Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 821: Thua một nước cờ




Vũ Văn Sĩ Cập cúi đầu thật sâu. Y làm sao không muốn đón thê nhi về. Nhưng y cũng biết thê tử sẽ không tha thứ cho mình, cũng sẽ không trở về.

Nghĩ đến quãng thời gian lúc trước hai phu thê ân ái mặn nồng. Hiện tại thì ly tán cùng thê tử, mỗi người một phương. Cuộc đời này không biết còn có thể gặp lại hay không.Trong lòng y cảm thấy cực kỳ bi thương, con mắt cũng đỏ lên, nước mắt cũng chảy ra.

Dương Nguyên Khanh vốn bởi vì phụ thân Vũ Văn Thuận của y mà đối với y không có bao nhiêu hảo cảm. Hiện tại, thấy y đúng trước mặt mình rơi lệ, trong lòng hắn cũng cảm thấy có vài phần thương hại.

Âm thầm thở dài một hơi, Dương Nguyên Khánh liền vỗ vỗ vài y, chân thành nói:

- Ngươi cứ tìm một cớ đi Thái Nguyên một chuyến. Chẳng hạn như bàn về việc quy củ chuộc thân này nọ. Rồi từ từ khuyên nhủ cô ấy, Ta cũng hy vọng phu thê các ngươi gương vỡ lại lành, phụ tử đoàn tụ.

Vũ Văn Sĩ Cập lau nước mắt, gật đầu, thanh âm có chút nghẹn ngào nói:

- Đạ ta điện hạ đã quan tâm. Sĩ Cập xin cáo từ trước.

Y đứng lên thi lễ thật sâu. Dương Nguyên Khánh liền cho thân binh đưa y ra khỏi doanh trại.

Đến khi Vũ Văn Sĩ Cập rời đi, trời cũng đã sáng. Dương Nguyên Khánh lại quay trở về đại tướng trung quân. Đứng trước sa bàn trầm tư chốc lát rồi phân phó thân binh.

- Đi đưa Tạ Thị lang đến đây.

Chỉ chốc lát, Tạ Tư Lễ vội vã tới, khom người thi lễ:

- Điện hạ có gì phân phó!

- Thời gian ba ngày đã qua. Ngươi đi hỏi Khuất Đột Thông lão đã suy xét như thế nào rồi?

-Ty chức ngày hôm qua đã qua hỏi lão, lão nói không có gì phải suy xét hết.

- Hừ..!

Dương Nguyên Khánh hừ lạnh một tiếng nói:

- Ngươi hỏi lão lại lần nữa, cho lão một cơ hội cuối cùng.

- Ty chức đã rõ!

Tạ Tư Lễ xoay người rời đi. Dương Nguyên Khanh chắp tay để sau lưng đi đi lại lại trong phòng. Hắn đương nhiên biết Lý Thế Dân phái Vũ Văn Sĩ Cập đến đây không phải vì Sử Đại Nại mà là vì Khuất Đột Thông.

Nhưng làm sao mà hắn có thể đem Khuất Đột Thông giao cho Lý Thế Dân được. Dùng cái gì để trao đổi cũng không có khả năng, một khi hắn bị tiền bạc đánh động, tương lai người sẽ đem binh đánh vào Thái Nguyên, rất có khả năng chính là Khuất Đột Thông. Con người này hoặc là sử dụng cho mình, hoặc là chết, không có con đường thứ ba.

Qua một hồi lâu, Tạ Tư Lễ mới vội vàng trở lại, thở dài một hơi:

- Điện hạ, ty chức đã nói hết lời nhưng lão chỉ nói một câu.

- Nói cái gì?

- Lão nói, chỉ mong điện hạ cho lão được toàn thây.

Những lời này khiến thân thể Dương Nguyên Khanh hơi run lên một chút. Sau một lúc, Dương Nguyên Khanh cuối cùng cũng thở dài một hơi. Đây là ý trời, hắn cũng không thể làm trái.

