Lai tướng quân đối với lần xuất chinh này, có bao nhiêu phần nắm chắc? Dương Nguyên Khánh quay đầu lại cười hỏi ông ta. Lai Hộ Nhi thu hồi lại suy nghĩ, trầm tư chốc lát nói: - Nếu điện hạ muốn diệt vong Triều Tiên, chỉ dựa vào ba mươi nghìn quân còn chưa đủ. Nhưng nếu chỉ muốn tấn công Bình Nhưỡng, hẳn là có thể làm được. Mấu chốt chính là phải trước khi chủ lực của quân Triều Tiên tới, kịp thời rút lui. Lo lắng duy nhất của ty chức chính là quân chủ lực của Triều Tiên… Trong khoang thuyền đặt một cái sa bàn chế tác đơn giản, chủ yếu là đường biển vùng Bình Nhưỡng, một số dãy núi và thành trì chủ yếu, trên sa bàn cũng bao gồm thành Quốc Nội. Lai Hộ Nhi nhặt cành củi khô chỉ về hướng thành Quốc Nội: - Từ thành Quốc Nội tới Bình Nhưỡng khoảng một trăm hai mươi dặm, kỵ binh đi một ngày thì có thể tới nơi. Đến lúc đó trong ứng ngoại hợp với quân Triều Tiên, binh lực gấp mấy lần chúng ta, bất lợi cho chúng ta công thành. Dương Nguyên Khanh trầm tư chốc lát nói: - Trải qua ba lần chinh chiến với triều Tùy, thực lực quân Triều Tiên tổn thất lớn. Cái gọi là chủ lực cũng chỉ hơn trăm ngàn người, ba chục ngàn tinh nhuệ của ta không không sợ, cũng dám đánh với chúng một trận. Lai Hộ Nhi cười khổ một tiếng: - Điện hạ, vấn đề là người Triều Tiên sẽ không liều chết mà đánh, bọn chúng sẽ quấy phá công thành, có lẽ đi phá thuyền chiến của chúng ta. Hơn nữa bọn họ sẽ kéo dài một trận chiến từ nửa năm đến một năm, quân Tùy kéo dài không nổi đâu! Người Triều Tiên xưa nay dũng mãnh, một khi quân Tùy muốn chinh phục bọn họ, bọn họ nhất định sẽ toàn dân làm binh, cùng nhau phản kháng. Mà ba chục ngàn quân đội muốn diệt vong một quốc gia, khả năng thật sự không lớn, binh lực còn quá ít, trăm ngàn đại quân có lẽ được. Dương Nguyên Khánh gật đầu: - Ta quả thật không có thời gian kéo dài ở Triều Tiên. Lần này chinh phục Triều Tiên chỉ có thể xem là tập kích bất ngờ, nhiều nhất một tháng, chúng ta nhất định trở về Hà Bắc. - Nhưng... Lai Hộ Nhi lo lắng nói: - Quân chủ lực Triều Tiên làm sao đối phó, chúng ta phải suy tính phương án tốt. Dương Nguyên Khánh khẽ mỉm cười: - Phương án ta đã suy nghĩ xong rồi, Cái Tô Văn nhất định sẽ phối hợp quân Tùy hành động. Lai Hộ Nhi ngạc nhiên, y không biết thâm ý câu nói này của Dương Nguyên Khánh. …. Thành Quốc Nội Triều Tiên ở bờ sông Áp Lục phía bắc, cách đô thành Bình Nhưỡng khoảng hơn một trăm dặm, cách Liêu Thủy không tới trăm dặm, là thành chiến lược trọng yếu bắc bộ của Triều Tiên. Thành Quốc Nội cũng là phong địa của gia tộc quyền thần Uyên thị. Lúc triều Túy ba lần chinh phạt Triều Tiên, quân đội do Uyên Thái Tộ khống chế không dốc toàn lực đánh, mà là do quân đội của vua Triều Tiên ra sức chiến đấu, làm cho vương quân tổn thất nghiêm trọng, hơn trăm ngàn đại quân chỉ còn lại không tới ba ngàn người. Sau chiến dịch Triều Tiên kết thúc, thế cục trong nước Triều Tiên càng xảy ra biến