Góc nhìn của Khương Vị ba mươi ba tuổi.
Tôi và Khâm Khâm đã trải qua bảy năm gặp gỡ và yêu nhau. Cứ ngỡ sau này mọi chuyện sẽ tốt đẹp, nhưng không ngờ, hôn nhân cũng gặp vấn đề ở năm thứ bảy.
Năm nay là năm thứ bảy chúng tôi kết hôn. Tôi đã gặp một cô gái rất giống cô ấy. Đôi mắt cô ta như nước, chớp chớp nhìn tôi, ướt át.
Tôi đột nhiên nhớ lại nhiều năm trước đây, Khâm Khâm cũng nhìn tôi thế này, nhưng điểm khác biệt là lúc đó trong mắt Khâm Khâm có một nỗi buồn thực sự. Lúc đó tôi nghĩ mình nhất định phải bảo vệ Khâm Khâm, không ai có thể bắt nạt cô ấy.
Nhưng sau này, đôi mắt quen thuộc đó không còn chứa khát khao ỷ lại vào tôi nữa. Cô ấy nhìn tôi như nhìn một người bình thường, rồi khẽ mỉm cười, ẩn dật trong cuộc sống tầm thường củi gạo dầu muối hàng ngày.
Tôi rất ít khi về nhà, không phải tôi ghét cô ấy, nhưng cô ấy luôn mang đến cho tôi những cảm xúc tồi tệ một cách khó hiểu.
Dường như tôi chắc chắn rằng Khâm Khâm sẽ không rời đi, chắc chắn cô ấy sẽ không bao giờ bỏ tôi lại một mình, như thể đã xác định được… cho dù có chuyện gì xảy ra, cô ấy sẽ luôn yêu tôi như vậy. Thế nên, tôi bắt đầu không kiêng dè, hiếm khi quan tâm đ ến cảm xúc của cô ấy.
Cho đến ngày kia, cô ấy gặp được một chàng trai trẻ tuổi. Khâm Khâm sánh vai cùng cậu ta, cười nói rất hạnh phúc. Cô ấy nói bản thân rất vui vẻ, đã lâu rồi cô ấy không vui vẻ như vậy.
Tôi đột nhiên thấy hơi sợ hãi, nhưng ngoài sợ hãi, tôi còn tức giận hơn, giống như có thứ gì đó rất quan trọng đang bị người khác cướp đoạt khỏi mình.
Tôi không ngờ Khâm Khâm thật sự yêu cầu ly hôn vì một chàng trai mới quen không lâu. Tôi bắt đầu hoảng sợ, rồi mới nhớ đến việc cố gắng giữ cô ấy lại, nhưng Đường Khâm Khâm không còn muốn ở bên tôi nữa rồi.
Chàng trai đó trông rất giống tôi.
Ban đầu tôi hơi tự mãn, nghĩ rằng cô ấy vẫn còn quan tâm đ ến mình, nếu không thì sao lại tìm người thay thế giống tôi đến tám, chín phần như vậy? Nhưng khi thấy cô ấy cẩn thận băng bó vết thương cho chàng trai đó qua cửa sổ, tôi nhận ra mình đã đoán sai rồi.
“Đường Khâm Khâm, em không quan tâm đ ến anh nữa sao?”
“Đúng vậy, Khương Vị, tôi không muốn quan tâm tới anh nữa!”
Khâm Khâm không cần tôi.
Tôi không biết tại sao chúng tôi lại trở nên như vậy, rõ ràng cả hai đã cùng nhau vượt qua những ngày khổ cực nhất cơ mà? Tôi không tin! Tôi không tin rằng sau khi cùng nhau đi một chặng đường dài như vậy, cuối cùng lại phải chia xa.
Đêm đó, tôi gặp chàng trai kia. Cậu ta tự ý đến tìm tôi, mang theo mấy lon bia đựng trong túi ni lông. Cậu ta duỗi cánh tay đưa bia cho tôi: “Uống đi.”
Sau khi đi làm, trải qua những bữa tiệc và sự kiện xã giao, các loại rượu đắt tiền cuồn cuộn rót vào bụng tôi, nhưng loại bia rẻ tiền này, thực sự đã lâu rồi tôi không uống nữa.
Chúng tôi ngồi ở ven đường. Trời đã tối, con đường trong công viên không có ai, thỉnh thoảng chỉ có một vài người đang dắt chó đi dạo.
Cậu ta kể tôi nghe về người cậu ta rất thích, về những câu chuyện giữa bọn họ. Đều là những chuyện nhỏ nhặt, nhưng khi kể ra, trên mặt cậu ta lại không giấu nổi nụ cười.
“Nhưng cô ấy sống không vui vẻ gì.” Cậu ta nói.
“Anh biết không, Khương Vị, khi tôi nghe tin cô ấy không hạnh phúc, tôi cảm thấy trái tim như bị khoét rỗng, không thể lấp đầy.”
Tôi biết, làm sao tôi có thể không biết được.
“Khương Vị, tôi rất cố gắng. Nhưng đến đây tôi mới phát hiện sự đời khó lường và vô thường, tôi cũng không thể thay đổi được điều gì… Tôi nghĩ anh cũng vậy. Tương lai còn vài chục năm phải đi tiếp, nhưng hiện giờ anh đã không thể đi cùng cô ấy nữa.”
Đêm đó, tôi ký tên vào bản thỏa thuận ly hôn.
Năm tôi mười tám tuổi, có một bài thơ tôi không thể học thuộc lòng. Nó không dài nhưng không hiểu sao tôi luôn quên mất câu tiếp theo.
Để giúp tôi ghi nhớ, mỗi ngày Khâm Khâm đều lặp đi lặp lại bên tai tôi:
“Dương Tử đầu sông dương Liễu Xuân,
Dương Hoa sầu giết người vượt sông.
Mấy tiếng sáo gió rời đình muộn,
Người hướng Tiêu Tương ta hướng Tần.” (*)
Bài thơ năm mười tám tuổi ấy, khi tôi ba mươi ba, hóa thành hai chữ “Khương Vị” in trên bản thỏa thuận ly hôn kia.
(*): Bài thơ “Tạm biệt bạn bè trên sông Hoài” – 鄭谷 (Trịnh Cốc).