Thành Phố Của Những Thiên Thần

Chương 9: Chương 9




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.



Dịch: Mika
Lên đến đảo, những người khác đều thay đồ bơi ra biển tự đi chơi các hạng mục riêng, A Sùng ở lại khu ăn cơm trông túi cho mọi người.

Ngoài anh ra, toàn bộ đoàn chỉ còn lại một cô em tới tháng nên không thể xuống nước và Ninh Vũ vì say sóng nên không muốn đi chơi.
Cô em kia tên là Nguyệt Nguyệt, còn đang học đại học, lập đội đi chơi với bạn cùng phòng.

Cô bé khá hoạt bát, nhìn cái gì cũng tò mò, mặt đầy vẻ non nớt mới trải đời không lâu, nhìn qua là một cô gái ngoan ngoãn.

Bọn họ vốn đang ngồi nói chuyện phiếm, bỗng có một người đàn ông Thái cầm tập tranh tuyên truyền trong tay, nhìn xung quanh cô bé, sau đó sáp lại gần hỏi cô: “Xăm không? Henna tattoo*, không phải vĩnh viễn, 1000 baht thôi.”
(*Henna tattoo hay vẽ henna (hoặc mehndi) là 1 loại hình xăm nghệ thuật không vĩnh viễn.

Mực henna chiết xuất từ cây lá móng, khi nghiền nhuyễn thành bột và thêm 1 số thành phần tự nhiên khác sẽ trở thành 1 loại thuốc nhuộm thiên nhiên hoàn toàn an toàn cho da.

Màu henna khi vẽ là màu đen nhưng sau 20 phút mực khô và bong, ta sẽ thấy 1 màu nâu cam rất đẹp.

Màu sẽ phai dần và mất trong khoảng 2 tuần.)
Ninh Vũ phát hiện những tiểu thương và người bán hàng rong bản xứ ở Thái cũng nói được tiếng Trung không tệ, nhất là chuyện có liên quan đến kiếm tiền.
Nguyệt Nguyệt dùng tiếng Trung trao đổi với tiểu thương kia một lúc, lại quay đầu hỏi A Sùng: “Dẫn đội, hình này có thể giữ được bao lâu? Ông ta bảo có thể giữ được một tháng, là thật à?”
A Sùng và tiểu thương kia thoáng nhìn nhau, sau đó mới nói: “Chỉ cần lúc em tắm đừng chà mạnh, nói không chừng có thể giữ được một tháng.

Henna tattoo khá đặc sắc, các cô gái trẻ đều thích, nhìn tay em trắng như vậy, vẽ lên chắc chắn rất đẹp, nhưng em phải chắc rằng mình không bị dị ứng…”
“A, 1000 baht đổi được hơn 200 đồng, thật đắt, ông ta còn không cho tôi mặc cả!” Nguyệt Nguyệt cười than phiền: “Nhưng hình Dreamcatcher này đẹp thật, em rất muốn vẽ, chỉ là đắt quá, em không vẽ nữa.”
(Dreamcatcher:)

“Ôi chao, em đi chơi, tiêu ít tiền mua vui vẻ cho bản thân, 200 đồng mang về cho bạn xem, hoặc là chụp hình đăng lên mạng xã hội cũng được, mua một niềm vui có đáng bao nhiêu.” A Sùng nói như thật, còn khéo dỗ dành cô gái: “Nếu không tôi giúp em mặc cả với ông ta xuống 800 baht nhé, được không?”
Có thể giảm 200 baht, Nguyệt Nguyệt nghe xong vui phát điên: “Được ạ, cảm ơn anh dẫn đội!”
Mà Ninh Vũ ở bên cạnh A Sùng thấy một màn này chỉ cảm thấy người nước nhà quả là quá dễ lừa, cô bé này cũng quá dễ dàng bị kích động tiêu tiền… Khó mà nói A Sùng có quen biết người đàn ông vẽ hình xăm người Thái kia hay không.
Chờ đến khi A Sùng dùng tiếng Thái nói chuyện với người nọ đôi câu, quả nhiên giá giảm xuống 800 baht.

Nguyệt Nguyệt lập tức vui vẻ bỏ tiền ra vẽ hình xăm, mặt đầy vẻ ta đây chiếm được hời.

