Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 366: Lý Uyên lỡ miệng!




Năm Đại nghiệp thứ bảy, vua Triều Tiên – Cao Nguyên vì sợ hãi mà không dám vào Tuỳ. Hoàng đế Đại Tuỳ Dương Quảng chính thức ban bố chiếu thư chiến tranh. Cả nước chinh phạt Triều Tiên.

Ông lập tức ban bố một loạt mệnh lệnh, triệu tập quân lính thiên hạ. Bất kể xa gần, đều tập trung ở quận Trác, lại lệnh tổng quản U Châu Nguyên Hoằng Tự ở cửa biển Đông Lai đóng ba trăm thuyền, trong nửa năm phải xong. Lệnh Hà Nam, Hoài Nam, Giang Nam…. đóng 50 ngàn chiếc xe chiến chuyển đến quận Trác. Kêu gọi dân phu Hà Nam, Hà Bắc đến Liêu Đông cung cấp quân nhu. Lại triệu tạp ba trăm ngàn thuyền của Giang Nam vận chuyển lương thực đến Lạc Khẩu và Lê Dương. Một loạt mệnh lệnh cưỡng ép khiến thiên hạ sôi trào.

Hạ tuần tháng hai, đội thuyền của Dương Quảng đến quận Đông Lưu. Do trời đã tối, mấy nghìn thuyền lớn neo ở bên sông. Thuyền rồng của Dương Quảng thuộc đội thuyền trước nhất, đầu ròng khổng lồ ngửa mặt lên trời, cao bốn trượng năm thước, dài hai mươi trượng. Trên có bốn tầng cung điện, đều dùng trang sức vàng ngọc, ngọc bích rực rỡ, phía sau là thuyền Tường ly của Hoàng Hậu, nhỏ hơn thuyền rồng một chút, còn có chín thuyền phù cảnh, đều là cung điện trên nước. Phía sau là các thuyền chim hồng tước, Thương ly, Bạch hổ, huyền vũ… vv. Sau nữa là mười hai vệ ba trăm ngàn đại quân cưỡi thuyền lớn, đội thuyền kéo dài hai trăm dặm, thanh thế hào hùng.

Chim hồng tước là thuyền lớn của bộ phận quan viên đang ngồi. Bởi vì đều là quan trên ngũ phẩm trở lên được ngồi, điều kiện tương đối tốt. Mỗi người đều có khoang riêng của mình. Điện nội thiếu giám Lý Uyên cũng ở trong thuyền này. Màn đêm buông xuống, ông dựa vào mép thuyền nhìn đội quân chuyển lương thực xa xa nối liền không dứt, đều đốt đuốc, như hoả long dài mấy chục dặm, chăm chú rất lâu. Ông không khỏi bùi ngùi thở dài:

-Thiên tai, Binh biến, lao dịch không dứt, Vương triều đại Tuỳ còn có gánh thêm được bao nhiêu.

Đứng ở bên cạnh ông là Phò mã Vũ Văn Sĩ Cập, đảm nhiệm Thượng liễn phụng ngự. Y và Lý Uyên vì nguyên nhân chức vụ mà quan hệ rất gần, quan hệ cá nhân của hai người cực tốt, thường ở cùng nhau bàn luận việc thiên hạ. Lần này vì việc của Triều Tiên, tâm trạng hai người đều rất nặng nề, Vũ Văn Sĩ Cập đến tìm riêng Lý Uyên nói chuyện.

Vũ Văn Sĩ Cập cũng lắc lắc đầu:

-Trước đó là buổi trưa đã vận chuyển lương thực tới, hiện giờ phải đến tối mới có thể đến được. Do vậy có thể thấy lương thảo góp lại vô cùng gian nan, một năm mấy lần, ta tưởng tượng không ra dân làm sao gánh được? Sớm có Ngự sử phát động, một món một bữa, quan địa phương phải bóc lột gấp ba lần, Kim Thượng (Đương kim Hoàng Đế) lại không trị tội, khiến người ta bó tay.

Hai người cảm khái vạn phần, đều thổn thức không ngừng. Lúc này Lý Kiến Thành từ khoang thuyền đi ra, khom người nói:

-Cha, rượu đã bày xong.

Lý Uyên quay người nói với Vũ Văn Sĩ Cập:

-Đi thôi! Chúng ta làm vài chén, đừng nhìn việc bi thảm này.

