Thập Niên 80 Ngày Lành

Chương 9: 9: Nói Chuyện Phiếm Thôi Mà






Thị trấn Thanh Vân là thị trấn chính của huyện Thanh vân, được quy hoạch tương đối tốt, so với các thị trấn xung quanh thì phát triển hơn rất nhiều, bởi bì chính quyền huyện được xây dựng trên trục đường chính của thị trấn Thanh Vân.
"Họ.." Mã đại gia đánh xe lừa, ngừng lại ở lối vào chợ nông sản: "Cháu gái, đây chính là chợ nông sản.

Tôi và bà ấy đi vào bày sạp, cháu cứ trực tiếp đi vào cửa phía nam là được."
Từ Thiên Lam ngẩng đầu nhìn lối vào treo một tấm biển, bên trên viết mấy chữ "chợ mua bán nông sản".
"Đây là cửa bắc, chủ yếu bán nông sản, bên kia là cửa nam, bán đồ dùng sinh hoạt, cháu qua bên kia đi." Thím Cao nói, bà ấy đi cùng với Mã đại gia và Từ Thiên Lam.
"Vâng, cháu cảm ơn hai ông bà, vậy cháu đi trước." Từ Thiên Lam gật đầu, cảm ơn hai người.
"Ơn nghĩa cái gì chứ! Cháu yên tâm, bà sẽ không nói lại với người khác, cháu bán lấy tiền mua thêm đồ ăn cho bọn nhỏ, chúng rất đáng thương." Thím Cao vỗ vỗ Từ Thiên Lam, giống như muốn nói "Từ Thiên Lam này thật đáng thương, một mình chăm sóc hai đứa nhỏ".
Muốn biết vì sao thím Cao lại có biểu hiện như vậy, thì phải nói đến việc lúc tờ mờ sáng.
Hôm nay, trời còn chưa sáng, Từ Thiên Lam đi nhờ xe lừa của Mã đại gia lên thị trấn, vừa hay hôm nay thím Cao cũng muốn đi nhờ xe lên thị trấn bán trứng gà.
Thím Cao ở thôn Đông Lô cũng là một người có tiếng tăm, bởi vì bà ấy có một biệt hiệu gọi là "Cái loa nhỏ", ý trên mặt chữ.

Bà ấy là kẻ chuyên ngồi lê đôi mách, nhà ai có chuyện gì bà ấy cũng biết, chuyện của nửa cái thôn bà ấy đều biết hết, cho nên bà ấy mới được mọi người đặt cho cái biệt hiệu này.
Vậy tại sao lại gọi là "cái loa nhỏ"?

Bởi vì "Cái loa to" là biệt hiệu của chị thím Cao, hai chị em này tính cách giống nhau, đều thích bát quái, cố tình lại còn lấy chồng cùng một thôn, hai chị em này ở thôn Đông Lô, cũng coi như danh tiếng không nhỏ.
Hai chị em này tuy rằng thích ngồi lê đôi mách chuyện nhà người khác, nhưng bản thân lại hiếu thuận với ba mẹ, không bao giờ làm những chuyện thiếu đạo đức.

Vì thế, người trong thôn cũng không ghét họ.

Còn lại những người mà ghét họ, đều là những người tâm tư không tốt.
Thím Cao nói liên mồm, vừa ngồi trên xe liền nhiệt tình chào hỏi Từ Thiên Lam: "Đây không phải là vợ của Đại Hải sao, cháu cũng lên thị trấn à?"
Phương thức chào hỏi của bà ấy cũng rất đặc biệt, không đợi Từ Thiên Lam trả lời, bà ấy đã tự mình lý giải: "Thím lên thị trấn bán trứng gà của nhà nuôi, không phải bọn nhỏ sắp khai giải sao, bán lấy chút tiền cho bọn nó mua bút và đồ dùng." Nói xong, thím ta nhấc tấm vải bông trên giỏ trứng: "Cháu sờ đi, buổi sáng nay mới đẻ, vẫn còn nóng hổi!"
Từ Thiên Lam bị thím ấy túm lấy tay mà dí vào quả trứng gà: "..."
"Cháu đi lên thị trấn làm gì vậy?"
"Cháu đi bán chút đồ tự mình đan, đổi lấy chút tiền mua đồ ăn, bổ sung dinh dưỡng cho bọn nhỏ." Từ Thiên Lam cười cười, lộ ra hàm răng trắng tinh.
Nhà thím Cao cách nhà chồng của cô rất gần, cho nên thường ngày lúc ra ngoài đều có thể ngẫu nhiên gặp được.