Nhưng 800 baht mua cái thứ vứt đi này, cho dù như thế nào, người xem là Ninh Vũ cũng cảm thấy cực kỳ không hợp lý.

Cậu uống một ngụm nước, sau đó nói với người bên cạnh: “Chỉ vẽ thứ như vậy lên tay mà tận 800 baht?”
A Sùng ở bên cạnh ngẩng đầu lên.
Ninh Vũ nghịch nắp bình trong tay: “Đắt quá.”
“Cũng bình thường mà.” A Sùng nói: “Vật giá ở Thái ngang với Nhật Hàn, Âu Mỹ, đã là giá hữu nghị lắm rồi.”
Ninh Vũ gật đầu: “Quả thật là thế.

Aiz, tôi nói này, có phải hướng dẫn viên du lịch các anh quen biết hết với mỗi một người làm ăn ở đây hay không?”
Ninh Vũ cũng không nói thẳng, nhưng lời trong lời ngoài đều có ý nhạo báng, sao A Sùng lại không nghe ra chứ.
Hình như A Sùng khẽ cười, anh đổi một tư thế, ngồi thẳng dậy: “Có phải trước kia cậu chưa từng đi theo đoàn đúng không?”
Ninh Vũ nhún vai: “Chưa từng, đây là lần đầu tiên.”
A Sùng lắc đầu: “Có phải cậu còn chưa đi làm? Cũng chưa làm công, chưa từng làm thêm?”
Ninh Vũ cười: “Tôi từng ôm vài hạng mục chương trình nhỏ với bạn học, là kiểu không cần liên hệ với nhiều người ấy, có tính hay không? Tôi nhìn công việc của các anh mới cảm thấy mặc dù chúng tôi làm bên kỹ thuật hơi khô khan một chút nhưng vẫn tốt vô cùng.”
Từ nhỏ cậu làm việc đều rất nề nếp ngăn nắp, hết sức nghiêm túc tỉ mỉ, trong lòng không thích người gian trá thủ đoạn cho lắm, đối với loại mánh khóe nhỏ không lên được mặt bàn này, cậu cảm thấy hơi buồn cười.
Nhưng hoàn cảnh sinh hoạt của mỗi người đều khác nhau.

Ninh Vũ không thể hiểu được loại mánh khóe này lại chính là phương thức mưu sinh mà người khác đang dựa vào.

Góc độ khác nhau sẽ nhìn thấy thế giới khác nhau, không tổn hại đến lợi ích của bạn, vậy thì ai cũng không thể coi thường ai.

Đạo lý này thật ra rất đơn giản, nhưng Ninh Vũ lúc đó lại không hiểu.

Dường như cậu có chút tiếc nuối và khó hiểu mơ hồ, cảm giác A Sùng không nên là người như vậy.
Vậy A Sùng nên là người như thế nào? Ninh Vũ không nói rõ được, làm sao có thể dùng vài ba lời khái quát rõ ràng một người.

Nhưng cậu có cảm giác A Sùng không phải là loại người tốt trên ý nghĩa truyền thống.
Dường như anh cũng đang đứng trên ranh giới không phải đen thì là trắng.
A Sùng như thở dài: “Cậu đúng là còn trẻ, tôi thật hâm mộ cậu, chắc chắn chưa từng chịu khổ gì.

Nhưng thế giới này đâu phải kiểu không phải đen thì là trắng như những người có ăn học các cậu nghĩ, có rất nhiều vùng màu xám, có nhiều người buôn bán mà cậu nhìn không vừa mắt.

Cậu không thể nhìn mọi chuyện từ góc độ của mình được.”
Ninh Vũ nghe những lời này của anh mà ngẩn ra, đang định nói gì đó, kết quả A Sùng ngẩng đầu lên dùng tiếng Thái gọi người đàn ông vẽ hình xăm đó.