Khoang thuyền của Lý Uyên có hai gian trong ngoài. Con trai Lý Kiến Thành ở khoang ngoài, ông ở khoang trong, hai người đi vào khoang thuyền trong ngồi xuống. Trên bàn đã bày mấy món thức ăn khô, đều là Lý Uyên mang từ nhà đi. Lý Uyên cầm lấy bình rượu vỗ vỗ cười nói:

-Đây là rượu nho Đại Lợi năm ngoái Dương Nguyên Khánh tặng cho ta.

Vũ Văn Sĩ Cập mừng rỡ, y biết, một hũ rượu nho Đại Lợi do nguyên liệu quá ít, mỗi năm chỉ có thể ủ được trăm hũ, đều tiến cống Thánh thượng. Bình thường đều dùng quốc yến, y cũng dấu hai hũ. Chỉ là tiếc không nỡ uống, không ngờ Lý Uyên lại lấy ra chiêu đãi mình.

Trong lòng y cảm động, liền cười nói:

-Lý Thúc đức công thưởng rượu, Sĩ Cập vô cùng cảm kích. Hôm nay phải say để tạ Thúc đức công.

Lý Uyên cười to:

-Nói rất hay, rượu say quên sầu!

Hai người đổi chénbất tri bất giác, uống rượu hơn nửa vò, hai người đều hơi say rồi. Mượn rượu giải sầu càng sầu hơn. Đề tài của hai người lại chuyển sang chiến tranh Triều Tiên, Vũ Văn Sĩ Cập thở dài:

-Hôm nay, Kim Thượng thích Hán ghét Hồ, muốn đem căn cứ của quý tộc Quan Lũng một trận chiến mà chôn vùi. Thật sự ta không lo lắng chiến tranh Triều Tiên lần này, ta lo lắng sau chiến tranh Triều Tiên, căn cứ quý tộc Quan Lũng đã mất tất phải diệt trừ thê thảm. Bi kịch của Trương Cẩn sắp tái diễn, Ta là Phò mã, có thể tự bảo vệ mình, thúc đức công không có chỗ dựa nào, trong lòng không lo lắng sao?

Dương Quảng mượn chiến tranh Triều Tiên, chèn ép quý tộc Quan Lũng. Thật ra đó đã là tâm tư của Tư Mã Chiêu. Trong lòng Lý Uyên cũng biết rõ, áp lực trong lòng ông, không kìm nổi thốt ra:

-Cùng lắm thì cá chết lưới rách!

Vũ Văn Sĩ Cập kinh hãi, vội vàng nói:

-Thúc đức công không nên nói bậy.

Lý Uyên uống thêm mấy chén liền, đã rơi vào trạng thái nửa say. Mà lúc này Kiến Thành lại đi lĩnh rượu thịt mà không ở khoang thuyền. Sau khi ông say nói ra lời thật lòng, vung tay nói:

-Cái gì là nói bậy, Dương gia ông ta có đức có tài gì. Nắm được thiên hạ ba mươi năm, quý tộc Quan Lũng nhà nào không đang đợi cơ hội. Lý Uyên ta chỉ là không muốn giơ đầu này thôi. Vũ Văn gia các người chẳng lẽ không muốn sao?

Đúng lúc Lý Kiến Thành mang theo hộp thức ăn tiến vào khoang thuyền. Nghe thấy lời này của cha, không khỏi kinh sợ thất sắc, muốn ngăn lại đã muộn rồi.

Vũ Văn Sĩ Cập dường như không để ý lắm. Y uống hai chén rượu sầu, cũng không kìm nổi thở dài nói:

-Tuy có những lời không phải thần dân nên nói. Nhưng nghẹn trong lòng, không nói ra không vui. Thánh thượng mấy năm nay thị dân vì thảo giới, tu sửa Đông Đô, đào vận hà, xây dựng các biệt cung. Dẫn mấy trăm ngàn người tuần du bốn phương. Dân thiên hạ sớm đã không chịu nổi gánh nặng rồi. Hiện nay Sơn Đông, Hà Bắc đại nạn lại dẫn quân cả nước phát động chiến tranh. Dân không chịu được áp bức, tất sẽ tạo phản. Nếu thiên hạ đại loạn, ta Phò mã này nên đi đến nơi nào?

