Thất Nương (Xuyên Việt Chi Tiền Duyên Ngộ)

Quyển 2 - Chương 11




Tiểu tỳ kia cầm một lẵng hoa, vừa đi vừa tung cánh hoa trong lẵng ra rơi lả tả trên mặt đất đến tận bàn đặt đàn.

Nàng đi xuống dưới rồi, Ôn Ôn chính thức lên đài.

Ôn Ôn trên mặt che sa mỏng, trên đầu chỉ cài nghiêng một cây trâm bạch ngọc, một thân y phục màu lam nhạt tay rộng hiển lộ phong tư yểu điệu, một tiểu tỳ ôm thất huyền cầm theo sau nàng uyển chuyển bước đến bàn đặt đàn.

Ngồi dưới đài có người tinh mắt, liếc mắt có thể nhận ra trên người nàng mặc là thiên hồ tiên do Khởi La Phưởng (nghĩa là tơ lụa đẹp) của Tham Diêu quốc làm ra, lụa thiên hồ tiên màu sắc tươi đẹp thanh thuần như màu trời, có người nói một năm chỉ mười cuộn được dệt ra.

Thiên hồ tiên này là Trần Cương, Giang Ngư mang đến cho Thất Nương, cùng đưa đến còn có lụa tơ bạch liên, lụa thúy lũ, son và dầu thơm.

Đều là tinh phẩm của Khởi La Phưởng, vì Văn Ngọc Đang thích đồ trang điểm nên Thất Nương đã đem son phấn dầu thơm cho nàng. Lần này để Ôn Ôn lên đài, Thất Nương đúng là ra hết cả vốn.

Ôn Ôn ngồi trên đài, xuyên qua khăn che mặt nhìn… trời ạ! Nhiều người như vậy? Nàng hít sâu một hơi, vốn đang căng thẳng lại càng thêm căng thẳng.

Hít sâu, bình tĩnh! Bình tĩnh! Nàng dùng cách Thất Nương dạy cho tự trấn định mình… Sau này tự do hoàn toàn trong tay, cho nên ngàn vạn lần không thể thất bại.

“Ngươi bước đi nhất định phải ngẩng đầu ưỡn ngực, nhịp bước chân ổn chậm uyển chuyển nhẹ nhàng, ngươi nói chuyện cũng nhất định phải cao ngạo, nếu như trong lòng thấy căng thẳng thì hãy nhìn vào đàn của mình, đừng nhìn xuống dưới.” Cao Nguyệt là công chúa, Ôn Ôn không có cách nào có được phong thái của nàng, cho nên Thất Nương chỉ đành tận lực giúp nàng tương tự như Cao Nguyệt, về phần giống được bao nhiêu phần đành mặc cho số phận.

Nghĩ đến lời Thất Nương, nàng dứt khoát cúi đầu vuốt ve đàn, chậm rãi mở miệng nói: “Có vị bằng hữu đã khuất tặng cho ta một chiếc lục kiều (hình như là tên của cây đàn), ta rất thích, ba lần này ta sẽ dùng nó đàn cho các vị nghe.” Cao Nguyệt là danh gia, nhất định là có cổ cầm chuyên dùng, cây đàn này không thể tạo giả, nếu không người sáng suốt liếc mắt một chút là có thể vạch trần, cho nên Thất Nương trước để Ôn Ôn nói rõ, miễn cho người khác nổi lên lòng nghi ngờ.

Tiếp đó nàng lại chậm rãi nói: “Từ khúc thứ nhất gần đây ta mới viết, tên gọi Kỷ Đa Sầu* (bao nhiêu sầu)”.

Ngón tay nhẹ gảy, tiếng đàn dần ngân lên, nàng nhẹ cao giọng hát:

Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu

Vãn sự tri đa thiểu

Tiểu lâu tác dạ hựu đông phong

Cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung

Điêu lan ngọc thế ưng do tại

Chỉ thị châu nhan cải

Vấn quân năng hữu kỷ đa sầu?

Kháp tự nhất giang xuân thuỷ hướng đông lưu

…….

Xuân hoa thu nguyệt bao giờ hết

Dĩ vãng bao nhiêu việc

Đêm qua gác nhỏ lại đông phong

Nước cũ chẳng kham ngoảnh lại dưới trăng trong

Hiên son bệ ngọc chừng nguyên tại

Chỉ có dung nhan đổi

Hỏi ai hay đặng bấy nhiêu sầu

Đầy ngập một dòng xuân thuỷ chảy về đông

Đây là một bài từ của NamĐường hậu chủ Lý Dục sau khi bị diệt quốc viết ra, tên là Ngu mỹ nhân (mỹ nhân ưu sầu).