Bọn họ cách hai cái bàn nói mấy câu, Ninh Vũ nghe không hiểu.
Chờ nói xong, A Sùng lại cúi đầu, cười hỏi Ninh Vũ: “Dù sao rảnh rỗi không có chuyện gì, cậu có muốn vẽ Henna tattoo chơi chút không?”
Ninh Vũ cảm thấy mình rất lý trí: “Tôi sẽ không bỏ 800 baht ra vẽ cái này đâu, 100 baht tôi cũng không vẽ.”
“Tôi vẽ miễn phí cho cậu?” A Sùng đang plank*: “Không cần đưa tôi 100 baht, tôi chỉ thu của cậu 50 baht phí làm công, mua một quả dừa lạnh uống là được.”
(Plank: Động tác tương tự như chống đẩy, nhưng thay vì dùng bàn tay chống xuống đất thì dùng khuỷu tay và phần dưới cánh tay chống đỡ cơ thể, giữ nguyên tư thế trong một khoảng thời gian)

Ninh Vũ lại kinh ngạc một lần nữa: “… Anh còn có tay nghề này?”
“Biết chứ, khi còn bé tôi ở trên đảo vẽ tay cho người ta, tay nghề cũng không tệ lắm đâu.” Giọng A Sùng nhàn nhạt: “Cũng không khó.”
“Anh còn biết làm gì nữa?” Ninh Vũ phát hiện mình không hề hoài nghi tính chân thực của lời này: “Mát xa, hướng dẫn du lịch, vẽ hình xăm…”
“Cậu có vẽ hay không?” A Sùng ngắt lời cậu: “Không làm thì tôi đi bơi đây.”
Ninh Vũ và A Sùng nhìn nhau một lát, cậu nói: “… Vẽ.”
A Sùng đứng lên, đi tới chỗ người đàn ông Thái đang vẽ hình xăm cho Nguyệt Nguyệt, nói mấy câu, cười lấy công cụ và thuốc màu.

Anh vừa dùng khăn giấy ướt lau tay, vừa nói với Ninh Vũ: “Cởi áo ra.”
Ninh Vũ: “… Cởi áo làm gì?”
“Vẽ cho cậu ở hai bên bả vai, còn sau gáy…” A Sùng đè gáy cậu: “Nơi này vẽ thêm một hình, đẹp lắm đấy.”
“Không được đâu, tôi vẽ ở…” Tự dưng nghĩ đến tình cảnh lúng túng lần đầu gặp mặt đã bị thấy cảnh chào cờ, Ninh Vũ bật thốt lên lời từ chối: “Vẽ ở trên cánh tay là được rồi.”
“Vẽ trên tay tôi cũng chỉ có thể vẽ hoa hoa cỏ cỏ cho cậu thôi, nhìn nữ tính lắm.” A Sùng nói: “Cuối cùng cậu có vẽ hay không, bây giờ tôi rất ít khi vẽ cho người khác, đừng có dây dưa lằng nhằng nữa.”
Nghe xong Ninh Vũ không nói hai lời cởi áo ra.
A Sùng vẽ Henna tattoo khác với những người khác.

Ninh Vũ thấy người vẽ cho Nguyệt Nguyệt đều dùng một hình khuôn sau đó vẽ viền theo mẫu đó lên da, sau khi bỏ hình vẽ kia ra mới tô thêm màu, không có chút hàm lượng kỹ thuật nào.

Nhưng A sùng không vẽ theo hình mẫu, tay trái đỡ một bên bả vai Ninh Vũ, trực tiếp tay không bắt đầu động tác.
Lúc vẽ anh cách da của Ninh Vũ rất gần.

Bút vẽ tiếp xúc với mặt da rất nhỏ, lúc chạm vào thân thể hơi ngứa một chút, còn lẫn chút hơi thở của A Sùng phát ra lúc hô hấp.

Anh tô tô vẽ vẽ trên vai Ninh Vũ, luôn luôn để Ninh Vũ đổi một tư thế thuận lợi để hành động.


Căng cứng người, chỉ chốc lát nửa người Ninh Vũ đã tê rần, không dám động.
Chờ đến khi vẽ xong hình trên hai bên vai cậu, A Sùng mới mở miệng nói: “Trên hai bên bả vai cậu vẽ phù năm điều kinh kim cương.

Nước Thái là một quốc gia toàn dân đều tín ngưỡng phật giáo, hình xăm cũng thường thường chứa hàm nghĩa tôn giáo, thời kỳ đầu hình xăm cơ bản của Thái chỉ có tượng phật và kinh phật, xăm Yantra* truyền thống chú trọng nhiều thứ, cũng không phải tất cả mọi người đều có thể xăm, có thể vẽ.