Dương Nguyên Khanh từ trong hộc bàn lấy ra một bình ngọc màu hồng. Đưa cho Tạ Tư Lễ nói:

- Đây là chất kịch độc ‘Mạt mạt mộc’ của người Túc Đặc, vào miệng sẽ chết ngay. Rồi nói với lão cứ an tâm, ta sẽ đưa lão hậu táng ở Bắc Mang sơn!

Bên trong trướng vải, Khuất Đột Thông đầu tóc rối tung, hướng về phía Tây Bắc dập đầu ba cái rồi ngồi xuống khoanh chân lại. Lão đã tắm rửa sạch sẽ, thay một bộ quần áo màu trắng sạch sẽ.

Tổ phụ của lão là người Khương ở Hà Tây. Mặc dù bản thân lão không sống ở Hà Tây. Nhưng lão biết quy củ của tổ tiên truyền lại, phải mặc đồ trắng, không được đem theo bất cứ vật gì khác.

Trên bàn trước mắt lão có đặt một chén rượu, hai bên trái phải có đặt bình ngọc đỏ tươi như máu, cao khoảng một tấc. Khất Đột Thông đưa chén rượu lên ngửi ngửi, nở nụ cười nói:

- Đây là rượu nho tốt nhất của Sở Vương điện hạ sao?

Một gã thân binh ở bên cạnh nói:

- Đây là rượu nho cực phẩm của chủ công ta. Thiên hạ này chỉ có hai bình, ngài biết Khuất Đột công rất thích rượu, cho nên đặc biệt đưa tới cho ngài một lọ.

Khuất Đột Thông đưa bát rượu lên thật cao, híp mắt lại khen:

- Rượu ngon,rượu ngon! Được uống thử rượu này, có chết cũng không tiếc. Đa tạ Sở Vương.

Lão uống rượu ừng ực, muốn dùng rượu tẩy đi hết những dơ bẩn trong cơ thể.

- Thật sảng khoái!

Khuất Đột Thông cầm bát rượu nằm ngổn ngang trên bàn. Đưa t lấy bình ngọc mở nắp ra, lão đưa mắt nhìn dịch thể sền sệt màu xanh đậm, bỗng nhiên ngửa đầu thở đài một tiếng:

- Ta Khuất Đột Thông đã sai lầm một lần, sẽ không có khả năng sai lầm thêm lần nữa.

Lão cầm chất độc trong bình uống cạn một hơi “Lạch cạch” cái bình rơi xuống đất, Khuất Đột Thông tự sát mà chết.

Trận chiến quận Tương Thanh gây nên ảnh hưởng rất nặng. Nó tuy chỉ là một địa phương nhỏ trong cuộc đọ sức trên bàn cờ nhưng nó cũng rất trọng yếu, nó là mấu chốt trong cuộc chiến khiến toàn bộ quân Đương bị rơi vào thế bị động. Khuất Đột Thông bị bắt khiến dân chúng Đường triều chấn động, cũng khiến cho cao tầng Đường triều ý thức được cuộc chiến Trung Nguyên đã rơi vào tình thế bất lợi.

Hai ngày sau khi Khuất Đột Thông bị bắt, hoàng đế Đại Đường Lý Uyên chính thức hạ thánh chỉ, lệnh cho quân Đương toàn bộ rút khỏi Trung Nguyên.

Nhưng đây là thời Tùy mạt một nghìn bốn trăm năm trước, cho dù có chim ưng truyền tin khẩn cấp, nhưng những quyết định quan trọng truyến đến, cần phải do người truyền tin đưa đến.

Nếu không thấy được thánh chỉ có đóng đại ấn, bất kể là Lý Thế Dân hay Lý Hiểu Cung, cũng không dám nhận trách nhiệm trọng đại là rời bỏ Trung Nguyên.