Lý Kiến Thành thấy hai người nói chuyện ngày càng lộ liễu. Bên ngoài không ngừng có người qua lại, không thể để bọn họ tiếp tục nói. Liền tiến lên trước nói với Vũ Văn Sĩ Cập:

-Phò mã công, vừa nãy nghe nói Công chúa đang tìm người khắp. Có thể có việc đại sự gì.

Vũ Văn Sĩ Cập người trẻ tuổi, tửu lượng cũng tốt hơn Lý Uyên. Đầu của y còn xem như tỉnh táo, liền đứng dậy chắp tay cười nói:

-Đa tạ rượu của Thúc đức công. Nếu có một ngày ta đi vào đường cùng, đi đầu quân dựa dẫm Thúc đức công, Thúc đức công không thể từ chối ta.

Lý Uyên chỉ vào vại rượu nói:

- Nếu có rượu như hôm nay sẽ cùng hưởng.

Vũ Văn Sĩ Cập vỗ tay cười to mà đi. Lý Kiến Thành lại vội vội vàng vàng, rót một cốc thuốc tỉnh rượu, đỡ cha đến mép thuyền đưa cho ông uống. Lý Uyên nhất thời nôn ra, rất lâu mới được Kiến Thành đỡ vào khoang thuyền. Lý Kiến Thành lấy một chậu nước sạch để ông rửa mặt, lại uống mấy cốc nước to. Lý Uyên lúc này mới dần dần tỉnh lại. Nhìn đống hỗn độn khắp bàn mà ngây người.

Tuy là lời sau khi rượu vào, nhưng Lý Uyên còn nhớ được một chút. Ông giật mình, kéo Lý Kiến Thành nói:

- Vừa nãy cha nói gì?

Lý Kiến Thành đóng cửa khoang thuyền lại, trở về trách:

-Cha nói không ít lời mưu nghịch. Nói không muốn mạo hiểm khởi sự. Còn nói quý tộc Quan Lũng ai không muốn âm mưu ngai vàng. Lại nói Vũ Văn gia cũng có tâm tư này. Cha, y là Phò mã, sao có thể nói những điều này với y.

Trong lòng Lý Uyên hối hận không ngừng. Mấy ngày nay trong lòng ông phiền muộn, liền muốn uống rượu quên sầu. Không ngờ sau khi rượu vào lỡ miệng, đem lời trong lòng nói với Vũ Văn Sĩ Cập, nên làm thế nào bây giờ?

Lý Kiến Thành cắn răng nói:

-Không bằng cha nhân lúc Vũ Văn Sĩ Cập chưa kịp nói ra, giết chết y, đẩy xuống sông, ra vẻ sau khi rượu say trượt chân.

Lý Uyên cân nhắc rất lâu, lắc lắc đầu nói:

-Y vốn không có lòng hại ta, nếu giết y không thành, y trái lại còn tố giác ta, không thể thực hiện, vẫn nên lẳng lặng quan sát biến chuyển này.

Nói đến đây, ông lại dặn Kiến Thành nói:

-Còn phải trông ta, không được để ta còn uống say, rượu là thứ hại người!

Trong lòng Kiến Thành thầm than một tiếng, thật ra dã tâm mới là thứ hại người. Cha nói những lời đó với Vũ Văn Sĩ Cập, cha lại chưa từng nói với anh ta.

….. …….

Vũ Văn Sĩ Cập về đến khoang thuyền của mình, tỳ nữ nói với y, Công chúa đi đến thuyền Hoàng Hậu rồi. Lúc này Vũ Văn Sĩ Cập mới hiểu, là Lý Kiến Thành đẩy mình đi. Không khỏi gượng cười một cái, y không nghĩ đến sẽ nói những lời đó của Lý Uyên ra. Bình thường người trung hậu yếu đuối như vậy không ngờ cũng có lòng mưu phản này. Nếu không phải sau khi uống rượu lỡ lời, chắc ai cũng không ngờ được.

Lúc này, ngoài khoang thuyền vang lên thanh âm của người hầu:

-Phò mã gia, Lão gia mời cậu qua một chuyến.

Vũ Văn Sĩ Cập biết là cha tìm y:

- Ta biết rồi!

Y đứng lên rửa mặt, liền vội vàng đi đến khoang thuyền của cha y.

