Phiền gia, từ thời Ngũ Đại đã vì Đại Chiếu mà phụng sự, là thế gia võ tướng, gia huấn của Phiền gia chính là “Phụng sự quân thượng, trung với hoàng triều, vì quân thượng thâu tóm thiên hạ, thề sống chết không nghỉ”, từng người trong Phiền gia, chưa học đi đã phải đọc, phải viết câu gia huấn này trước tiên, sau đó là cố gắng luyện võ không ngừng.
Mà Phiền Ngọc Kì, là con trai độc nhất của đại tướng quân hộ quốc nhất phẩm đương triều- Phiền Tử Kì, lại được Phiền gia ví như một kỳ tài võ thuật trăm năm khó gặp, năm ấy chín tuổi đã đọc rất nhiều sách vở, không chỉ có ngộ tính cực cao trên phương diện võ thuật, mà tài năng về quân sự từ khi biết đọc biết viết đã vừa được hé mở, luận về binh thư các triều đại đều đã đọc làu làu, được Phiền gia xem là cột trụ của nước nhà, sẽ phá vỡ nhục cảnh làm một nước chư hầu của Đại Chiếu.
Người như thế, Phiền Tử Kì đối với con trai độc nhất càng thêm sủng ái, tuy rằng Ngọc Kì tuổi còn nhỏ không thể dẫn hắn đến chiến trường, nhưng phàm là có đại hội săn bắn hoặc đại lễ chúc mừng đều sẽ mang theo hắn, rèn luyện sự gan dạ sáng suốt cùng khí phách cho hắn.
Chiếu Hòa năm thứ hai mươi bảy, mừng thọ sáu mươi tuổi của Chiếu Hòa đế, cả nước chúc mừng, Phiền Tử Kì đóng quân ở biên quan không thể rời bỏ trận tuyến để tham gia lễ mừng long trọng được tổ chức ở kinh thành, tổ phụ của Phiền Ngọc Kì phụng mệnh quân thượng mang theo tiểu Ngọc Kì tham dự thịnh yến lần này.
Toàn thân áo giáp ngân sắc (màu bạc) nhẹ nhàng bao lấy thân hình nho nhỏ của thiếu niên, hiển lộ một cỗ anh khí hào hùng, trên đầu được buộc chặt bởi một sợi dây màu bạc long cân, mũ sắt bao lấy khuôn mặt non mềm dán sát hai bên thái dương, như vây rồng bay phấp phới giữa trời cao, tự nhiên mà uy phong lẫm liệt, hơn nữa Phiền Ngọc Kì mày rậm mắt to diện mạo tuấn tú, nhất định sẽ trở thành một tướng quân mạnh mẽ oai phong của gia tộc.
Chiếu Hòa đế ngồi trên cao cơ hồ liếc mắt một cái đã chú ý ngay tới Phiền Ngọc Kì, thường nghe người ta nhắc tới tinh hoa hiếm thấy của nền võ học này, quay đầu lại nhìn các hoàng tử đang ngồi bên cạnh mình, cuối cùng ánh mắt dừng lại trên người thái tử, mặc dù đứa con lớn của hắn đã hơn bốn mươi, hắn cũng có rất đông con trai nối dòng, nhưng hắn lại chỉ đặt kỳ vọng sâu sắc nhất lên người con thứ tám Chiếu Dịch mười ba tuổi.
Kỳ vọng này cũng không phải không có nguyên do, cũng giống Phiền Ngọc Kì có thiên tư cực cao trong võ học, với Trữ Chiếu Dịch bất luận về sách lược quân sự hay là quyền mưu chính trị người thường cũng khó có thể sánh được, tuổi còn nhỏ đã đọc đủ thứ thi thư, phàm là đạo lý nho giáo với hàng trăm ý niệm không một điều nào không thông hiểu, thấu đáo.
Chiếu Hòa đế vĩnh viễn nhớ rõ khi Chiếu Dịch bảy tuổi, đứng ngoài quan sát ngài phê duyệt tấu chương đã bày tỏ ý kiến, vừa thông suốt rõ ràng minh bạch, lại có trình tự phân minh, thông hiểu việc xưa, còn bàn cả về thuế má hiện nay, khiến cho tâm ngài run rẩy dữ dội, khi đó từ những biểu hiện của Chiếu Dịch ngài có thể cảm nhận được niềm tin kiên định muốn chấn hưng Đại Chiếu của hắn.
Tự đấy về sau, Chiếu Hòa đế liền vô tình mà hữu ý bắt đầu nghiêng về bồi dưỡng khai phá mọi loại tài năng của Chiếu Dịch, cùng với quá trình lớn lên của Chiếu Dịch, ngài dần dần phát hiện, khả năng thông hiểu của đứa nhỏ này vượt xa mong muốn cùng tưởng tượng của ngài, năng lực tiếp thu nhanh đến kinh người, hơn nữa không chỉ văn thao, võ lược cũng không bỏ sót, là kỳ tài trăm năm khó gặp!