Thánh chỉ từ Trường An đưa ra, đi với tốc độ nhanh nhất đến huyện Trường Uyên cũng mất ba ngày. Đến huyện Hứa Xương thì cần năm ngày. Trong khi chờ đợi tin tức đến thì mọi thứ cũng đã phát sinh.

Hai vạn quân Tùy tại đồng bằng Trung Nguyên hăng hái hành quân, dọc theo Dĩnh Thủy đi về hướng Đông Nam.

Cánh quân Tùy này là của Từ Thế Tích tại quận Tương Thành đã đánh bại hai vạn quân Đường của Khuất Đột Thông. Dương Nguyên Khánh hạ lệnh đưa y bố trí vào lộ quân phía Đông của Lý Tĩnh. Đến lúc này, Tần Quỳnh và Từ Thế Tích đều do Lý Tĩnh thống nhất chỉ huy.

Hai vạn quân Từ Thế Tích phụng lệnh Lý Tĩnh len vào giữa quận Toánh Xuyên, quấy nhiễu phía sau Lý Hiếu Cung, cắt đường lui của quân Đường. Đây cùng là một nước cờ cực kỳ trọng yếu.

Dương Nguyên Khánh trước khi xuất binh, đã truyền đạt mệnh lệnh cho Lý Tĩnh chủ yếu là cố hết sức tiêu diệt thật nhiều cánh quân Lý Hiếu Cung. Làm suy yếu binh lực phía Nam của Đường triều, ngăn cả Đượng Triều lại bành trướng ở hướng Đông Nam.

Dĩnh Thủy là một con sông cực kỳ trọng yếu ở Hà Nam cho nên tên quận mới được gọi là quận Dĩnh Xuyên.

Sau khi trải qua nhiều cuộc chiến loạn, một vùng ven sông đã từng giàu có và đông đông đúc trở nên hoang vắng. Các làng mạc thua thớt cũng rất vắng vẻ người ở. Những cánh đồng hoang vu kéo dài đến hướng Đông như bị hòa tan vào cái nóng, phảng phất như biến mất.

Ở đây thuộc trung tâm quận Toánh Xuyên, huyện Phồn Xương cách chủ lực quân Đường ở huyện Toánh Xuyên chừng tám mươi dăm. Quân đội sau hai ngày hành quân gấp gáp có chút mệt mỏi. Tốc độ cũng đã chậm lại.

Lúc này bầu trời âm u bắt đầu rớt lất phất từng giọt mưa phùn, tựa như cái sàng đang sàng qua sàng lại. Từng giọt nhỏ dày đặc rơi xuống trên đầu quân sĩ. Rất lạnh lẽo.

Từ Thế Tích ngồi trên lưng ngựa, che tay lên trán nhìn về hướng xa. Ở phía xa xa, một tòa thành đang đứng sừng sững trong cơn mưa phùn. Đó là thị trấn Phồn Xương.

Thị trấn nơi này rất trọng yếu với Từ Thế Tích. Bọn họ bỏ hết quân nhu lương thảo lại, chỉ mang theo lương khô trong ba ngày, nhẹ nhàng đi nhanh tới.

Mà lính trinh sát đã dò xét rõ. Trong thị trấn Phồn Xướng có khoảng ba vạn thạch lương thực, chỉ có một ngàn người canh giữ. Từ Thế Tích hạ lệnh xuống:

- Hành quân nhanh hơn nữa,chiếm lấy huyện Phồn Xương!

Hai vạn quân Tùy tăng tốc độ hành quân lên. Không lâu sau, đại quân đã đến thị trấn, cửa lớn của thị trấn đã mở sẵn. Huyện lệnh dẫn hơn mười quan viên ở bên ngoài thành chờ, cũng không thấy có một quân lính nào phòng thủ.

Khi Từ Thế Tích còn ở trên chiến mã, Huyện Lệnh đã vội vã cùng tất cả mọi người quỳ xuống:

- Huyện lệnh huyện Phồn Xương Trần Vũ nghênh đón thiên quân của Tùy triều. Khẩn cầu thiên quân lòng mang nhân nghĩa, đối xử tử tế với muôn dân trong huyện.