Ở trong ấn tượng của thím Cao, vợ của Đại Hải luôn u sầu, không thích nói chuyện, đi đường luôn cúi đầu, dù làm việc ở ruộng hay là đi trên đường đều rất ít nói chuyện với người khác.
Không nghĩ tới, hôm nay, cô lại nói nhiều như vậy, lúc cười lên còn khá xinh, thím Cao lập tức mở máy hát: "Để thím nhìn xem, đây là bao tay à! Rất đẹp đấy, để thím đeo thử."
Từ Thiên Lam cũng không muốn nói dối bà ấy, nếu xác định thường xuyên đi bán đồ, thì sớm muộn cũng không dấu được, còn không bằng thoải mái nói ra.
Hơn nữa, bao tay này của cô hình thức rất đẹp, chờ khi có thị trường ổn định, cô sẽ học làm áo len, cô cũng biết trước được xu hướng của thị trường, sau này sẽ kiếm được nhiều tiền.
Có điều, thím Cao tựa hồ không có hứng thú ở mặt này.

Bà ấy chỉ cho rằng đây là một chút đồ thủ công bình thường mà thôi, có thể bán lấy tiền, mua chút đồ ăn vặt.

Ngược lại, thím Cao rất thích nói chuyện phiếm với Từ Thiên Lam.
Từ Thiên Lam gả đến đây đã được bốn năm nhưng cũng không cùng bà ấy nói chuyện được mấy lần.

Hôm nay thật vất vả mới tóm được, còn không tranh thủ mà bát quái một chút.
Đây cũng chính là nỗi lòng của Từ Thiên Lam.


Chủ nhân của thân thể này tính cách quá mềm yếu, mọi việc đều nhẫn nại.

Cô ấy vẫn luôn cảm thấy áy náy với nhà chồng vì không sinh được con trai.

Thời điểm cô ấy gả tới cũng không có một chút của hồi môn nào, khiến cho mọi người mượn cớ nói này nói nọ.

Cho nên, vô luận có phải chịu đựng ánh mắt lạnh nhạt, chịu sự đối xử không công bằng, cô ấy đều ôm vào trong lòng.

Cô ấy càng không bao giờ nói những việc đó với chồng, chỉ cố gắng làm việc, dùng hành động thực tế để là người nhà chồng tiếp nhận cô ấy.
Ai ngờ càng nhẫn nhịn thì lại càng bị ức hiếp nhiều hơn, càng khiến mọi chuyện trầm trọng hơn.

Ngay cả Ngưu Xuân Hoa không có bản lĩnh gì, cũng có thể mắng chửi cô ấy, cho nên hết thảy đều là tại cô ấy.
Từ Thiên Lam thì không như vậy.

Từ trước đến nay, nếu có chuyện gì thì cô nhất định sẽ nói ra, tính cách thẳng thắn, giữ lại trong lòng sẽ khiến cho thể xác và tinh thần cô không thoải mái.

Cho nên, có cái gì cô sẽ nói cái đó, nhưng cô sẽ nói một cách uyển chuyển, sẽ không thêm mắm thêm muối, cũng sẽ không để người khác cho rằng cô muốn gây chuyện, chỉ là trong lúc trò chuyện thì vô tình lộ ra tim tức thôi.
Ví dụ như chuyện Vu Đại Hải thường xuyên gửi đồ về nhà, nhưng mỗi lần đều vào trong miệng của những đứa cháu trai trong nhà.


Hay như việc, cô làm việc rất nhiều nhưng lại không được ăn no.

Hay lại như, chuyện cô bị ngã xuống sông hôn mê một ngày một đem mới tỉnh lại cũng không được nhà chồng đưa đi trạm xá.
"Cái gì? Cháu bị ngã xuống sông sao?"
"Vâng, là chuyện của hai ngày trước.

Lúc ấy làm việc đồng ánh mệt nhọc, bị hoa mắt chóng mặt nên không cẩn thận ngã xuống sông.

Những người trong nhà đều đi làm việc ở xa nên không có ai biết." Đây cũng không phải là chuyện tốt, với lại nhà chồng cô cũng không muốn cho người khác biết chuyện này.

Khi ra ngoài làm việc cũng không nói với ai, nếu không không biết sẽ bị nói thành như thế nào.
Một người đang khỏe mạnh như vậy, tại sao lại đột nhiên rơi xuống sông?.