Thập Niên 70: Sống Lại Làm Giàu

Chương 200: Nói chuyện phiếm




Chị hai sửng sốt: "Chú ấy cho ông anh rể họ đó của bọn tôi mượn thỏ rồi á?"

"Đúng vậy, khi tôi tới còn nhìn thấy đây. Hình như là mấy con đấy, ở trong lồng buộc vào chỗ ngồi sau xe!" Lý Phân gật đầu nói.

Nói là nhìn thấy nhưng trên thực tế chị ta chỉ nghe nói thôi chứ không nhìn thấy.

Chị hai lại tin rồi. Cũng có khả năng anh rể Lưu cầm thỏ về thật, Triệu Văn Thao nuôi nhiều thỏ như vậy, bán cho anh rể Lưu mấy con cũng bình thường, không có tiền thì cứ chịu trước. Không phải hắn thích cho chịu hay sao?

"Nếu như ông anh rể đó của tôi sửa được khuyết điểm trước kia, ở yên trong nhà nuôi thỏ cũng không tệ, so với đánh bạc thì đây chính là một nghề nghiệp nghiêm chỉnh đấy.” Chị hai nói với vẻ chị dâu cả.

Dù sao thì thỏ cũng không phải chị ta bỏ ra, tất nhiên chị ta cũng vui vẻ làm người tốt rồi.

Lý Phân lại nói: "Khuyết điểm đánh bạc đó không dễ sửa thế đâu. Nói ra thì cô chị họ đó của cô đúng là đáng thương. Sao năm đó lại tìm phải nhà chồng như vậy chứ? Còn đợi người ta mười năm, đám phụ nữ chúng ta cả đời có thể có mấy mươi năm?"

Chị hai cũng cảm khái, nói rằng: "Sau khi vào cửa, cô chị họ đó của tôi đã lấy chồng rồi, nghe mẹ chồng tôi nói là cậu chị ấy tìm cho, nói là nhà nghèo, anh em nhiều, dễ việc hôn nhân. Cô còn không biết sao, khi đó càng nghèo càng tốt, hơn nữa anh em nhiều, không bị bắt nạt, là một nhà chồng tốt. Nhưng ai biết anh ta lại thích chơi bài chơi bạc cơ chứ?"

Lý Phân lấy chồng tới sớm hơn chị ta nên còn có chút ấn tượng, than thở: "Cô chị họ đó của cô tốt đẹp biết bao? To lớn, giỏi giang, kết quả ở giá mười năm sống như quả phụ. Trước đây nghèo là chuyện tốt. Bây giờ thì sao? Nghèo không phải là chuyện tốt nữa rồi.”

Chị hai cũng rất thổn thức, nói: "Cả đời này đều là do số mệnh, không chấp nhận số mệnh cũng không được!"

Lý Phân nói: "Đúng vậy, bằng không thì sao trên sân khấu lại nói như thế, tất cả đều là do số mệnh không hề mảy may do con người chứ? Con người chúng ta phải chấp nhận số mệnh, không nghiêm túc không được. Cô xem cô em dâu đó của cô đi, từ nhỏ đã được cha mẹ thương yêu, không thiếu ăn không thiếu uống, gả cho chú út nhà cô, ngay cả đồng cũng không phải ra, sinh đứa thứ nhất đã là con trai, bây giờ ở trong căn nhà đẹp biết bao nhiêu, mỗi ngày chỉ dỗ con rồi làm cơm, chuyện tốt gì đều để người ta chiếm được cả rồi. Cô lại nhìn vợ của cậu tư nhà cô, từ nhỏ cha không thương mẹ không yêu, sinh ba đứa đều là con gái, con còn nhỏ như vậy cũng phải ra đồng. Người này thật sự không thể so sánh được.”

Bất tri bất giác hai người đã trò chuyện lệch hướng.