hóa vi diệu. Quân đội của gia tộc Uyên thị khống chế thành quân chủ lực Triều Tiên. Tự nhiên mà vậy, Uyên Thái Tộ thực lực quá mạnh trở thành người cầm quyền chân chính Triều Tiên. Nhưng Uyên Thái Tộ dù sao cũng khá điềm đạm, rất nhiều chuyện đều giữ kín không tiết lộ. Mặc dù nắm đại quyền, nhưng y giữ đầy đủ sự tôn trọng với vua Triều Tiên. Hơn nữa thần tử Triều Tiên cũng phần lớn trung thành với vua Triều Tiên. Bình Nguyên Cao Nguyên cũng có đủ uy quyền, bố cục quân trên tướng dưới cũng không hoàn toàn bị đánh vỡ. Nhưng từ mùa đông năm ngoái tới mùa xuân năm nay trong mấy tháng ngắn ngủi, Triều Tiên xảy ra hai chuyện lớn, đủ nghiêm trọng ảnh hướng tới thế cuộc chính trị của Triều Tiên. Một là, lúc thu đông năm ngoái vua Triều Tiên Cao Nguyên chết bệnh, do Cao Kiến Vũ kế thừa vương vị. Cao Kiến Vũ chưa được ba mươi tuổi, kinh nghiệm nông cạn. Mặc dù có một nhóm đại thần trung thành với y, nhưng y cũng không có quyền uy giống như vua Cao Nguyên trước đó. Tiếp theo là trong chiến dịch mùa xuân Liêu Đông, Tể tướng Uyên Thái Tộ bị quân Tùy bắt làm tù binh. Con trai của Uyên Thái Tộ là Uyên Cái Tô Văn kế thừa quân quyền và địa vị tướng quốc của phụ thân. Nhưng Cái Tô Văn dã tâm bừng bừng không kín đáo giống như phụ thân, dùng thủ đọan mềm dẻo đoạt lấy quyền lực. Cái Tô Văn không phải, gã bộc lộ tài năng, chuyện đầu tiên làm là thành lập một đội quân đưa tin, chính vụ tấu chương mỗi ngày từ Bình Nhưỡng tới thành Quốc Nội đều do gã phê duyệt. Cứ như vậy trong nước Triều Tiên trên thực tế xuất hiện hai trung tâm chính trị, một ở Bình Nhưỡng, một ở thành Quốc Nội. Việc làm này của gã làm các triều thần vô cùng bất mãn, đều trách cứ thói kiêu ngạo ngang ngược của gã. Mà đáp lại của Cái Tô Văn là ngầm giết Vương thúc Cao Toàn phản đối lợi hại nhất, dùng triều thần giám thị Triều Tiên do gã sáng lập, liền ám sát năm sáu đại thần phản đối gã. Trong lúc nhất thời, trên dưới Triều Tiên người người cảm thấy bất an, không có ai dám công kích Cái Tô Văn. Nhưng người hận gã thấu xương lại càng nhiều, rất nhiều đại thần cũng bắt đầu mua chuộc sát thủ chuẩn bị xuống tay với gã. Cái Tô Văn cũng sợ bị ám sát, mấy tháng nay gã dứt khoát không đi Bình Nhưỡng nữa, bèn ở trong thành Quốc Nội. Chiều hôm nọ, ngoài thành Quốc Nội xuất hiện một đội người ngựa, ước chừng hơn trăm binh lính Triều Tiên đang hộ vệ mấy người bộ dạng như quan văn triều Tùy. Từ cử chỉ thong dong của bọn họ, thì có thể đoán ra mấy người này là sứ giả của triều Tùy. Sử giả dẫn đầu chính là Tạ Tư Lễ, sau khi y ở quận Cửu Giang khuyên bảo Lai Hộ Nhi, lại nhận được mệnh lệnh mới của Dương Nguyên Khánh, ngựa không dừng vó đuổi tới Liêu Đông. Trong phương án cướp lấy tài nguyên Triều Tiên của Bùi Củ đề ra, có hai quân cờ quan trọng. Một quân cờ là Lai Hộ Nhi am hiểu thủy chiến, thông thuộc Triều Tiên, một quân cờ khác chính là Uyên Thái Tộ. Hai quân cờ này trực tiếp