Lý Hiếu Cung coi trọng việc xây dựng Trung Nguyên. Những quan huyện chủ yếu trong huyện tất nhiên đều thay thành quan viên Đường triều. Bởi vậy, thực tế Trần huyện lệnh là quan nhà Đường.

Tuy nhiên Từ Thế Tích cũng không để ý tới. Y hiện giờ quan tâm tới chính là lương thực. Từ Thế Tích hỏi:

- Quân thủ thành đâu? Lương thực trong thành còn bao nhiêu?

- Hồi bẩm tướng quân, quân thủ thánh thấy thiên quân đã đến, tất cả đã bỏ chạy tứ tán. Toàn bộ lương thục đều được niêm phong cất trong kho, ước chừng khoảng ba vạn thạch.

Từ Thế Tích nghe xong trong lòng buông lỏng xuống, chỉ cần có lương thực thì hết thảy đều không quan trọng. Y xoay người xuống ngựa, nâng Huyện lệnh dậy cười nói:

- Huyện lệnh xin hãy đứng lên. Quân Tùy là đội quân nhân nghĩa. Tuyệt đối không làm phiền dân chúng.

Y lập tức hạ lệnh:

- Ba nghìn quân lập tức vào thành, còn lại đại quân đóng ở bên ngoài thành.

Ba ngìn quân Tùy trùng trùng điệp điệp tiến vào trong thành. Mà một vạn bảy ngàn quân Tùy còn lại thì đóng quân bên ngoài thành. Các bồng trướng được dựng lên sừng sững.

Một hồi lâu sau, có vài tên kỵ binh báo tin đã chạy gấp về hướng Bắc.

Đại doanh quân Tùy đã tiến lên Toánh Xuyên hơn hai mươi dặm. Quân Đường vì thảm bại tại quận Tương Thành, quân lính đã giảm xuống, chỉ còn hơn năm vạn người. Quân Tùy do được quân Tần Quỳnh ở quận Đông Thành tiếp viện, cho nên quân lính đã tăng lên sáu vạn người.

Cứ như vậy, tình thế hai quân Tùy Đường bắt đầu ngịch chuyển. Quân Tùy chiếm ưu thế, hơn nữa bất luận phương diện thể lực, sĩ khí hay kinh nghiệm chiến đầu đều vượt trội hơn so với quân của Lý Hiếu Cung.

Hơn nữa Lý Tĩnh chỉ huy rất có phương pháp. Cán cân thắng lợi đã nghiêng về quân Tùy trong chiến dịch phía đôngTrung Nguyên.

Bên trong doanh trại chủ soái quân Tùy, có một mô hình thành trì làm bằng đất sét, dài rộng khoảng một trượng. Trên đó có đặt một tòa thành làm bằng gỗ. Nếu người tinh mắt sẽ nhận ra được đó là thị trấn Toánh Xuyên thu nhỏ.

Đây là do Lý Tĩnh đặc biệt chỉ dẫn dùng sa bàn để tạo thành mô hình thành trì. Căn cứ vào hai trăm lính trinh sát, thu thập tin tức hoàn chỉnh số liệu thị trấn Toánh Xuyên trong mười ngày mà chế tác thành, nhìn hết sức giống thật, Đây cũng là trợ lực rất lớn cho việc thảo phạt thị trấn Toánh Xuyên.

Xung quanh mô hình thị trấn có hơn mười đại tướng. Lý Tĩnh tay cầm cây gỗ, đang phân tích vị trí của thành trì.

- Trước mắt Lý Hiếu Cung đang cố thủ thị trấn nhưng rất có thể sẽ rút quân về phía. Tạm thời chúng ta tính toán một chút khả năng giành lấy thị trấn khi gã cố thủ.