Chị hai cũng rất tán thành, nói: "Còn không phải sao? Giống như chúng ta khi đó vậy, sinh con ra thì được nửa tháng không phải làm việc, thế đã là tốt lắm rồi. Người ta sinh xong ngày hôm sau đã ra ruộng cũng không phải là không có. Nói câu có lương tâm thì bà mẹ chồng của tôi rất tốt song cũng có chỗ không tốt. Ôi, lấy vào nhà chồng đúng là như nhảy hố lửa, chỉ có bị tội mà thôi.”

Lý Phân bắt đầu cảm khái số của mình, nói: "Cũng chẳng cần nói xa như vậy. Tôi không phải là một ví dụ đó sao? Trước đây lúc tôi sinh con gái tôi, mất bao nhiêu sức lực chứ? Nhưng bà mẹ chồng tôi lại ghét bỏ tôi sinh ra một đứa con gái, quở trách mũi chẳng ra mũi mặt chẳng ra mặt, vừa sinh đã nghe thấy bà ta làm đổ cái chậu rồi. Cô không biết lúc đó tôi lén lau bao nhiêu trận nước mắt đâu.”

Chị hai nói: "Bây giờ không phải đã tốt hơn nhiều rồi sao?”

Lý Phân hừ một tiếng: "Bây giờ có thể không tốt sao, giờ tôi cũng chẳng sợ bà ta nữa!"

Chị hai chuyển đề tài câu chuyện: "Vợ già dâu mới từ trên xuống dưới thôn chúng ta, so ra thì thật sự vẫn phải nói thím sáu nhà tôi tốt số, tôi đến thăm hôm đứa bé đầy tháng, đứa bé kia trắng nõn trắng nà, lấy cái tên Tiểu Bạch Dương này thật là không sai chút nào. Còn cả vợ chú sáu nữa, nào giống dáng vẻ lôi thôi khi sinh con chứ, đúng là đáng ngưỡng mộ.”

Đâu chỉ ngưỡng mộ, quả là đáng ghen tỵ.

"Đúng vậy, tôi cũng thấy rồi. Cả hai mẹ con đều trắng nõn trắng nà, bằng không sao lại nói người so với người thì phải chết, hàng so với hàng thì bỏ đi. Lời của các cụ ngày xưa thật không có sai, không so bì nổi không so bì nổi.” Lý Phân nói một chàng mấy câu không so bì nổi.

Không biết chị hai nghĩ trong lòng như thế nào những ngoài miệng nói rằng: "Không so sánh được thì chúng ta đừng so nữa, sống cuộc sống của mình là được rồi!"

Đây gọi là gì, ai cũng hiểu đạo lý, đáng tiếc chẳng mấy kẻ làm được.

"Nói đến chuyện sống cuộc sống của mình này, tôi còn chẳng biết sống thế nào nữa.” Lý Phân thở dài nói: "Tôi không nỡ ăn không nỡ uống không nỡ mặc. Kết quả thì sao? Càng sống càng không bằng người ta. Hạng như Mạnh Đại cũng mua đất xây nhà rồi, Thôi Đại cũng mua đất xây nhà. Hai người này một kẻ chăn bê, một kẻ nghèo đến mức phải ăn lương thực cứu tế, còn chưa qua một năm mà đã có đất để xây nhà rồi đấy. Cô nói xem đây là thế nào?"

Không phải Lý Phân khinh thường Mạnh Đại và Thôi Đại, thật sự là hai người kia đều quá quá nghèo, nghèo đến mức tạo ra cảm giác cả đời này cũng chỉ như vậy thôi, không ngóc đầu lên được.

Nhưng kết quả lại ngược lại, bảo những người có chút của cải như bọn họ chấp nhận thế nào được?

"Bây giờ tôi thấy cha Thôi khá lắm, đi đường mà mũi vểnh lên trời, nói chuyện với ông ta đều tỏ vẻ không đếm xỉa gì cả, còn nói cái gì mà sang năm con trai sẽ xây nhà rồi nên ông ta bận lắm đấy!" Lý Phân nói rồi xì một tiếng khinh miệt, vẻ mặt trào phúng: "Ông ta bận rộn làm cái gì cơ chứ? Bận rộn buôn bán thứ gì cho em trai chắc? Đã quên lúc mình cầm cái túi nhỏ đến đội sản xuất lĩnh lương thực cứu tế rồi à? Đây chính là lương thực của cả đoàn người chúng ta chứ không phải trò chơi đâu!"