liên quan tới thành bại của sách lược Triều Tiên của Dương Nguyên Khánh. Hôm nay Tạ Tư Lễ tới, liền muốn bài bố quân cờ Uyên Thái Tộ này. Đoàn người đi tới dưới thành, binh lính Triều Tiên dẫn đầu cao giọng nói: - Xin chuyển lời cho Đại tướng quân, sứ giả triều Tùy từ Liêu Đông đến. Tạ Tư Lễ cũng đi lên, cao giọng hét lên đầu thành: - Nói cho Cái Tô Văn biết, ta họ Tạ, gọi là Tạ Tư Lễ! …… Trong khoảng thời gian này Cái Tô Văn có chút phiền não. Mấy ngày trước gã nhận được một tin tức, triều Tùy chuẩn bị thả phụ thân Uyên Thái Tộ của gã về, điều này quả thật làm gã lo lắng tiều tụy. Bởi vì việc bất ngờ bị bắt của Uyên Thái Tộ làm cho trong gia tộc Uyên thị mở ra một trạnh tranh đoạt binh quyền, chủ yếu là tranh đoạt với hai vị thúc phụ của Cái Tô Văn. Cái Tô Văn cũng không chiếm ưu thế, cuối cùng dưới sự ủng hộ của mấy bộ hạ cũ của phụ thân, mới cướp được quân quyền, trở thành người kế thừa Mạc Ly Chi của phụ thân. Mạc Ly Chi (chỉ người có đủ quyền chấp chính) là tên một loại quan chức, cũng chính là Tể tướng của vương triều Trung Nguyên. nhưng loại kế thừa của Cái Tô Văn cũng không được bền chắc cho lắm. Một là vua Triều Tiên tới nay không có chính thức thừa nhận địa vị thừa kế pháp định của gã. Dựa theo quy định thừa kế Mạc Ly Chi của Triều Tiên, nhất định phải chờ sau khi đời trên Mạc Ly Chi chết, đời dưới mới có thể kế thừa. Hoặc đời trên Mạc Ly Chi chính thức từ chức với vua Triều Tiên, vua Triều Tiên với có thể bổ nhiệm đời sau. Hết lần này đến lần khác bất ngờ bị bắt của Uyên Thái Tộ làm việc kế thừa Mạc Ly Chi treo ở không trung. Mặt khác, oán hận của Cao Kiến Vũ đối với Cái Tô Văn cũng làm y tuyệt không muốn giao chức Mạc Ly Chi cho Cái Tô Văn. Chính là ảnh hưởng của hai phương diện này, làm Tô Cái Văn không thể danh chính ngôn thuận, chỉ có thể dựa vào cường quyền thay cha hành sử chức Mạc Ly Chi. Chính là nguyên nhân này làm Cái Tô Văn trong lòng thật sự lo lắng, một khi phụ thân trở về, quân quyền của gã còn giữ được không? Quyền lực là một loại thuốc độc ngọt ngào, làm cho mỗi người nếm được vị tuyệt hảo của nó, đều không có cách nào tự kìm chế. Cái Tô Văn cũng là như vậy, cuộc sống cầm quyền hơn nửa năm làm gã đã không thể bỏ quyền lực trong tay. Cho dù là phụ thân tác quyền, gã cũng không muốn giao ra đại quyền trong tay. Cái Tô Văn đã phái ra hai tên sát thủ đi vào Thái Nguyên, ý đồ giết chết phụ thân trong nhà lao. Nhưng hai tên sát thủ cuối cùng không tìm được chỗ Uyên Thái Tộ bị nhốt, đành từ bỏ mà thôi. Lúc này Cái Tô Văn đã được tin tức của Liêu Đông, phụ thân của gã đã tới quận Yến chuẩn bị trao đổi với Triều Tiên bất kỳ lúc nào. Việc này khiến Cái Tô Văn vô cùng lo lắng, gã chỉ dám phái người đi Thái Nguyên ám sát phụ thân, sau đó vu oan cho triều Tùy. Nhưng sau khi phụ thân vào Triều Tiên gã lại không dám động thủ nữa. Như vậy, thúc phụ và mấy lão bộ tướng của phụ thân sẽ không