Có người nối nghiệp như vậy, Chiếu Hòa đế tất nhiên là vui sướng vạn phần, Trữ Chiếu Dịch thời điểm mười hai tuổi đã được đặc ân vào đại điện tham gia nghe tấu trình và quyết định sự vụ, thấy rõ năng lực phân tích xuất sắc cùng với bản lĩnh ứng đối, quyết đoán dứt khoát của hắn, các cựu thần đều bị thuyết phục sâu sắc, lòng người sở hướng, Trữ Chiếu Dịch mười hai tuổi liền đăng quang lên ngôi vị thái tử, khiến cho nguyên thái tử Trữ Chiếu Trác dù không cam lòng, nhưng cũng không thể làm gì được.
Ngồi bên phải Chiếu Hòa Đế, Trữ Chiếu Dịch bắt gặp mâu quang của phụ vương đang hướng về phía mình, một đôi mắt trong trẻo nhưng lạnh lùng không chút cảm xúc dao động, sự khen ngợi cùng sủng ái của phụ vương làm cho trong lòng y kính nể, mặc dù còn trẻ đã ở địa vị cao, nhưng y thập phần rõ ràng vị trí của mình, cũng không cậy tài khinh người, chính là thiên tính trời cho, tính tình y vẫn luôn lãnh tĩnh đạm mạc, đối với sự việc gì phát sinh cũng đều lấy lý tính phân tích, không hề làm theo cảm tính, nhưng chính khí độ không màng phân tranh này của y lại khiến cho con người y càng thêm có sức thuyết phục.
Trữ Chiếu Dịch cùng Chiếu Hòa đế giống nhau, giữa đông đảo con cháu quan lại chú ý trước hết chính là thiếu niên Phiền Ngọc Kì......
Mà Phiền Ngọc Kì, giữa một đám hoàng tử kia chú ý đầu tiên cũng chính là đương kim thái tử Chiếu Nguyên Quân ( chú thích 1).
Mũ bạch ngọc bó buộc gọn mái tóc đen dài, toàn thân vận hoa phục hoa văn hình rồng kim sắc cùng bên hông đeo một thanh gươm chuôi có gắn ngọc lưu ly sương hoa toát lên khí chất quý phái của bậc đế vương, nhưng làm cho thiếu niên Ngọc Kì ấn tượng khắc sâu nhất không phải vẻ ngoài tuấn đĩnh xuất chúng của Chiếu Nguyên thái tử, mà hắn cảm nhận được là khí chất bên trong cùng đôi mắt đen nhánh thâm sâu như vân tế biến ảo không ngừng của đối phương.
Hắn tuổi còn nhỏ vẫn đọc không ra tình tự ẩn hàm trong đôi mắt kia, thẳng đến khi lớn, luôn hầu hạ bên cạnh người này liên tục nhìn thấy loại ánh mắt này của y, hồi tưởng lại, mới biết được trong đôi mắt kia từ đầu đến cuối đều cất giấu dự tính cùng mưu lược mênh mông đến dường nào.
Nhưng không dựa vào lý trí mà chỉ là cảm giác nhạy bén, bất tri bất giác trong lòng Phiền Ngọc Kì đối với thái tử mới lần đầu gặp mặt này sinh ra một loại cảm giác kính nể. Cho nên ở thọ yến khi thiếu niên giúp vui bằng cách so kiếm, cặp mắt kia càng nhìn chăm chú hơn làm cho trước mắt hắn sinh ra cảm giác kính sợ, hắn lui bước, thua bởi vị đế vương trẻ tuổi còn chưa rút thanh kiếm ngọc lưu ly ra khỏi vỏ......
Gần ngay khi trận tỷ thí giữa hai người kết thúc, không đợi Trữ Chiếu Dịch mở miệng nói ra điểm mù trong kiếm thuật của Phiền Ngọc Kì, kế tiếp một tình huống đột phát, làm cho tất cả mọi người kinh hãi ngây ngẩn cả người.
Mũi tên sắc bén cùng với âm thanh xé rách không khí mạnh mẽ lao tới, xuy một tiếng bắn xuyên qua hai thiếu niên lúc đó đang đối mặt nhau, ước chừng tiến vào hơn hai tấc.
Trong nháy mắt, không khí vốn đang hài hòa ngưng đọng lại, một khắc trước còn huyên náo ầm ĩ, sau khi nhận thức sự việc vừa xảy ra, mọi người đều nhìn chằm chằm vào mũi tên kia, ý thức lúc này nhất thời trống rỗng.