Lý Tĩnh cầm cây gỗ chỉ vào tường thành, chậm rãi nhìn mọi người nói:

- Huyện Toánh Xuyên là huyện lớn ở Trung Nguyên. Thành trì trải dài khoảng ba mươi dặm, tường thành cao hai trượng năm thước, rất kiên cố. Bên trong thành rộng lớn đủ để chứa được năm vạn binh lính. Dựa theo tình hình thành trì mà nói, thành này rất khó công. Sáu vạn quân của chúng ta, lương thảo đầy đủ, nếu muốn đánh hạ thành có hơn năm vạn quân lính trấn thủ đại thành mà nói gần như không có khả năng.

Lúc này, Tần Quỳnh ở bên cạnh trầm giọng nói:

- Nhưng quân của Lý Hiếu Cung chắc gì sẽ sẵn lòng tử thủ thành trì.

Lý Tĩnh gật đầu:

- Đây cũng chính là vấn đề then chốt. Ta vừa nhận được in tức khẩn cấp của Tổng quản. Triều đình nhà Đường rất có thể sẽ vứt bỏ Trung Nguyên, rút quân về Tương Dương. Nghĩa là trong vòng hai ngày, Lý Hiếu Cung sẽ rút quân về phía Nam. Nhưng nếu chúng ta gấp rút tiến lại gần, trái lại sẽ khiến quân Đường không dám rút quân. Do đó ta nghĩ, chúng ta cần phải lui về huyện Hứa Xương phía Bắc cho Lý Hiếu Cung một cơ hội để lui binh về miền Nam.

Lý Tĩnh nhìn thoái qua mọi người hỏi:

- Ý kiến của mọi người như thế nào?

La Sĩ Tín trầm ngâm một chút nói:

- Ty chức sợ bọn họ rút quân quá nhanh sẽ làm chúng ta không đuổi kịp.

Lý Tĩnh hơi nở nụ cười:

- Vấn đề này ta đã nghĩ đến. Ta đã hạ lệnh cho Từ Thế Tích nhanh chóng chạy tới huyện Phồn Xương, chặt đứt đường lui của quan Đường. Đoán chùng giờ này y đã tới nơi rồi. Sẽ nhanh có tin tức truyền đến thôi.

Tần Quỳnh vui mừng nói:

- Nếu như Từ Thế Tích đã chờ ở phía Nam thì trận chiến này chúng ta sẽ thắng chắc rồi. Ty chức tán thành biện pháp này, trước tiên, chúng ta sẽ lui về huyện Hứa Xương ở phương Bắc cho quân Đường cơ hội lui về Nam.

Lý Tĩnh nhìn những người còn lại nói:

- Còn mọi người có tán thành không?

Lúc mọi người nhao nhao tán thành. Bên ngoài trướng có bình sĩ bẩm báo:

- Khởi bẩm Trưởng sử, Từ tướng quân cho người đưa tin khẩn cấp.

Lý Tĩnh trong lòng run lên nói:

- Nhanh cho bọn họ vào.

Hai gã binh sĩ báo tin đi vào trong đại trướng, quỳ một gối xuống bẩm báo:

- Bẩm báo Trưởng sử, Từ tướng quân đã thống lĩnh hai vạn quân chiếm được huyện Phồn Xương. Bên trong thị trấn cũng có lương thực, nên đặc biệt phái chúng ty chức đến đây báo cho Trưởng sử.

Lý Tĩnh thấy đã đủ điều kiện, liền hạ lệnh nói:

-Truyền mệnh lệnh của ta, đại quân nhổ trại Bắc thượng, đến đóng quân ở huyện Hứa Xương.

Một lúc lâu sau, sáu vạn quân Tùy thu thập doanh trướng, nhổ trại, khởi binh đi hơn ba mươi dặm về huyện Hứa Xương.

Sau khi quân Tùy lui quân về phía bắc được một ngày, sứ giả từ Trường An cũng đã đến huyện Toánh Xuyên mang theo thánh chỉ của Lý Uyên đến, lệnh cho Lý Hiếu Cung lui quân về Tương Dương, vứt bỏ Trung Nguyên.