Khoang thuyền củaVũ Văn Thuật ở trên thuyền Thương ly. Ông là Tả dực vệ Đại tướng quân, lại là tướng của nội các, địa vị cao hơn, có năm khoang thuyền, chia cho cận vệ tỳ nữ của ông, hai con trai Vũ Văn Hoá Cập và Vũ Văn Trí Cập cũng ở bên cạnh ông.

Do Vũ Văn Thuật lập công trong chiến dịch Thổ Dục Hồn. Ông không những được thăng làm Tả dực vệ Đại tướng quân. Hai con trai của ông cũng được tha tội, xá tội nô dịch, khôi phục làm thường dân. Vũ Văn Thuật liền nghĩ cách để hai bọn họ lần nữa nhập quân, tốt nhất là có thể được chức Thái Thú, trấn thủ một phương.

Từ khi vương triều Tuỳ tiến hành khoa cử, quyền nhân sự dần dần rơi vào Lại bộ, chủ trì khoa của Lại bộ có quyền đề tên, Nội các là quyền phúc thẩm, trực tiếp quyết định quan dưới lục phẩm, còn trên lục phẩm cuối cùng do Hoàng đế xét duyệt phê chuẩn.

Năm Đại Nghiệp thứ sáu, sau khi vương triều Tuỳ bắt đầu gây chiến tranh, dân thiên hạ ai oán sôi trào. Lần này Vũ Văn Thuật cùng Dương Quảng nam tuần. Ông tận mắt thấy lòng dân mất đi, hiện tượng thiên hạ nổi loạn đã xuất hiện. Trong lòng Vũ Văn Thuật liền có một ý tưởng mới.

Hai con Vũ Văn Hoá Cập và Vũ Văn Trí Cập đều đã ngồi đợi trong khoang thuyền, một lúc sau, Vũ Văn Sĩ Cập vội vàng tiến vào, khom người nói:

-Tham kiến phụ thân đại nhân.

-Ừ! Đóng cửa lại đi!

Vũ Văn Thuật ngửi thấy trên người con trai có mùi rượu, không khỏi nhướn mày hỏi:

-Con uống rượu hả?

Vũ Văn Sĩ Cập vội vàng nói:

-Vừa nãy hài nhi uống với Điện nội thiếu giám Lý Thúc Đức mấy chén.

-Uống rượu cùng Lý Uyên?

Vũ Văn Thuật nhìn chăm chú hỏi:

- Ông ta có nói lời trong lòng gì với con không. Ví dụ như các loại bất mãn với triều đình.

Vũ Văn Sĩ Cập lắc lắc đầu nói:

-Lý thúc đức là người trung hậu. Lòng của ông ấy chỉ muốn mưu chức cho Kiến Thành, ngoài ra không nói gì khác?

-Hừ! Ông ta không phải trung hậu, là gan nhỏ sợ phiền phức. Một Điện nội thiếu giám nhỏ bé khiến ông ta cảm thấy mỹ mãn. Thiệt hổ là cháu của Lý Hổ, quả thực mất mặt tổ tiên.

Vũ Văn Thuật coi thường Lý Uyên, liền chuyển đề tại. Hạ giọng nói với ba con trai:

-Hôm nay ta gọi các con lại. Là có việc quan trọng muốn nói với các con. Kim thượng dã tâm quá lớn, một ý làm việc cô độc. Ta thấy thiên hạ có khả năng đại loạn. Vũ Văn gia chúng ta phải chuẩn bị tốt, cơ hội đến mới có thể thuận thế khởi sự.

Vũ Văn Sĩ Cập thầm kinh sợ, thật sự bị Lý Uyên nói đúng rồi. Cha y cũng có dã tâm. Y không dám nhiều lời, cúi đầu.

Vũ Văn Thuật nhìn y một cái. Ông không yên tâm nhất chính là đứa con này. Dù sao là Phò mã, nó chưa chắc tán đồng suy nghĩ của mình. Vũ Văn Thuật chuẩn bị nói chuyện với con trai.

Ông vừa định nói tiếp, lúc này, cận vệ tâm phúc bên ngoài cửa nói:

-Đại tướng quân, Thánh thượng cử người đến tuyên tướng quân đi.

Vũ Văn Thuật đành phải dừng lại, nói với ba con trai:

-Dù sao trong lòng các phải tự biết rõ, không nên trung thành ngu ngốc, phải lo lắng nhiều cho gia tộc chúng ta. Việc nhập binh cũng không cần gấp, chúng ta phải tính kế lâu dài.