Vì vậy trước khi xăm kinh văn, tượng phật vĩnh viễn trên người phải đến chùa thỉnh phật, lễ bái tổ sư.

Tôi vẽ phù này trên hai bả vai cậu, tổng cộng có năm điều kinh văn đan xen, dùng hình lưới chéo chứ không phải song song, hỗ trợ lẫn nhau, đại diện cho gia đình, sự nghiệp, tình cảm, tài vận, sức khỏe đan xen với nhau, ổn định bình an, sẽ không dễ dàng bị ngoại lực ảnh hưởng.”
(*Xăm Yantra là một loại hình xăm truyền thống có nguồn gốc từ đế quốc Khmer.

Xăm Yantra có thể là những biểu tượng linh thiêng, hình vẽ động vật, hay những ký hiệu, chữ viết tiếng Pali với ý nghĩa che chở hay mang đến sức mạnh, may mắn cho người được xăm.

Ngày nay, thuật xăm này chủ yếu phổ biến ở Thái Lan và tại một số vùng lân cận của Campuchia, Lào, và Myanmar.)
(Bài viết thêm về hình xăm phù năm điều kinh kim cương, đoạn sau có giải thích của A Sùng về loại hình xăm này. http://blog.sina.com.cn/s/blog_bfdc60a50101ap13.html
Hình xăm ấy như thế này:)

Ninh Vũ nghe xong hơi sửng sốt, cậu phát hiện ra những lời này của A Sùng có chỗ không đúng: “… Không phải chứ, anh nói phải chú trọng nhiều thứ, trước hết phải thỉnh phật gì đó, xong anh cứ tùy tiện… vẽ cho tôi như vậy?”
Nhưng A Sùng không trả lời vấn đề này của Ninh Vũ.

Anh đẩy cái đầu đang xoay loạn của Ninh Vũ về chỗ, giọng mang theo vẻ ra lệnh: “Chắp hai tay, đừng nghĩ linh tinh, tĩnh tâm.”
Ninh Vũ bị giọng nói nghiêm túc của anh làm hoang mang.

Chẳng biết lúc nào xung quanh bọn họ bỗng có một số người vây xem… Có du khách xem náo nhiệt, có chủ sạp bán dừa, bán sầu riêng ở kế bên, còn có ông chủ nhà hàng tay đeo đồng hồ vàng.
Ninh Vũ thấy một người đàn ông trung niên người Thái dùng giọng thận trọng nói mấy câu với A Sùng.

A Sùng cũng không ngẩng đầu lên, vẫn cúi đầu vẽ lên cổ Ninh Vũ, lúc đáp lời giọng nói lạnh nhạt, nghe không có cảm xúc gì.

Nhưng Ninh Vũ thấy sắc mặt người đàn ông kia biến đổi, lại chắp hai tay, cúi đầu lạy A Sùng một lạy.
Ninh Vũ được người ta lạy lây cũng lúng túng khó hiểu.

Bị nhiều người nhìn như vậy, cậu hơi mất tự nhiên, chỉ có thể hỏi A Sùng: “… Bọn họ nhìn chúng ta làm gì thế?”
“Xem tôi vẽ Henna tattoo cho cậu.” Giọng A Sùng rất tùy ý: “Hai hình xăm trên bả vai cậu rất ít người vẽ.”
“… Vậy tại sao anh có thể vẽ?” Lần này giọng Ninh Vũ cực kỳ dè dặt: “Chẳng lẽ anh là cái gì… hoàng thất quý tộc nước Thái ra ngoài trải nghiệm cuộc sống, hoặc là gì mà…”
A Sùng khẽ cười, xen lời cậu: “Anh chàng đẹp trai, cậu cũng dám đoán thật đấy.”
“… Vậy… Sao người kia lại lạy anh?”
“Anh ta rất tín phật, là tín đồ của đại sư XX.” A Sùng nói: “Trước kia lúc tôi còn ở học viện phật giáo đã từng theo sau đại sư XX tu hành một thời gian, bây giờ coi như là đệ tử tục gia của ông ấy.


Lúc ở cùng sư phụ, tôi thường xuyên xăm phù giúp người, là thợ xăm phù.

