Thập Niên 80: Nữ Phụ Đáng Thương Nhận Nhầm Nam Chính

Chương 11: Thư tín




Không ai ngờ rằng Lâm Kiều lại đột ngột hỏi câu này.

Trong sự ngỡ ngàng, Từ Lệ vẫn mỉm cười, nhẹ nhàng hỏi: "Sao tự dưng lại nhắc đến chuyện này?"

"Lần này về, anh họ cháu có nói chút ít." Lâm Kiều nhìn thẳng vào ông cụ Quý, ánh mắt thản nhiên. "Chú thím cháy nói hai nhà đã mâu thuẫn đến mức này, nhà họ Quý chắc không còn muốn nhận cháu nữa. Vậy nên, liệu có phải nhà họ Lâm thực sự đã làm điều gì có lỗi với nhà họ Quý, có lỗi với ông?"

Cô không phải người sẽ giữ vết thương mưng mủ trong lòng. Một khi đã biết có vấn đề, cô muốn làm sáng tỏ sớm hơn.

Đôi mắt của Lâm Kiều sáng ngời kiên định giống bố cô, và càng giống hơn hình ảnh ông nội cô khi còn trẻ mà ông cụ Quý gặp lần đầu. Người đàn ông đó liều mình trong trận chiến, nhưng khi nhờ ông viết thư về nhà thì lại lộ ra vẻ lúng túng, ngượng ngùng.

Đó cũng là người từng đứng trước ông, máu nhuộm đỏ cả thân mình để lại lời dặn dò cuối cùng.

Dù sau đó ông ấy đã được cứu sống, nhưng những lời nói đó, từng câu, từng chữ ông vẫn còn nhớ mãi.

Ông cụ Quý thở dài: "Thực ra cũng không có lỗi gì. Năm đó xảy ra chuyện: ông, bà nội Quý và chú nhỏ của cháu đều bị điều đi. Bác Quý của cháu cũng bị liên lụy. Khi đó, bác gái cháu đang mang thai Tiểu Linh, lo lắng đến mức cả người lớn lẫn trẻ con đều bất an. Ông chỉ nghĩ nhà cháu ở xa, lại là gia đình liệt sĩ, nên muốn gửi Tiểu Trạch đến nhà cháu để tránh bão."

"Nhà cháu đã từ chối?"

Ông cụ Quý im lặng, rồi ngừng lại một lúc mới nói: "Nhà cháu làm vậy cũng là bình thường. Thời buổi ấy rối ren, ai mà không sợ?"

Đó là ông đang tìm cách bào chữa cho nhà họ Lâm. Thực tế, nhà họ Lâm không chỉ từ chối mà còn thẳng thắn nói không muốn có liên quan gì đến nhà họ Quý nữa.

Nhưng vào thời đó, bao nhiêu gia đình đã phải cắt đứt quan hệ vợ chồng, cha con? Mọi người chỉ là cố gắng bảo vệ mình mà thôi.

Ông cụ Quý không nói chuyện này với con trai hay con dâu, nhưng từ đó về sau, ông thật sự không liên lạc với nhà họ Lâm nữa, cho đến khi Lâm Kiều tìm đến.

Không ngờ rằng sau khi nghe xong, Lâm Kiều liền lục tìm trong túi, "Chuyện năm đó, có lẽ ông bà nội cháu hoàn toàn không biết."

Ông cụ Quý sững sờ.

Cô lấy ra một chồng thư, "Bà nội cháu không biết chữ, nhưng bà có thói quen giữ thư từ, dù không hiểu gì nhưng giữ lại khiến bà cảm thấy an lòng. Những bức thư ông nội cháu gửi về, và cả thư ông gửi cho ông nội cháu sau đó, bà đều giữ lại, sắp xếp theo thời gian. Cháu đã xem qua, nhưng không có bức nào giống như ông nói."

"Không có?" Lần này ông cụ Quý thật sự kinh ngạc.

"Thật sự không có." Lâm Kiều một lần nữa khẳng định. "Vậy nên cháu nghĩ, liệu có khả năng lá thư đó đã bị chú cháu chặn lại."

Ông cụ Lâm sẵn sàng hy sinh cứu người, chắc chắn không phải người sợ bị liên lụy. Bà cụ Lâm cũng không phải người không hiểu tình nghĩa. Có lẽ lá thư chưa bao giờ đến tay hai ông bà, mà đã bị chặn lại. Họ hoàn toàn không biết gì cả.

Suy cho cùng, họ không biết chữ, việc đọc thư, viết thư đều do Lâm Thủ Nghĩa lo liệu.

Lâm Kiều trịnh trọng đặt chồng thư lên giường bệnh, ông cụ Quý cầm lấy, bỗng cảm thấy hơi nặng nề.