Bài từ này ý cảnh trong đó rất thích hợp với Cao Nguyệt nước và nhà đều mất, cho nên Thất Nương lấy từ khúc này làm bài mở đầu, nàng muốn gây cho tất cả mọi người ấn tượng, Ôn Ôn chính là Cao Nguyệt, cho nên cố nhân kia mới có thể viết ra một ca khúc hợp với tâm tình nàng như vậy.

Thất Nương đưa cho Ôn Ôn từ khúc phần lớn đều là bài hát từ album Đạm Đạm U Tình của Đặng Lệ Quân, được biên soạn để độc tấu, trong đó dùng các tác phẩm kinh điển của Lý Dục và nhiều danh tác gia nổi tiếng đời Tống, Kỷ Đa Sầu này là một trong số đó, bản biên soạn này là một trong những ca khúc cũ mà ông nội nàng thích nhất.

Giọng của Ôn Ôn tuy rằng không ngọt như của Đặng Lệ Quân, nhưng thanh cao trong vắt rất thích hợp ca hát, đây cũng là một trong những nguyên nhân Thất Nương chọn nàng.

Thất Nương cho rằng những bài hát này tương đối mà nói có vẻ thích hợp với thời đại này, nàng không cho rằng những ca khúc hiện đại có thể đánh lừa được đám “cổ nhân” dưới đài.

Đầu tiên là văn nói sẽ không giống với tác phẩm của Cao Nguyệt… Đừng tưởng rằng ở thời đại này dùng văn nói để hát là sẽ thành siêu quần xuất chúng, bạn sẽ bị người ta cho là thân phận thấp kém không được học hành mới có thể thô lậu như vậy, cho nên ngoài phần nhạc, phần lời cũng rất quan trọng.

Một khúc Kỷ Đa Sầu Ôn Ôn hát xong, đại sảnh vẫn lặng thinh, Ôn Ôn trái tim đập thình thịch như sắp nhảy ra ngoài, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi cũng không dám lau.

Rốt cục nàng nghe được tiếng vỗ tay nhẹ nhàng bên dưới, một người cao giọng nói: “Cao Nguyệt tiểu thư quả nhiên danh bất hư truyền.” Ôn Ôn nhìn qua mảnh sa che mặt, không khỏi vừa mừng vừa sợ, người nói ngồi ở hàng giữa, chính là Bố Y tiên sinh Lý Tân Liên.

Theo tiếng vỗ tay của ông ta, toàn đại sảnh cũng vang lên tiếng vỗ tay như sấm dậy, mọi người đều lộ ra vẻ hưng phấn.

“Chỉ cần bài đầu tiên qua ải, như vậy lần này chúng ta đã thành công được một nửa rồi.” Nghĩ đến lời Thất Nương, Ôn Ôn sau tấm sa che mặt rốt cuộc cũng nở được nụ cười đầu tiên trong ngày hôm nay.

Đứng sau cây cột trên lầu hai Thất Nương cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm.

Sau đó, Ôn Ôn đàn tiếp bài thứ hai không có lời, là nhạc thất huyền cầm của Trung Quốc “Thu thủy” và “Ngư tiều vấn đáp”.

Bài “Thu thủy” tiếng đàn êm ả dịu dàng, thanh thoát phóng khoáng mà trong trẻo, nhấn nhá đủ, dư âm vang vọng.

Nghe bản nhạc này thực có thể tĩnh tâm, thanh lọc muộn phiền, buông mọi ham muốn.

Mà “Ngư tiều vấn đáp” là những vui vẻ tự đắc của ngư tiều khi đi qua nơi non xanh nước biếc, biểu đạt xem thường đối với những kẻ theo đuổi danh lợi.

Giai điệu phóng khoáng tự nhiên, biểu hiện ra thần thái thản nhiên tự đắc của ngư tiều.

Hai khúc này là đàn cho Bố Y tiên sinh nghe.

Muốn được mọi người thừa nhận, cách tốt nhất là đạt được sự tán thưởng của Bố Y tiên sinh, chỉ cần hắn cho rằng Ôn Ôn là Cao Nguyệt, như vậy những người khác sẽ không còn nghi ngờ Ôn Ôn là giả.

Quả nhiên Bố Y tiên sinh lộ ra vẻ say sưa thưởng thức.

Không ai nghi ngờ Ôn Ôn có thể soạn ra những khúc nhạc xuất sắc đến thế, bởi vì nàng là Cao Nguyệt, chỉ có danh gia như nàng mới có thể soạn ra những khúc nhạc như vậy.

Hai khúc nhạc đàn xong, một người ngồi cùng bàn với Hạ Lan Thuyền nói: “Nghe nói Cao tiểu thư vì thi từ của Lưu tiểu thư mà phổ nhạc khúc, không biết lúc này chúng ta có vinh hạnh được nghe không?” Dưới đài không ít người hùa theo phụ họa.