tha cho gã. Mấy ngày nay Cái Tô Văn đã suy nghĩ cặn kẽ, nhưng lại vô kế khả thi. Trong phòng, Cái Tô Văn như kiến bò trên chảo nóng, chắp tay sau lưng đi qua đi lại trong phòng. Lúc này, một tên thị vệ ở ngoài cửa bẩm báo: - Đại tướng quân, ngoài thành truyền đến tin tức, một sứ giả triều Tùy đã đến, xin hỏi Đại tướng quân có tiếp kiến không? Cái Tô Văn cả kinh, sứ giả triều Tùy không ngờ tới rồi. Gã suy nghĩ một lát hỏi: - Sứ giả tên gì, biết không? - Hình như tên là Tạ Tư Lễ. Cái tên này làm Cái Tô Văn không chút do dự nói: - Mời ông ấy tới phủ ta. Cái Tô Văn chắp tay sau lưng dạo bước trong phòng, không giống như kiến bò trên chảo lửa buổi chiều đó nữa, thoảng chút trấn tỉnh lại. Sứ giả của triều Tùy tới cho gã chút hy vọng. Nhất là Tạ Tư Lễ, gã đương nhiên biết Tạ Tư Lễ này là người thế nào. Trên danh nghĩa y là Binh bộ Thị lang của triều Tùy, nhưng trên thực tế y là tâm phúc của Dương Nguyên Khánh. Y nắm bắt cơ mật của triều Tùy, thậm chí hơn cả Tử Vi Các. Cái Tô Văn hiểu ra, Tạ Tư Lễ cũng không phải thay mặt đại Tùy mà đến, mà là thay mặt Dương Nguyên Khánh đến. Sự đến của y, tất nhiên có liên quan với phụ thân mình. Ước chừng sau nửa canh giờ, ngoài cửa vang lên tiếng bước chân, lập tức có binh lính bẩm báo: - Đại tướng quân, sứ giả triều Tùy đến. - Dẫn ông ta vào! Cửa mở ra, mấy binh lính dẫn Tạ Tư Lễ đi vào căn phòng, Tạ Tư Lễ liếc mắt thăm dò căn phòng này. Nếu không phải mình nghe không hiểu lời nói vừa nãy của binh lính, y nhất định sẽ cho rằng mình ở Trung Nguyên. Tất cả thiết kế trong căn phòng hoàn toàn giống với Trung Nguyên. Góc phòng đặt bình hoa sứ lớn màu xanh và lư hương đồng, trên tường treo bức họa khí khái Ngụy Tấn, sát tường là một kệ sách, sách bên trong đều là từ Trung Nguyên nhập vào, tận trong cùng đặt hai cái giường ngồi bằng gỗ tử đàn. Bên cạnh giường đặt cột đèn đồng hạc, đốt mấy ngọn nến, làm trong căn phòng sáng ngời ấm dịu. Lúc này, ánh mắt của Tạ Tư Lễ rơi lên người chủ nhân trong căn phòng. Đó là người đàn ông khoảng ba mươi tuổi, dáng người rất cao ốm, eo nhỏ lưng rộng, da thịt trắng nõn, đôi mắt nhỏ dài, tràn đầy ngạo mạn và ác nghiệt. Người này chính là Uyên Cái Tô Văn nắm giữ quân quyền Triều Tiên. Điều này làm Tạ Tư Lễ nhớ tới tên thám tử tình báo Triều Tiên bắt được nửa năm trước, khai báo của chính y là tộc đệ của Cái Tô Văn, bây giờ xem ra, người này không không có nói dối, tướng mạo hai người quả thật rất giống nhau. Tạ Tư Lễ chắp tay cười nói: - Tham kiến Uyên đại tướng quân. Cái Tô Văn khẽ gật đầu, sắc mặt không chút tươi cười: - Tạ tiên sinh mời ngồi! Tạ Tư Lễ cũng không khánh khí, đi tới trước giường ngồi xuống. Cái Tô Văn cũng ngồi xuống, một ả thị nữ dâng trà. Bắt chước triều Tùy, Triều Tiên cũng bắt đầu thịnh hành uống trà. Cái Tô Văn trầm ngâm một chút hỏi: - Tạ tiên sinh là vì chuyện gì mà đến? - Tất nhiên là đến vì chuyện của lệnh tôn. Sở Vương điện