"Cũng có thể cháu đoán sai, nhưng trước khi qua đời, bà nội đã dặn cháu rằng nếu gặp khó khăn thì hãy tìm đến ông. Theo những gì cháu hiểu về bà, nếu bà thật sự biết chuyện này, chắc chắn bà sẽ không dám nói với cháu như vậy."

Lâm Kiều chỉ nói những gì cô biết. Nếu có thể tháo gỡ khúc mắc thì tốt, không thì cô cũng không ép buộc.

Thấy ông cụ Quý im lặng nhìn vào chồng thư mà không nói, cô quyết định để không gian cho hai ông bà cụ: "Trễ rồi, cháu không quấy rầy ông nữa, ông nghỉ ngơi đi."  Edit: FB Frenalis

Từ Lệ cũng cần thời gian để suy nghĩ kỹ lưỡng, nên bà gọi Quý Đạc: "Con đưa Kiều Kiều về, tiện thể ở nhà nghỉ ngơi luôn. Hai ngày nay cũng mệt rồi."

Lần này, Quý Đạc không nói gì về việc ở lại chăm sóc, anh liếc nhìn chồng thư rồi nói, "Bố mẹ cũng đi ngủ sớm đi."

Khi hai người rời đi, Từ Lệ nhấn nhấn thái dương, hỏi ông cụ: "Ông có cần tôi giúp đọc không?"

Ông cụ Quý hồi trẻ nóng tính, giờ dù đã bớt nhiều nhưng nếu chuyện này không được giải quyết, đêm nay ông cũng chẳng thể ngủ yên.

Không ngờ ông ngẩng đầu lên, hỏi: "Kính lão của tôi đâu rồi?" Rõ ràng ông tự mình muốn xem.

Từ Lệ lấy hộp kính từ ngăn kéo giúp ông, rồi cũng ngồi xuống bên giường: "Xem thử cũng tốt. Kiều Kiều không phải người hay nói dối."

"Nếu con bé nói dối, chuyện về chú thím con bé đã thêm thắt nhiều rồi."

Lâm Kiều luôn rất rõ ràng mục đích của mình, là muốn thoát khỏi ngôi nhà đó, chứ chưa từng nghĩ sẽ lợi dụng người nhà họ Quý để trả thù hai người kia.

Ông cụ đeo kính lên, mở bức thư đầu tiên, những dòng chữ quen thuộc lập tức kéo ông về ký ức xa xưa.

Lúc Lâm Xương bị điều về quê, ông đã nghĩ ông ấy sẽ tìm mình giúp đỡ. Nhưng kết quả là ông ấy im lặng trở về nhà. Khi ông hỏi đến, ông ấy chỉ nói mình không biết làm gì, về quê làm ruộng là tốt nhất. Nếu muốn giúp, thì sau này có thể chăm lo cho con trai ông ấy nhiều hơn.

Sau đó, Lâm Xương thật sự đã gửi con trai đến nhập ngũ, nhưng trong thư không nhắc đến một lời.

Khi ông gặp lại Lâm Xương đến nhận di vật của con trai, ông mới biết người con trai đó đã hy sinh trên chiến trường, ngay dưới quyền chỉ huy của ông.

Ông cụ lặng lẽ lật từng lá thư, trong phòng chỉ còn tiếng giấy sột soạt.

Một lúc lâu sau, ông mới tháo kính xuống, nhắm mắt và bóp nhẹ sống mũi, "Đúng là không có hai lá thư năm đó."

Lâm Kiều không biết, năm đó ông thực ra đã viết hai lá thư, và chỉ khi đến lá thứ hai mới nhận được hồi đáp.

Ông cụ thở dài một hơi: "Năm đó tôi cũng từng nghi ngờ, ông Lâm và vợ ông ấy không phải người như vậy. Nhưng thời ấy, những người tưởng là tốt, có bao nhiêu người đã cắt đứt quan hệ với chúng ta? Khi đó, chính chúng ta còn lo không nổi."

"Đúng vậy, tôi còn không nghĩ mình có thể quay về." Từ Lệ thấy ông xem xong, liền giúp ông xếp lại chồng thư.

Ông cụ lại thở dài: "Vợ chồng ông Lâm đều tốt, Thủ Nhân cũng đáng tin, sao cậu con út lại thành ra như thế?"

"Khi sinh cậu con út, ông Lâm đã ra chiến trường rồi đúng không?" Từ Lệ nói, "Cậu ta vừa sinh chưa được bao lâu thì ông Lâm đã đi, cả nhà lo lắng cho ông ấy nên có lẽ chiều chuộng cậu con út hơn. Không như con cả, lúc đó đã biết giúp đỡ chăm sóc em trai."