Lý Hiếu Cung chắp hai tay đứng trên tường thành nhìn về phương Bắc thật lâu. Y biết vì sao quân Tùy lại rời khỏi huyện Hứa Xương. Quân thủ thành ở huyện Phồn Xương trốn về nói cho hắn biết có một cánh quân đã chặt đứt đường lui của y.

Tất nhiên đây là quân Từ Thế Tích từ quận Tương Thành. Trong lòng Lý Hiểu Cung lúc này cũng đau khổ không thôi.

Hơn nửa tháng trước, người cực lực chủ trương rút quân là y, bởi y ý thức được tình hình đã trở nên bất lợi. Nhưng Thánh Thượng lại không chịu rút quân.

Mà ngày hôm nay của nửa tháng sau, khi hắn ý thức việc rút quân sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, Thánh Thượng lại hết lần này đến lần khác đưa ra thánh chỉ hạ lệnh rút quân. Việc này khiến cho Lý Hiếu Cung không biết nên nói cái gì cho phải, chỉ có thể thở dài một hơi.

Hắn nghĩ tới một câu cổ ngữ nói ‘ Mò trăng đáy nước’. Tình hình hiện nay không phải là như vậy sao? Hiện tại thời cuộc đã phát sinh biến hóa. Quân Tùy đã hoàn thành chiến lược bao vây. Đã không còn khả năng rút quân, chỉ có thể thủ vững thành trì. Quân Tùy không thể công, còn có thể tranh thủ một chút thời gian.

Nhưng thánh chỉ lại vô tình, làm cho hắn không có đường lựa chọn. Lúc này, Trưởng sử Độc Cô Hoài Ân tiến lên nói:

- Điện hạ, chúng ta có thể nói rõ tình huống hiện tại cho Thánh Thượng. Chúng ta hiện tại đang bị quân Tùy bao vậy, tử thủ trong thành mới là biện pháp sáng suốt nhất.

Lý Hiếu Cung thở dài:

- Điều này cũng không phải là thủ dụ của Thành Thượng, mà là quyết định chính thức của triều đình. Bên trên thánh chỉ có con ấn của Nội Sử Tỉnh và Môn Hạ Tỉnh. Quan trọng hơn, quân sĩ Tần Vương ở phía Tây đã rút lui, chúng ta làm gì còn viện binh.

Lý Hiếu Cung dừng một chút ở hướng Tây, y bỗng nhiên nảy ra một ý niệm. Có phải Lý Thế Dân vì không muốn gánh chịu trách nhiệm cứu viện cho mình, nên mới nhanh chóng lui quân?

Lý Hiếu Cung trong lòng lạnh run một hồi, chậm rãi nói:

- Một ngày đại quân Tần Vương lui về Quan Trung, năm vạn quân chủ lực của Dương Nguyên Khánh từ hướng Tây tới. Khi đó, mười ba vạn đại quan bao vây huyện Toánh Xuyên. Một ngày thành bị phá, chắc chắn toàn quân sẽ bị diệt. Cho dù ta và ngươi có may mắn chạy được về Quan Trung thì làm thế nào có thể giải thích với triều đình đây? Bởi vì kháng chỉ nên dẫn đến việc toàn quân bị diệt!

- Nhưng đi cũng không đúng, đánh cũng không được. Tiến thoái lưỡng nan, chúng ta nên làm gì trong cái tử cục này?

Độc Cô Hoài Ân oán hận nói.

Lý Hiếu Cung cười khổ một tiếng nói:

- Kỳ thực lúc trước Khuất Đột Thông đã dự đoán trước. Lúc trước, lão đã từng nói qua với ta, nếu ta chậm trễ rút quân, quân Đường sẽ rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Tình hình ngày hôm nay đã hoàn toàn bị lão đoán trúng. Lúc đó lão cho ta ba kế sách. Thượng sách là lập tức rút quân, lúc trước là cơ hội duy nhất của chúng ta. Thừa dịp quân Tùy còn chưa hoàn thành bao vây xong, quyết đoán rút quân để bảo toàn thực lực. Nhưng hiện tại thời cơ đã qua đi.