hạ và lệnh tôn đạt thành hiệp nghị, lấy ba mươi ngàn tấn lương thực thả lệnh tôn về nước. Lệnh tôn nhận lời rồi, nhưng Sở Vương điện hạ còn muốn hỏi thử ý kiến của Uyên đại tướng quân. - Ý gì đây! Cái Tô Văn kéo dài khuôn mặt hỏi: - Chẳng lẽ ta còn có thể ngăn cản phụ thân, không cho ông ấy về nước à? Tạ Tư Lễ uống một ngụm trà, không chút để ý nói: - Kỳ thực lệnh tôn có về nước hay không đối với triều Tùy cũng không có ảnh hưởng gì. Nếu Uyên đại tướng quân không muốn lệnh tôn về nước, cũng không phải không thể. Ánh mắt Cái Tô Văn híp lại, Dương Nguyên Khánh quả nhiên là có điều kiện. Hắn rất rõ mình không hy vọng phụ thân về nước, Cái Tô Văn cũng không che dấu, thẳng thắn cười lạnh một tiếng nói: - Ngài nói đi! Dương Nguyên Khánh ra điều kiện gì? Tạ Tư Lễ lắc đầu: - Cụ thể điều kiện gì, kỳ thực ta cũng không biết. Tổng quản chỉ là nói, Uyên đại tướng quân rất nhanh sẽ hiểu. Cái Tô Văn ngây cả người, đây là ý gì? Trải qua lộ trình tám ngày, đội thuyền Đại Tùy cuối cùng tới chỗ mục đích chuyến đi này của bọn họ - đó là Triều Tiên. Chỗ xa xa, đội thuyền đã nhìn thấy đất liền, đây là hòn đảo lớn chiếm mấy trăm khoảnh. Trên đảo rừng cây rậm rạp, một dãy núi màu trắng xám vắt ngang ở giữa nó. Lai Hộ Nhi chỉ vào hòn đảo nói với Dương Nguyên Khánh: - Tổng quản, đó là đảo Lăng La. Hai lần tấn công Bình Nhưỡng, ty chức trước tiên đều lấy nó làm trọng địa hậu cần. Trước đây trên đảo không có đóng quân, không biết bây giờ có không. Dương Nguyên Khánh nhìn chăm chăm hòn đảo, hỏi: - Chỗ này cách đô thành Bình Nhưỡng của Triều Tiên còn xa không? - Vượt qua hòn đảo này thì tới cửa sông Vân Thủy, men theo cửa sông đi theo dòng chảy trên năm mươi dặm chính là thành Bình Nhưỡng. Dương Nguyên Khánh gật đầu, quay đầu liếc nhìn đội thuyền một cái. Mặc dù sáng sớm hôm nay tập kết qua một lần, thu nhỏ độ dài của đội thuyền thành năm mươi dặm, sử dụng song song với mấy chiếc thuyền lớn, nhưng quy mô vẫn rất lớn, vừa nhìn không thấy bờ bến. Thực ra phần lớn thuyền đều là thuyền trống, thuyền thật sự chứa binh lính và vật tư chỉ có hơn ba trăm thuyền, gần hơn tám trăm thuyền trống. Những thuyền trống này là hắn chuẩn bị dùng để chở chiến lợi phẩm. Nhưng Dương Nguyên Khánh nghi ngờ, hơn tám trăm thuyền lớn sợ là còn chở không hết chiến lợi phẩm, phải chia mấy lần mới có thể chở hết. Nói như vậy, hắn cần một nơi trung chuyển, đảo Lăng La này không phải chính là chỗ trung chuyển tốt nhất sao? Nghĩ tới đây, Dương Nguyên Khánh lập tức hạ lệnh: - Đội thuyền tới sát hòn đảo, chuẩn bị chiếm đảo! Soái thuyền phất cờ hiệu huy động, mấy chục chiếc thuyền lớn dẫn đầu dưới chỉ huy của Lai Hộ Nhi bắt đầu lướt tới hòn đảo. Lai Hộ Nhi hai lần chiếm lĩnh hòn đảo này, y biết phía nam hòn đảo này nhiều đá ngầm, phía bắc nước sâu, thích hợp thuyền lớn cập bến. Đặc biệt góc phía bắc có một bến tàu tự nhiên, thuyền lớn có thể trực tiếp thả neo cập bến.