Rồng sinh chín con, mỗi người mỗi khác. Thật khó mà nói bố mẹ thế nào thì con cái nhất định sẽ như vậy.

Ông cụ đặt kính lên tủ đầu giường, bỗng chuyển chủ đề: "Tiểu Trạch dạo này có phải sắp được nghỉ phép không?"

"Có vẻ tôi có nghe nó nhắc thoáng qua, bảo là có chuyện gì với mấy người bạn từ thuở nhỏ."

"Vậy thì bảo nó nhanh chóng tranh thủ thời gian mà gần gũi với con bé Lâm đi, hai vợ chồng nhà họ Lâm ấy đúng là chẳng chuyện gì mà không dám làm. Không nhanh thì tôi chẳng yên tâm nổi."

Truyện được post cả hai nơi tại https://truyen2u.vip/tac-gia/frenalis và facebook Frenalis.

Cố tình chặn thư lại, rồi đoạn tuyệt liên lạc với chúng ta.

Rõ ràng biết Lâm Kiều có hôn ước từ nhỏ mà còn bán con bé đi, đến khi mọi chuyện vỡ lở, nhà họ Quý đến tận cửa, họ vẫn còn trơ trẽn đưa ra yêu cầu...

Từ Lệ cũng thấy nếu Lâm Kiều còn chưa lập gia đình, hai vợ chồng kia có khi lại gây thêm chuyện nữa. Nhưng bà có chút do dự, "Vừa nãy ông còn bảo "dưa ép ăn không ngọt"..."

"Đấy là tôi nói cho bõ tức! Bà nhìn xem, thằng cả nó đến đây là thăm tôi à? Rõ ràng là đến để bênh vợ nó!"

Ông lão vừa nghĩ đến đứa con trai cả, lúc nào cũng dở cái thói giải hòa là lại phát cáu, "Không nhắc nó nữa, bà nhìn con bé Lâm xem, xử lý mấy chuyện này đâu ra đấy, cẩn trọng mà gan dạ, lại biết chừng mực. Nhìn lại Tiểu Trạch, đến giờ vẫn chẳng sánh được với con bé. Con bé Lâm gả vào nhà mình thì Tiểu Trạch đúng là phước lớn, còn hơn để con dâu cả sắp xếp bừa bãi."

Nhắc đến Diệp Mẫn Thục, ông cụ không khỏi hừ một tiếng, "Cái mắt nhìn của con dâu cả đấy."

Có người càng già càng có tính trẻ con, Từ Lệ bị câu nói đó làm cho bật cười, "Ông nói gì thế, chẳng phải cũng bao gồm cả Tiểu Trạch với thằng cả à? Mẫn Thục mắt nhìn không tốt, mắt nhìn không tốt mà lại chọn đúng con trai ông?"

"Nếu mắt nhìn của nó tốt thì đã phải coi trọng thằng hai."

Nói về năng lực, Quý Quân thật sự không sánh bằng Quý Đạc. Cùng vào quân đội, nhưng Quý Đạc thậm chí chẳng cần dựa vào gia đình, còn Quý Quân thì nhờ vào tiếng tăm của bố mình mà chỉ làm công việc hành chính, cuối cùng cũng sớm chuyển sang công tác dân sự.

Nhưng lời này ông cụ có thể nói, còn Từ Lệ thì không tiện đáp, "Nói thế lại càng không hợp lý, thằng hai lúc đó mới có mấy tuổi?"

"Nếu thằng hai đủ tuổi thì cũng chẳng bao giờ giống thằng cả. Tiếc là thằng hai với con bé Lâm lại cách biệt một thế hệ, nếu không phải do Tiểu Trạch, tôi đã để con bé Lâm gả cho thằng hai rồi. Cái thân to lớn ấy mà còn nghe lời mẹ."

Thay vì trách cháu trai, cái gai trong lòng ông cụ thực sự lại nằm ở cô con dâu cả.

Từ Lệ biết nhưng không nói ra, liền chuyển đề tài, "Thế thì hôm nào ông nói chuyện với Tiểu Trạch một lần kỹ lưỡng đi."

"Biết rồi." Ông cụ rõ ràng đã mệt mỏi, lại xoa xoa trán, "Tôi già rồi, lại mang bao vết thương cũ, ngày hôm nay qua được thì chưa biết ngày mai thế nào. Không có quan hệ hôn nhân, con bé suy cho cùng vẫn là người ngoài. Sau này tôi không còn nữa, ai sẽ chịu chăm sóc cho nó?"

Những lời này thật chẳng may mắn, Từ Lệ không muốn nghe, "Mới nằm viện hai ngày mà đã nghĩ xa đến thế rồi, tôi còn chờ ông trông cháu cho thằng hai kia kìa."