Nếu như là xăm vĩnh cửu thì tôi không đủ tư cách làm cho cậu, cậu phải đi thỉnh phật trước, nhưng cái loại nửa tháng biến mất này, tôi vẫn có thể vẽ cho cậu.

Tôi thấy cậu là người tâm thiện có phúc, tặng cho cậu hai đạo phù.”
Cái này lúc ở trên xe du lịch Ninh Vũ đã nghe A Sùng giới thiệu qua rồi.

Bởi vì toàn dân nước Thái tín Phật, trên 95% số người trở lên đều tin vào Phật giáo, Phật giáo là quốc giáo, tăng lữ được kính trọng, miếu chủ yếu là nơi từ thiện, mọi phương diện trong xã hội đều lấy Phật giáo làm quy phạm, hơn nữa quy định đàn ông trước khi kết hôn nhất định phải xuất gia.
Nhưng mà… Thợ xăm phù… Thợ mát xa… Hướng dẫn viên du lịch… Sao cứ có cảm giác…
Ninh Vũ cảm thấy mình rơi vào trong sương mù: “Anh bao nhiêu tuổi rồi…? Cuộc sống của anh cũng quá phong phú nhiều màu sắc ấy chứ, thời gian ở đâu ra mà học nhiều thứ, làm nhiều chuyện như vậy?”
Dường như A Sùng từng bị người khác hỏi về vấn đề này rất nhiều lần, anh trả lời rất nhanh: “Câu hỏi này hơi phiền, chuyển qua câu tiếp theo đi.

Người sống, chuyện gì cũng phải thử một chút.

Người như tôi không muốn cả đời chỉ làm một chuyện.”
Ninh Vũ còn chưa kịp trả lời, A Sùng lại đột nhiên bắt đầu nói tiếng Thái ở sau lưng cậu.
Lần này tiếng Thái nghe mơ hồ không rõ, lúc nhanh lúc chậm, Ninh Vũ cảm thấy chắc là A Sùng đang niệm kinh.
Thấy vẻ hâm mộ trong mắt những người xung quanh đang nhìn chằm chằm bọn họ, trong lòng Ninh Vũ thật là…
Hướng dẫn viên du lịch này đúng là không đơn giản…
Ninh Vũ phát hiện giọng nói của mình bắt đầu chuyển sang dè dặt: “Anh vẽ gì… trên cổ tôi thế?”
Đúng lúc A Sùng hoàn thành nét vẽ cuối cùng, tiếng tụng kinh cũng dừng lại.
Có thể là ảo giác, cũng có thể là khoảng cách quá gần, Ninh Vũ cảm thấy giọng nói của A Sùng bên tai lại như có tiếng vọng, giống như tiếng chuông vọng về.
A Sùng nói: “Vua Bướm.”
[Note] Vua Bướm: Sư phụ Kruba Krissana ở nước Thái được gọi là vua bướm, có một ngày khi đại sư đang thiền tịnh tu hành, có một com bướm lớn bay đến đậu trên bả vai ông cùng tu hành với ông.

Trong hình xăm, con bướm có hình một nam một nữ, đó là chúa Shiva và vợ là nữ thần Kali*.

Ở nước Thái, thần bướm là một vị nữ thần (Thep-Jarm-Leng).

Theo tài liệu lịch sử nước Thái ghi lại, thần bướm hóa thân thành con bướm luôn giang cánh, mà bên dưới hai cánh có hai gương mặt nữ giới.

Truyền thuyết thần bướm tới từ Cambodia, sau này truyền tới biên giới nước Thái, sau đó được các nhà tu hành ở rừng sâu núi thẳm của cả hai nước chung tay mời thần, tiến hành tu hành kiểm chứng, cuối cùng mới do dân thường Xiêm La truyền vào biên giới.
Công hiệu của phù/ pháp Vua Bướm: Mời gọi vận may, nhân duyên, gia tăng duyên với người khác phái.
(Sau khi tìm hiểu thì tui phát hiện trong raw nhắc tới Shiva và Kali.

Vốn trong raw nó là đại sư Thích Vi Thiên Thần Thiệt Hoa và vợ là nữ thần Gia Lợi, có lẽ đấy là cách gọi bên Trung, làm tui kiếm mãi mới ra:.