Thập Niên 70: Sống Lại Làm Giàu

Chương 209: Xem phim chiếu bóng




Bà cô Triệu đến, chị ta làm cháu dâu, thế nào cũng phải mời người đến nhà ăn bữa cơm, bữa cơm này đương nhiên không được đơn sơ, không phải tiêu tiền là gì.

Chị tư giống với anh ba, tiêu tiền cái là đau lòng cắt da cắt thịt, mấu chốt là còn không có tiền.

Tiền thuê phim chiếu bóng và xướng tuồng đều đã giao trước một nửa, sau khi xong việc lại giao thêm một nửa khác.

Bởi vì là năm thôn cùng nhau thuê, trước giao một nửa này là thôn khác giao, còn lại một nửa chờ sau khi xong việc mọi người mới giao, mọi người cũng đều bắt đầu bận việc bán lương thực.

Lúc này cũng đang là mùa để bán lương thực.

Nhưng mà bán lương thực cũng không ảnh hưởng gì đến chuyện xem phim chiếu bóng, có thể bán lương thực đều là thanh niên trai tráng, có thể mang vác khiêng vật nặng được, phần lớn bọn họ sẽ không vui lòng xem hí kịch, ê ê a a, không có ý nghĩa.

Hí kịch là cho những người già, những người trẻ tuổi kia bằng lòng xem chỉ là phim chiếu bóng, vừa lúc ban ngày hát hí khúc, người già không cần bán lương thực, có thể ở nhà xem, buổi tối chiếu phim chiếu bóng, người trẻ tuổi xem.

Vào buổi tối sẽ chiếu hai bộ phim chiếu bóng, bắt đầu hơn bốn giờ chiều, xem xong cũng đã hơn mười một giờ, trở về vừa đúng lúc đến giờ ngủ, cũng không làm ảnh hưởng đến chuyện làm việc của ngày hôm sau.

Hôm nay buổi tối chiếu phim chiếu bóng, còn chưa ăn xong cơm chiều, bọn nhỏ mượn cái ghế đẩu nhỏ đi tới chiếm chỗ.

Nơi chiếu phim chiếu bóng chọn ở cửa lớn phía Đông, cũng chính là sát trước cửa phường xay đầu thôn.

Bởi vì là phường xay, quanh nhà để lại một mảnh đất trống rất lớn, còn được san bằng, bình thường là nơi nô đùa của mấy đứa nhỏ trong thôn, cũng là nơi mấy người lớn ngồi phơi nắng tiện thể ba hoa khoác lác, làm nơi xemm phim chiếu bóng đúng là không thể thích hợp hơn.

Lúc này bức màn ở giữa sân cũng đã được kéo ra, mấy tảng đá lớn đè lên dây thừng, bên cạnh bày mấy hộp gỗ lớn, bên trong đựng băng phim chiếu bóng và máy chiếu phim, đều đã được khóa lại.

Bọn nhỏ đứng ở xung quanh mấy cái hộp hô lên, tay cầm cây gậy thể hiện sự kích động đối với việc xem phim chiếu bóng.

Lúc này mấy đứa trẻ ở xung quanh phường xay đặc biệt có cảm giác ưu việt, bưng bát cơm ngồi ở trước cửa nhà mình là có thể xem phim chiếu bóng, làm mấy đứa nhỏ bên trong thôn hâm mộ biết bao nhiêu.

Càng làm người ta hâm mộ hơn chính là chuyện nhân viên chiếu phim ăn cơm ở nhà ai.

Mấy đứa trẻ đều đứng xúm lại thành một vòng, nói mấy câu với nhân viên chiếu phim, đương nhiên là hỏi sẽ chiếu phim gì, nhắc lại vài câu mình thích xem phim chiếu bóng nào, hy vọng sẽ chọn băng phim mà mình thíc.

Cũng không bất ngờ lắm, tất cả mọi người đêu thích mấy thể loại phim võ thuật, không thích phim truyện ngôn tình, mà lúc này cũng đa số là thích xem mấy cảnh bắn súng, chứ thể loại đánh võ còn rất ít, được câu trả lời thuyết phục thì vừa lòng đi về nhà ăn cơm.

