Thập Niên 70: Sống Lại Làm Giàu

Chương 287: Nói chuyện phiếm




Triệu Văn Thao nói: “Không có gì, hắn cả đời sẽ không quay về, còn có vợ và con hắn nữa!”

Mẹ Triệu tức giận nói: “Con còn có thể bán con và vợ của hắn sao!”

Triệu Văn Thao thấy mẹ già trừng mắt, vội vàng nói: “Dù con có ý nghĩ đó thì cũng không có lá gan đó đâu! Mẹ, trước đó vài ngày vợ hắn nói chờ sau khi thu hoạch xong vụ mùa thu sẽ tới trang trại thỏ của con làm việc, con đồng ý rồi, đến lúc đó cứ khấu trừ tiền lương của cô ta là được rồi.”

Mẹ Triệu không hài lòng với ý kiến này của con trai mình, bà nói: “Một nghìn đồng, con khấu trừ tới chừng nào xong?”

Triệu Văn Thao vẫn cười đùa tí tửng, đáp: “Cứ từ từ là xong, vợ không được thì con trai. Đúng rồi, hắn còn có một cô con gái, ba người lận, con cũng không tin ba người mà còn trả không nổi một nghìn đồng của con?”

Mẹ Triệu đập hắn một cái, bảo: “Mẹ thấy con có chút vung tiền, có chút không biết mình họ gì rồi!”

Hắn đáp: “Mẹ, con họ Triệu, cái này con vẫn nhớ kỹ lắm!.”

Nói xong, Triệu Văn Thao lại mau chóng nói: “Mẹ, mẹ đừng lo, con tin chắc mà.”

Bà nói: “Con thích nắm chắc hay không chắc gì thì thích, mẹ chẳng muốn quản con nữa!”. Nói xong, mẹ Triệu nhìn đồng hồ thấy cũng đã tới giờ cơm, đi ra ngoài nấu cơm.

Triệu Văn Thao cũng đi ra ngoài tìm cha Triệu.

Vừa hay cha Triệu đang kiểm tra lồng thỏ mới về, còn cầm túi hạnh nhỏ, Triệu Văn Thao thấy vậy bèn cầm chậu giả vờ rửa sạch hạnh. Hai người ngồi ở trên bãi đất trống nhỏ trước bàn đá bên ngoài phòng bắt đầu ăn.

Triệu Văn Thao thấy phòng cha Triệu không có động tĩnh, hỏi: “Bác Triệu đâu ba?”

Ông đáp: “Đến bờ sông xem đàn vịt của ảnh rồi.”

Ba Triệu ăn một quả hạnh rồi không ăn nữa: “Chua quá, già rồi, ăn không nổi nữa rồi.”

Vịt con, gà con đều vừa được ấp nở, hôm nay vịt con đã có thể xuống sông rồi, sáng sớm mỗi ngày bác Triệu đều đi ra ngoài để thả vịt con và gà con, tới giữa trưa trở về, nhưng vịt con và gà con thì không về theo. Buổi tối ông ta lại đi rồi về, dù sao chung quanh có lưới sắt, mấy con gà, con vịt không chạy ra được.

Triệu Văn Thao không chê chua, ăn một quả: “Vậy cũng đâu cần ngày nào cũng thả chứ?”

Cha Triệu nói: “Sao mà không cần được, đám gia súc này sợ nhất là bị giam giữ nên phải đi ra ngoài hóng gió một chút, chạy một chút, ăn chút côn trùng gì đấy. Trứng của nó cũng cần, cũng khỏe thêm.”

Triệu Văn Thao cười nói: "Cũng đúng, mọi người ai cũng bị sợ giam giữ, đám gà con, vịt con này cũng giống vậy.”

Ông đáp: “Đúng vậy, động vật cũng giống con người, đều thích tự do. Con nhìn động vật trong vườn thú trên thị trấn kìa, ài, đáng thương lắm, bị nhốt trong lòng cả đời không được đi ra. Còn nữa, con người làm vậy là tạo nghiệp chướng rồi.”

Tư duy cha Triệu rất nhanh, từ tự do của gà vịt nhảy sang động vật trong vườn thú, nhắc đến lại nói tới con khỉ con: “Con nuôi khỉ, đừng nên nhốt nó ở nhà cả ngày, rảnh rỗi thì mang nó đến đây. Quả hạnh này mọc trong núi, bên kia còn có một vùng lớn nữa, bảo nó đến ăn mấy quả, hoạt động chút. Hồi hôm ba còn nhìn thấy mấy con khỉ đến đó ăn nữa, như vậy thì chúng nó cũng có thể vui đùa một lát.”

Triệu Văn Thao vui vẻ: "Cha, chúng con không có giam nó, nó cũng luôn đi lên núi, còn vô vườn trái cây trộm trái cây nữa cơ. Con chỉ sợ người trong thôn làm hại nó thôi. Thôi, để hôm nào con dẫn nó lên đó vậy.”

Cha Triệu thấy con ăn không ngừng, bèn nói: “Con ăn ít chút, ăn nhiều sẽ ê răng.”

Triệu Văn Thao không ăn nữa, gom hột hạnh vào cùng một chỗ, bảo: “Cha, hạnh này ăn ngon ghê, cha nghĩ hột hạnh có thể mọc thành cây không?”

Cha Triệu nhìn hột hạnh rồi bảo: “Không thể mọc đâu, nhưng nếu muốn hột hạnh này phát triển thành cây thì có thể phải mất mấy năm!”

Hắn nói: “Không sao, lúc nào lớn cũng được, lát nữa con sẽ chôn nó vào đất.”

Triệu Văn Thao nhìn một mảnh cây hạnh xa xa, nói tiếp: "Cha, con định trồng cây ăn quả ở bên kia, cha thấy có được không?"