Chị hai nghe Lý Phân bực tức đầy bụng, tay tẽ ngô vẫn không ngừng chút nào, trong lòng cũng chẳng dễ chịu, nói: "Đều là nợ cả thôi, cô đi vay thì cũng có thể có đất xây nhà mà, cô cũng có thể xây nhà. Cái này thì có gì tốt mà thèm chứ? Cha của Thôi Đại chính là một kẻ kém thông minh, cô chấp nhặt với ông ta làm gì?"

Không biết lời an ủi này an ủi Lý Phân hay là an ủi chính mình.

"Chỉ là nợ thì cũng phải là người như thế nào mới nợ được chứ? Hạng như Mạnh Đại Thôi Đại á?" Lý Phân đảo mắt, lời trong lời ngoài đều tỏ vẻ chướng mắt.

"Hai cu cậu đấy cũng rất tốt mà.” Chị hai thuận miệng nói: "Mạnh Đại không thích nói chuyện, Thôi Đại thì thành thật, tương lai lấy một cô vợ, lập gia đình, có thể nuôi sống người trong nhà đã tốt hơn cha cậu ta rồi.”

Lý Phân đã qua lại bao nhiêu năm rồi, há lại không biết suy nghĩ trong đầu chị hai là gì.

Rồi lại chuyển trọng tâm câu chuyện đến Triệu Văn Thao.

"Bọn họ có thể chịu tiền đất xây nhà đều là nhờ có chú út nhà cô. Cô đoán rốt cuộc chú út kiếm được bao nhiêu tiền?" Lý Phân trông chị hai nói.

Liên quan đến việc Triệu Văn Thao kiếm được bao nhiêu tiền là đề tài câu chuyện lâu dài trong thôn, còn là đề tài câu chuyện thường xuyên nóng hôi hổi nữa chứ.

Trước đây Triệu Văn Thao ba hoa khoác lác, động một chút là tự xưng vạn nguyên hộ, mọi người đều khịt mũi coi thường. Sau này Triệu Văn Thao có một loạt hành động mạnh như cọp, mọi người nhìn thấy mà như đi xe cáp treo.

Thế là bèn coi vạn nguyên hộ tương đương với "ông nợ", nhưng "ông nợ" mãi không sụp đổ, việc này lại vạch vào trong lòng bọn họ. Chẳng lẽ thực sự kiếm được nhiều tiền rồi ư?

Bọn họ nghĩ đến vò đầu bứt tai, Lý Phân chính là một người trong đó, bao gồm cả chị hai cũng như vậy.

Đều vô cùng hiếu kỳ rốt cuộc kiếm được bao nhiêu tiền?

Chỉ là chị hai sẽ không thừa nhận ngay trước người ngoài, vẫn nói rất bình thường: "Chắc kiếm được một tí. Đã đi cả một năm rồi, sao có thể không kiếm nổi mấy hào chứ? Nhưng kiếm nhiều thì tiêu cũng nhiều, cô xem căn nhà kia của chú ấy đi, trong trong ngoài ngoài có chỗ nào không phải là tiền? Tôi cảm thấy chú ấy cũng chỉ có thể trả hết chỗ nợ thôi, đây là kết quả tốt nhất rồi. Kết quả xấu nhất là năm nào trả của năm ấy. Đồ vật là có hạn, cái xe đẩy đấy có mau nữa thì cũng không phải ăn không khí, tiền xăng không phải tiền ư? Còn có tiền vốn thì sao? Tôi cũng bán giày vài ngày nên tôi biết, việc buôn bán này không phải là chuyện dễ dàng. Trông thì thấy kiếm được tiền đấy nhưng đợi đến lúc bán thì lại không kiếm được, không có tiêu chuẩn đâu!"