Mấy người già thích xem hí khúc, nhưng mà nghĩ đến ban ngày có thể xem hí kịch, nên cũng sẽ không so đo.

Đây là chuyện mà mỗi một nhân viên chiếu phim sẽ phải đối mặt, bọn họ cũng tập mãi thành thói quen, ăn cơm xong được mấy đứa nhỏ người lớn vây quanh, đi tới hộp gỗ lớn dùng chìa khóa mở ra.

Lấy máy chiếu phim và bang phim từ trong rương ra, bọn nhỏ vỗ vỗ cái mông tròn xoe của mình, gân cổ lên gào: "Chiếu phim chiếu bóng rồi! Chiếu phim rồi!"

Trong lúc nhất thời mấy người lớn trong thôn đều vội vàng lùa cơm, chạy đến bên này, bát ăn cơm xong cũng không thèm rửa, mặc vội bộ quần áo để chạy đến đây.

Hắn chuẩn bị một túi hạt dưa rang xong, đi bộ về hướng bên này, nói với một người đang vội vàng hoảng hốt chạy: "Vội làm gì, mấy con thỏ nhỏ sẽ bị hoảng sợ đó!"

Mọi người thuận miệng phụ họa, nhưng đi đứng cũng không chậm hơn chút nào.

Cũng không có thể trách bọn họ sốt ruột, phải bỏ ra nhiều công sức như vậy, xung quanh chỗ chiếu phim đông nghìn nghịt tất cả đều là người, cũng chưa chắc còn chỗ cho bọn họ!

Bầu trời tối đen, nhân viên chiếu phim cũng chuẩn bị băng phim ổn thỏa, một chum sáng chiếu lên màn ảnh, âm thanh phát ra, lần này cho dù là trẻ con hay người lớn đều hô: bắt đầu rồi bắt đầu rồi!

Mọi người hoặc ngồi hoặc đứng, tập trung tinh thần xem phim.

Lúc này vẫn có đoàn người đến không ngớt, đều là mấy thôn lân cận, còn có người vội vàng đánh xe lừa, ở trên đó có trải nệm, một nhóm phụ nữ có tuổi ngồi trên đó.

Họ khoác áo bông bành tô màu vàng, cũng không xuống xe, an vị ở trên xe xem.

Người đàn ông đánh xe tìm một vị trí tốt một chút, cột con lừa lại, lấy một gói cỏ khô to ở càng xe đặt ở trước mặt lừa, để nó ăn, còn mình thì nắm thật chặt quần áo đi vào đám đông tìm người quen.

Mọi người đều biết, xem phim chiếu bóng cũng là nơi để xã giao.

Một ít người trẻ tuổi không tìm được chỗ ngồi liền ngồi lên đỉnh phường xay, ngồi ở kia xem, tầm nhìn rộng mở, nhưung mà có hơi lạnh.

Nhưng mà xem phim chiếu bóng cũng nhanh đã quên cả lạnh.

Ngoại trừ chỗ trước man ra còn có trên tường, trêb cây, dù sao tất cả mọi người đều vận dụng hết khả năng của mình, tìm cho mình một vị trí mà họ cho là tốt.

Triệu Văn Thao đã sớm kêu mấy Đản chiếm vị trí tốt chút, ở trước cách màn ảnh không xa, bày một cái ghế dựa nhỏ.

Diệp Sở Sở đương nhiên sẽ không bỏ qua náo nhiệt như vậy, ôm Tiểu Bạch Dương ngồi ở kia xem.

Con khỉ nhỏ thì ở nhà, không có tới, ở đây nhiều người, nó sợ.

Ngồi cạnh Diệp Sở Sở chính là mẹ Triệu và bà cô Triệu, còn có chị dâu hai, chị dâu ba chị tư, đều là một đám phụ nữ chị em dâu.

Triệu Văn Thao cùng với anh đứng ở một bên xem, cha Triệu đi chỗ khác ngồi cùng với mấy người già.

Mấy Đản lại ngồi không yên, rất thích xem phim chiếu bóng, nhưng lại càng thích làm chút chuyện gì đó trong những trường hợp như vậy.