Nói đến đây, trong lòng Lý Hiếu Cung cũng tràn đầy phiền muộn. Thật ra thì do chế độ quyết sách có vấn đề. Người nắm giữ quyết định lại là người không hiểu rõ tình hình thực tế. Mà đại tướng đang chiến đấu lại không có quyền được lựa chọn. Có thể đây là lí do mà Dương Nguyên Khánh phải tự mình xuất chiến.

Vào ban đêm, sau khi lo lắng suy tính một ngày một đêm, Lý Hiếu Cung cuối cùng cũng quyết định rút quân. Vào giờ hợi, cửa thị trấn Toánh Xuyên mở rộng, năm vạn đại quân mang theo đồ quân nhu trùng trùng điệp điệp rút về hướng Nam.

Rút lui còn có thể bảo tồn năm phần binh lực, còn cố thủ cuối cùng sẽ bị diệt toàn quân. Quan trọng hơn là, cho dù rút quân thất bại cũng là do quyết định sai lầm của triều đình, mà không phải do Lý Hiếu Cung hắn tác chiến bất lực.

Vào thời khắc Lý Hiếu Cung rút lui khỏi huyện Toánh Xuyên, trinh sát quân Tùy cũng lập tức báo cáo tình hình tới huyện Hứa Xương. Lý Tĩnh lập tức suất lĩnh sáu vạn đại quân đuổi theo một đường.

Quân lính đã vào trong huyện Phồn Xương, chỉ còn cách thị trấn khoảng hai mươi dặm. Vào lúc nửa đêm, trên con đường phía nam Toánh Xuyên tối thui một mảnh. Trăng sao đều bị tầng mây che khuất, tầng tầng lớp lớp mây bao phủ phía trên tựa như một cái lồng hấp khiến cho hơi nóng trên mặt đất không có cách nào tản ra, khiến khí trời rất nóng bức.

Không có lấy một cơn gió, không khí ngưng trọng tựa như trước khi bão tố đến. Đột nhiên, có một tia sáng vạch ngang các tầng mây, tia chớp khiến cả bình nguyên cùng rừng rậm chấn động.

Khi tia chớp sáng lên trong chớp mắt, cả con đường trở nên sáng như tuyết. Chỉ thấy trên con đường tập trung đầy những quân lính. Một chiếc xe ngựa chứa đầy lương thực cùng với những đồ quân dụng đang khó khăn đi về hướng Nam.

Hai bên xe ngựa có một hàng người binh sĩ đi theo. Đại đa số là bộ binh, trong đó cũng có xen lẫn kỵ binh ở giữa. Tia chớp chói mắt khiến một đám súc vật kinh hoảng nhao nhao lồng lên, chạy loạn lên khắp nơi, khiến cho đội ngũ loạn lên.

Lý Hiếu Cung ở trong trung tâm đội ngũ. Y thỉnh thoảng nhìn lên bầu trời đêm, thấy bão tố gần sắp nổi lên khiến trong lòng y nặng trịch. Y cảm thấy đây là điềm báo về việc lui về Nam của y sẽ gian nan nguy hiểm.

Lúc này, Độc Cô Hoài Ân cưỡi ngựa đuổi theo gọi

- Điện hạ!

Lý Hiếu Cung giảm tốc độ lại. Y rất tôn trọng Độc Cô Hoài Ân. Không phải chỉ bởi vì Độc Cô Hoài Ân thân phận cao quý, gã là cháu của Độc Cô hoàng hậu Đại Tùy, cũng là Công Bộ Thượng Thư của Đại Đường, quyền cao chức trọng.