Phiền Ngọc Kỳ đứng thẳng ngay trung tâm đội nhạc võ còn chưa biết phản ứng thế nào với tình huống này, thì mưa tiễn đầy trời liền bay tới.
Trong mắt mọi người đang kinh hoảng là sự sợ hãi đến tột cùng, chứng kiến khắp bầu trời những mũi tên tử vong như một cái lưới ập xuống, mọi người lúc này mới lấy lại hồn phách của mình. Kêu lên sợ hãi chạy trốn, tránh không kịp liền bị vũ tiễn sắc bén xuyên qua thân mà chết.
Tiếng kêu kinh hoảng, tiếng hô đau đớn, tiếng gọi ầm ĩ hợp thành một dàn âm thanh tử vong của những con người tuyệt vọng.
Ngốc lăng đứng tại chỗ, Phiền Ngọc Kì trừng lớn mắt, ánh lên trong đó là cảnh tượng người chết thảm, tranh nhau chạy trốn, trong nháy mắt, hắn cơ hồ quên hết mọi thứ, quên cả binh thư cùng võ nghệ, trong đầu hiện ra một mảnh trống rỗng, chỉ còn lại sự sợ hãi nguyên thủy theo bản năng, thậm chí quên luôn phải trốn tránh, thẳng đến khi bị người đối diện nhào tới......
“Đừng ——!”
Hắn rõ ràng nghe thấy một tiếng kêu từ phía trên, biết rõ người bảo vệ mình chính là thái tử Đại Chiếu, nguyên bản là người mà bản thân thề phải sống chết bảo vệ sau này, lại vẫn không biết nên phản ứng gì, chỉ là cử động tay hoặc chân, vậy mà thân thể hoàn toàn cứng ngắc mất đi sự linh hoạt thường ngày.
Trữ Chiếu Dịch cũng không đối với Phiền Ngọc Kì chưa đủ mười tuổi này trông mong điều gì, kéo theo hắn chạy nhanh tới bên sân, dựng một cái bàn thấp lên che ở trước người tránh sự uy hiếp từ cơn mưa tên, dùng thanh âm như muốn đóng băng đại não cơ hồ khiến người ta lạnh đến thấu xương, nói với hắn một câu: “Không cần chạy loạn! Đứng ở nơi này!”
Sau đó cũng không quay đầu lại dấn thân vào trong làn mưa tên, Phiền Ngọc Kì sợ sệt nhìn bóng dáng kia, nhìn thiếu niên chỉ lớn hơn mình bốn tuổi kia quát to một tiếng với khí thế như sấm sét rút ra bảo kiếm Sương Lưu Hoa.
Bảo kiếm rút ra khỏi vỏ trong nháy mắt mang theo từng đạo ánh sáng bảy sắc, kiếm khí như cầu vồng, vung lên quét qua đánh gẫy tan tác mưa tên.
Trong chớp mắt chém ra bảy tám kiếm, cả màn tên tử vong bị kiếm khí sắc bén của y mở ra một chỗ hổng thật lớn.
【 Chúng tướng nghe lệnh! Bảo hộ Hoàng Thượng rút về đại điện! hộ vệ Mặc Khuyển theo ta tiêu diệt tặc tử! 】
Tình thế suy sụp trong nháy mắt được vị thái tử trẻ tuổi xoay chuyển, thanh âm trong trẻo không mang theo chút run rẩy, bình tĩnh hạ lệnh.
Trong khi ra lệnh, lại chém hơn mười kiếm, đem toàn bộ mưa tên đang không ngừng lao xuống chặt chém, đồng thời tiếp cận với nhóm thích khách bắn tên lẩn trốn trong góc bóng tối.
Đội hộ vệ đã được huấn luyện sau khi tuân lệnh từ trong hướng ra ngoài tầng tầng lớp lớp bảo vệ Chiếu Hòa đế, nhanh chóng hướng đại điện chạy tới. Không biết từ chỗ nào một bóng đen mặc giáp đỏ ẩn trong đám hộ vệ vung kiếm hướng tới nhóm thích khách xung phong liều chết.
Trong đó thái tử Trữ Chiếu Dịch tay cầm bảo kiếm Sương Lưu Hoa đứng mũi chịu sào, huy kiếm chém giết, theo một đạo hồng quang phát ra là từng mảng huyết sắc, cường hãn quả thực giống như Tu La trong địa ngục.
Phiền Ngọc Kì tránh bên chiếc bàn thấp, lẳng lặng nhìn cảnh chém giết phát sinh trước mắt, thân thể bị kiếm chém đứt từng mảng rơi trên mặt đất, vẫn còn co giật run rẩy không ngừng, máu phun trào từ màu đỏ dần biến thành màu đen, trong giây lát, đội nhạc võ đông như vậy giờ chỉ còn là những thi thể không nguyên vẹn chất thành đống.