Một hồi chạy đi, một hồi lại quay lại, một hồi lại không biết chơi với con cái nhà nào. Ồn ào gọi tên nhau, thế giới của mấy bé trai đúng là khó hiểu.

Trái lại mấy Nha thực an phận, đứng ở trước mặt mẹ mình, không chạy loạn, rất thật thà đứng xem.

Sau một khúc nhạc dạo vang lên, trên màn ảnh hiện ra mấy chữ to đùng “Địa lôi chiến”!

"Bắn súng! Là bắn súng!"

Mọi người rất kích động.

"Con trai, mau nhìn xem, bắn súng!" Triệu Văn Thao vội vàng nói với con mình.

Anh ba nói: "Thằng bé mới chút xíu như vậy thì biết cái gì."

"Con em có nhỏ cũng biết! Đúng không, con trai!" Triệu Văn Thao tiếp tục đùa với Tiểu Bạch Dương.

Diệp Sở Sở bế đứng Tiểu Bạch Dương lên, để thằng bé có thể xem.

Tiểu Bạch Dương bắt đầu mắt to trừng mắt nhỏ xem, mới xem được một đoạn lại bắt đầu ngáp, sau đó ngủ luôn.

Mẹ Triệu cười nói: "Đứa nhỏ này cũng thật ngoan ngoãn, nhiều người còn ầm ĩ như vậy, nó cũng có thể ngủ mà không uốn."

"Trẻ con ngoan ngoãn là tốt, người lớn bớt lo." Bà cô Triệu nói.

"Nó giống với cha nó." Diệp Sở Sở cười nói: "Vô tâm vô phế."

"Vợ ơi, em đừng nói với vẻ ghét bỏ như vậy chứ." Triệu Văn Thao cười tủm tỉm nói.

"Không phải ghét bỏ, là khen, về sau cũng giống với anh, đều là những người làm việc lớn." Diệp Sở Sở cười liếc hắn một cái.

Xem hí kịch hay xem phim chiếu bóng, mấy việc thế này đều do anh bày ra.

Triệu Văn Thao nhếch miệng cười, nhìn vào miệng của vợ mình, cái miệng này đúng la ngọt đến làm người ta quắn quéo.

Bà cô Triệu cũng khen Tiểu Bạch Dương về sau giống cha, là một người có tiền đồ.

Thấy vậy, lòng chị tư có chút chua, mình cũng đang ôm một đứa đấy, Ngũ Nha không ngủ, nhưng cũng không xem phim chiếu bóng, mà là tò mò nhìn trái nhìn phải mấy người chung quanh, cũng không được chú ý giống như Tiểu Bạch Dương.

Rốt cuộc cũng chỉ là con gái, nên mới không được ai yêu thích như thế!

Chị tư lại ảo tưởng mình là thím Tường Lâm*.

*Thím Tường Lâm là nhân vật trong truyện Cầu Phúc của Lỗ Tấn, là nhân vật bị mọi người khinh ghét, hắt hủi

Đêm nay chiếu tổng cộng hai bộ phi, đều là bắn súng, mọi người xem đến nghiện, sau khi tan cuộc, tốp năm tốp ba vừa đi vừa thảo luận.

"Có cái súng kia đúng thật tốt!"

"Vẫn là địa lôi lợi hại, bắt một phát là cả một vùng san phẳng!"

"Nếu như tôi sinh vào niên đại đó, tôi cũng muốn ra chiến trường!"

Đây đều là cách nói của những người trẻ tuổi, đám người già ở đó nghe thấy thế thì hừ một cái: "Một đám nhóc con không biết trời cao đất rộng, còn tưởng rằng ra chiến trường là chuyện gì tốt lành!"

Tuy rằng nhóm những người lớn tuổi này chưa ra chiến trường, nhưng cũng đã sống qua cái niên đại kia, kia cũng không phải là chuyện gì đáng nhớ, không phải có câu như thế nào sao, thà làm cho thời bình chứ không làm người thời loạn?

Có thể thấy được chiến tranh tàn khốc đến thế nào.

Mấy người già nghe không vừa tai, người trẻ tuổi cũng không để ý tới, vẫn bàn luận với nhau, tuổi trẻ ai mà không có chút nhiệt huyết?