Cha Triệu nói: “Con muốn trồng cây ăn quả à... Cứ làm đi, mà con định bán hay sao? Thế thì khỉ sẽ đến ăn vụng đấy, mấy cái con này không thể đánh đâu.”

Triệu Văn Thao thật sự là không có ý định buôn bán trái cây, dù sao bây giờ mọi người vẫn nhìn chằm chằm vào thịt, nuôi thỏ đã rất tốt rồi: “Ăn vụng thì cứ ăn vụng đi, chúng nó có thể ăn bao nhiêu chứ. Chúng ta cũng không trông cậy vào trồng cây để làm giàu, có thể bán bao nhiêu thì tính bấy nhiêu, chủ yếu là núi hoang rừng vắng này, trồng chút cây ăn quả, ngắm nhìn hoa của cây ăn quả, vừa đẹp lại vừa có lợi ích thực tế."

Cha Triệu chỉ vào vài hướng và nói với con trai rằng: “Vậy trồng đi, cây này hơi ít, cây mà ít thì cỏ sẽ phát triển, không bằng trồng thêm vài cây nữa. Bên kia trồng vài cây dương thụ đi, trồng ở bờ sông ấy, đẹp lắm, với lại cũng có thể cho mấy con thỏ rất nhiều bóng mát.”

Lúc này, bác Triệu đã về, kéo lê một đôi giày và cởi ra, kéo ống quần, mặc áo ba lỗ rộng thùng thình, trên vai đang vắt một bộ đồ, trong tay còn cầm một cái xẻng.

Triệu Văn Thao trêu ông ta, bảo: “Ơ, bác, bác mặc bộ đồ của người lao động vinh quang làm gì thế?”

Bác Triệu cười, bảo: “Thằng nhóc mày đã biết rồi còn mồm mép, ở đằng đó sông có hơi lầy, nên bác bị dơ hết người!”

Bác nói xong bỏ xẻng xuống, đi tới giếng rửa sạch tay và mặt, sau đó lại đây ngồi, thấy hạnh trên bàn liền nói: “Đây là hạnh trên núi đúng không?”

Cha Triệu nói: “Đúng, em hái được mấy quả. Mấy hôm trước trời mưa nên nó rụng hết xuống đất.”

“Không lép lắm, em nhìn nè, chưa tới vài ngày nữa sẽ bị con sóc kéo về ổ.”

Vẻ mặt Triệu Văn Thao hiếu kỳ, hắn hỏi: “Sóc ăn hạnh sao?”

Bác Triệu liếc hắn một cái: “Thằng nhóc con bớt gỉa ngu đi, thứ sóc ăn là hột hạnh! Con làm như bác không biết vậy!”

Triệu Văn Thao cười ha ha: “Bác, bác ăn thử mấy trái hạnh đi.”

“Bác không có cái lộc ăn này, con đi ngâm trà cho bác đi.”

“Dạ vâng!” Nói đoạn, Triệu Văn Thao đứng dậy pha trà. Sau khi trở về thì cùng hai ông già uống chung trà nói chuyện phiếm.

Bác Triệu nhấp một ngụm trà, nói: “Con là chủ nhà, bác muốn đề nghị với con một đề nghị.”

Triệu Văn Thao vội nói: “Bác, bác nói đi, bác đề nghị gì?”

“Trong sông đó có cá, con mua chút cá con thả xuống thì năm sau chúng ta có thể ăn cá rồi, thả nhiều chút thì còn có thể bán nữa!"

“Đó không phải là rủ vịt tới ăn sao?”

Lúc trước Triệu Văn Thao cũng có ý định này, chỉ là bác Triệu nói muốn thả vịt trong sông nên hắn nghĩ vẫn là tôn trọng sở thích của ông, có cá hay không có cá không quan trọng.

Bác Triệu bĩu môi: “Con vịt đó đâu thể ăn hết nguyên cái sông lớn vậy đâu. Con ở thượng du thả chút cá con, rồi giăng lưới ngăn lại, bác tới hạ du thả vịt, vẹn cả đôi đường. Nước bùn trong sông còn có thể làm phân bón, cũng tốt như phân hóa học vậy. Đúng rồi, thằng nhóc con đừng quá coi trọng phân hóa học. Tuy bác không hiểu biết về thứ đó, nhưng thoáng cái đã trồng được nhiều lương thực như vậy thì không phải chuyện tốt gì. Con người ấy, dựa vào đi lính mà sống còn hơn làm thiêu thân lao vào.”

Triệu Văn Thao nghe xong, duỗi ngón tay cái, nói: "Góc nhìn của bác đúng là độc đáo!"

Bác cười, nói: “Độc đáo gì chứ, bác và cha con đã từng nói là bón phân hóa học trong ruộng thì khá giống người hút chất gây nghiện. Thời gian đầu hút thì rất thoải mái, nhưng hút nhiều hơn là hỏng rồi, ruộng đất cũng giống như người vậy. Chúng ta đâu phải ăn không đủ no, nếu ăn không đủ nó thì con dùng phân hóa học nữa đi, nhưng nếu con đã ăn no rồi thì bớt chút lương thực cũng đâu ảnh hưởng gì, mà còn yên tâm ăn nữa.”

Triệu Văn Thao gật đầu nói: "Dạ, bác, con nghe lời bác."

Cha Triệu nói: “Vốn ba và bác đã muốn nói với con rồi, nhưng sợ con chê hai người này là già nên não nhũn, dù sao bón phân hóa học sẽ giúp nhiều lương thực, như vậy có thể nghĩ, cái đó và người từng dùng chất gây nghiện không khác lắm, dùng hết rồi thì sau này dùng sẽ không đủ “phê” nữa.”