"Cháu ấy à?" Vừa nhắc đến chuyện cưới hỏi của Quý Đạc, ông cụ lại nổi giận, "Nó mà không độc thân cả đời đã là may lắm rồi! Suốt ngày mặt mày lạnh tanh, giới thiệu đối tượng cho nó cũng chẳng buồn nhìn. Tôi còn lo có ngày nó mang một thằng con dâu về, đến lúc đó tôi tức chết mất!"

*****

Quý Đạc - người có thể khiến người ta tức chết, giờ đã về đến nhà, vì trời đã khuya nên anh trực tiếp ở lại căn nhà cũ.

Lâm Kiều cũng quay lại căn phòng mà cô đã ở qua đêm trước đó, phát hiện có lẽ vì biết cô sẽ quay lại, bình nước nóng đã được đổ đầy. Cô vừa đặt đồ xuống thì dì Trương đã mang đến một túi nước nóng đến, "Nghe nói cô bị cảm, cái này cầm để giữ ấm."

Không cần nghĩ, "nghe nói" này chắc là nghe từ Quý Đạc.

Người đàn ông ấy nhìn có vẻ lạnh lùng, nhưng có lẽ trách nhiệm trong anh rất lớn, những gì được giao vào tay anh, anh đều để tâm.

Lâm Kiều bấy giờ mới nhớ ra mình vẫn đang mặc áo khoác của anh, liền nhanh chóng cởi ra, định trả lại.

Sau bữa tối thì uống thêm một liều thuốc nữa, cơn sốt của cô đã hạ, cơ thể cũng không còn lạnh như trước. Đây là áo quân phục, dù Quý Đạc cần mặc hay giặt, trả lại sớm vẫn hơn để khỏi làm phiền người ta.

Ngôi nhà tứ hợp viện của nhà họ Quý có hai phần: phần trước là nơi ở của hai vợ chồng già và hai người con trai, phần sau dành cho các hậu bối và người giúp việc.

Lúc này mọi người đều đã đi cả, chỉ có phòng của Quý Đạc còn sáng đèn, Lâm Kiều đi qua nguyệt môn, liền tìm thấy.

Có lẽ anh chuẩn bị đi ngủ, rèm cửa đã kéo lại. Lâm Kiều vội bước nhanh hơn, vừa định gõ cửa thì không biết dưới chân giẫm phải cái gì, bỗng nhiên trượt ngã, cả người đổ về phía cánh cửa.

Cửa này bằng gỗ chắc chắn, nếu va mạnh, không biết sẽ đau cỡ nào.

Lâm Kiều cố gắng chống tay, đây là loại cửa chốt, anh không chốt cửa, thế là đẩy một cái, cánh cửa bèn bật mở.

Cô loạng choạng hai bước, may mà kịp vịn vào vách cửa để đứng vững.

Chưa kịp thở phào nhẹ nhõm, cô đã nghe một tiếng trầm thấp lạnh lùng vang lên: "Ai đấy!"

Quý Đạc hành động nhanh chóng, anh túm lấy chiếc áo sơ mi treo trên lưng ghế. Vì khoảng cách gần, gấu áo suýt nữa chạm vào mũi Lâm Kiều.

Lâm Kiều chỉ liếc qua một cái đã thấy tấm lưng với những cơ bắp săn chắc của anh. Không chỉ lưng, thắt lưng của anh cũng đã cởi, chiếc quần quân đội trễ xuống, lộ ra phần eo rắn chắc và bên trong một mảnh đen thuần. (cái gì thế nhỉ 🤔🤣)

Trời ơi... Sao anh lại đang thay đồ thế này!

Khuôn mặt Lâm Kiều đỏ bừng, vội vàng quay đi, "Tôi mang trả áo, không may trượt ngã ở cửa."

Ông trời chứng giám, cô đã định gõ cửa rồi, không có ý đột nhập.

Quý Đạc nghiến chặt quai hàm, nhưng vẫn theo lời cô mà nhìn xuống đất, quả thật có một viên đá nhỏ không đáng chú ý.

Vừa lạnh mặt cài lại cúc áo, anh vừa vươn tay nhận lấy áo khoác, định nhanh chóng tống khứ cô đi, thì cổng viện bất ngờ mở ra.

"Dì Trương! Tối nay cháu ngủ lại đây, không về nữa..."

Một cô gái nhỏ tầm mười mấy tuổi ôm cặp sách chạy vào, miệng chu chu phụng phịu. Vừa ngẩng đầu lên, cô bé nhìn thấy cảnh tượng này, liền hít một hơi thật sâu.

Chưa kịp để ai phản ứng, cô bé quay người chạy vụt ra, "Cháu không thấy gì hết!"