Phiền Ngọc Kỳ hãy còn ngẩn người, giờ phút này trong đầu chỉ có một nghi vấn, đó chính là —— máu người nguyên lai đỏ như vậy, mùi vị lại khiến người ta buồn nôn như vậy.
Đó là lần đầu tiên Phiền Ngọc Kì nhìn thấy người với người tranh đấu chém giết, tại đây một ngày trước kia, “Thề sống chết bảo hộ chủ tử” một câu này ở trong đầu hắn vẫn chỉ là một khái niệm trừu tượng, luận về cụ thể hắn cũng không biết đến tột cùng thề sống chết là như thế nào? Là muốn ai chết? Phải là hắn hay là địch nhân?
【 kiếm là hung khí, kiếm thuật là kỹ thuật giết người, ngươi vung kiếm, chỉ có hình không có thần, chỉ có ý mà không có chí, nếu ngươi không nhận thức việc cầm kiếm giết người, vậy thà rằng sớm bỏ cuộc! 】
Trước mặt một tên thích khách xông tới giết hắn, hắn rút ra thanh kiếm Vân Tường phụ thân ban cho để chống trả, nhất thời bối rối hoàn toàn đã quên cách vung kiếm như thế nào, đứng ngoài cách xa mười thước, Trữ Chiếu Dịch lấy kiếm Sương Lưu Hoa giết tên thích khách này cứu hắn một mạng, lấy ngữ điệu lãnh tĩnh dị thường như vậy răn dạy Phiền Ngọc Kì.
Mặc dù mới chín tuổi, nhưng suy nghĩ đã có xu hướng trưởng thành, Ngọc Kỳ tập võ đã năm năm bị những lời này quát cơ hồ tổn thương đầy mình, cho nên khi màn chém giết chấm dứt, bản thân bị tổ phụ ôm vào trong ngực, hắn cũng chưa thể phản ứng.
Điều duy nhất làm cho hắn nhớ rõ, chính là khi Trữ Chiếu Dịch thu kiếm vào vỏ, được hộ vệ bao quanh rút ra mũi tên bị bắn vào vai, xoay người, do dự thoáng nhìn về phía mình.
Mâu quang phức tạp hắn nhìn không hiểu, hắn chỉ biết, ngày này, ngày hắn cùng với chủ tử của hắn lần đầu tiên gặp mặt, hắn lại được y cứu hai lần......
Hết chương 2
***
Chú thích 1: cách nói phổ biến, cổ nhân đều có hai tên, Trữ Chiếu Dịch ở đây, Chiếu Dịch là tên, Chiếu Nguyên là tự, mà cổ nhân sau khi lớn, trừ bỏ cha mẹ trưởng bối, người khác không thể xưng tên, chỉ có thể xưng tự, ở đây hy vọng mọi người không bị lừa dối mơ hồ ( kỳ thật kiến thức cổ văn ngẫu nhiên rất có hạn, chỉ bằng ngón tay, hy vọng mọi người thông cảm)
Về niên hiệu cũng giống như tự...... Thật sự vì Tiểu Vũ thật sự lười lặp lại tên, cảm thấy sẽ không ảnh hưởng nội dung chính văn, cho nên sẽ không tìm một cái tên mê hoặc đại chúng nưa......
Dưới là nội dung tìm trên Bai du:
Ở cổ đại, bởi vì đặc biệt coi trọng lễ nghi, cho nên cách sưng hô tên, tự thập phần chú ý. Trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, tên bình thường dùng để xưng hô khiêm tốn, gọi nhún nhường, hoặc trên đối với dưới, cách xưng hô lâu dài so với tạm thời. Trong khi đó ngang hàng, chỉ có tình huống sau khi quen thuộc mới xưng danh với nhau, ở đa số tình huống, nhắc tới đối phương hoặc gọi thẳng kỳ danh người khác, sẽ bị cho là một hành vi không lễ phép. Trong khi đó ngang hàng, xưng tự nhau, thì lại cho là có biểu hiện có lễ độ. Khi đối đáp, vị trí thấp đối với người tôn quý viết thư hoặc gọi, có thể xưng tự, nhưng tuyệt đối không thể xưng danh, nhất là danh của quân chủ hoặc cha mẹ trưởng bối mình, ngay cả đề cập cũng không thể đề cập, nếu không chính là “Đại bất kính” hoặc gọi “Đại nghịch bất đạo”, cho nên liền nảy sinh chế độ cấm kỵ đặc biệt có ở nước ta.
<Lời tác giả Vũ Giả>