Lúc này tự tin của Ôn Ôn đã tăng gấp bội, nàng thản nhiên nói: “Khúc tiếp theo chính là ta soạn cho lời thơ của Lưu tiểu thư, chỉ là không biết có thể xứng với thi từ của Lưu tiểu thư hay không, khúc nhạc này có tên là Minh nguyệt bao giờ có.” Chính là bài thơ “Thủy điệu ca đầu” của Từ Thức.

“Minh nguyệt kỷ thời hữu?

Bả tửu vấn thanh thiên.”

(Trăng sáng bao giờ có?

Nâng chén hỏi trời cao)

……….

Khi Ôn Ôn hát xong câu cuối cùng, lại là một trường im lặng, Ôn Ôn cũng không căng thẳng như lúc đầu nữa.

Nàng nhìn mọi người bên dưới đài, thấy Bố Y tiên sinh mặt lộ vẻ kinh ngạc, đám người Hạ Lan Thuyền tất cả đều tràn đầy cảm xúc, thậm chí còn có người hai mắt tỏa sáng… Nhạc khúc này kỳ thực so ra thì không bằng được “Thu thủy” và “Ngư tiều vấn đáp”. Nhưng phối với ca từ… Lời làm cho nhạc hay thêm một bậc, nhạc khiến ý cảnh trong lời thêm phần thản nhiên hờ hững, ngươi sẽ biết cái gì gọi là châu liên bích hợp, cái gì gọi là giao tương huy ánh (nâng đỡ, bù đắp cho nhau).

“Hay lắm, chỉ nguyện người trường cửu, ngàn dặm cộng thiền quyên. Quả nhiên là tuyệt phối, cũng chỉ có tiếng đàn của Cao tiểu thư mới có thể xứng với lời từ của Lưu tiểu thư.” Rốt cuộc cũng có người mở miệng nói, người mở miệng đầu tiên là một thanh niên đầu đội mũ cao một thân hoa phục ngồi cạnh Lí Mộ.

Hắn nói xong lập tức đứng dậy vỗ tay hoan nghênh, mọi người như từ trong ca khúc tỉnh lại, mỗi người đều đứng dậy theo, lần này tiếng vỗ tay kéo dài không dứt.

Đợi cho tiếng vỗ tay cuối cùng cũng dừng lại, Lí Mộ cười nói: “Thập nhất vương gia cũng cho là tuyệt phối sao? Thật sự là anh hùng sở kiến lược đồng.*

Cũng như Cao tiểu thư, Lưu tiểu thư chính là nhân vật như vậy, thực sự là hết thảy nam nhân trong thiên hạ đều mộng tưởng, đáng tiếc bản nhân đã sớm có người trong lòng.”

* Anh hùng sở kiến lược đồng: thành ngữ, chỉ hai ý kiến tương đồng, hai người chủ trương không mưu mà hợp (không bàn bạc mà đưa ra chủ kiến như nhau.)

Thất Nương nghe được thấy buồn cười, hắn đây là ngang nhiên biểu thị không phải Văn Ngọc Đang thì không cưới? Vì vậy liền quay đầu xem Hạ Lan Thuyền có phản ứng gì…

Ở vị trí của Thất Nương không nhìn rõ vẻ mặt của Hạ Lan Thuyền, nhưng nghe một người bên cạnh hắn nói: “Đó là đương nhiên, có điều, tuy là hết thảy nam nhân đều mộng tưởng, cũng phải có được sự ái mộ của tiểu thư mới được…” Nghe giọng thì đúng là người đã nói muốn nghe Cao, Lưu hợp khúc, trong lời có ý, ám chỉ Lí Mộ tự mình đa tình.

“Cũng vậy thôi, cũng vậy thôi.” Lí Mộ khẽ cười nói.

Sau đó bọn họ cũng không cùng xuất hiện một lúc nữa, một lòng nghe Ôn Ôn diễn tấu.

Hạ, Lí hai người đều là kẻ thông minh, bọn họ mặc dù có tranh chấp, nhưng tuyệt không ở trong này để người khác xem náo nhiệt.

Cứ như vậy, buổi biểu diễn của Ôn Ôn vô kinh vô hiểm kết thúc.

Mà từ khoảnh khắc này về sau, danh tiếng của Cao Nguyệt và Lưu Thất Nương lại nâng cao một bậc, trong thời gian một tháng từ lúc này, khắp đầu đường cuối ngõ của Long Thành, bất luận bình dân hay quý tộc, mọi người đều say sưa hăng hái nói về các nàng.