Giá nhà ở huyện Minh Dương và các khu vực lân cận đã giảm nhanh chóng và quay về tình trạng trước đây, thậm chí còn thấp hơn. Một lượng lớn đất đai và bất động sản đã bị các tư bản lớn nuốt gọn, bây giờ họ muốn nhả ra, nhưng lại không ai có thể tham gia giao dịch có giá trị lớn như vậy. Nhưng nếu họ không bán ra thì vốn của họ sẽ phải bỏ vào đây.
Vân Đỉnh chỉ là thành phố cấp địa khu, nhiều bất động sản được xây dựng trong thời gian ngắn như vậy, người dân ở Vân Đỉnh mất mười năm cũng không tiêu hoá hết. Vậy nên sẽ không có tư bản nào muốn giữ mãi những tài sản này, họ phải bán ra càng nhanh càng tốt để kiếm lợi nhuận cao hơn.
Ngô Bình nhận được tin không lâu thì Lý Mai gọi đến.
Advertisement
“Đúng như cậu dự đoán, giá đất và giá nhà ở Vân Đỉnh đã giảm. Chúng ta nên làm thế nào đây?”, cô ấy hỏi.
Advertisement
Ngô Bình đáp: “Không gấp, cứ chờ tiếp. Những người này đập vào mấy nghìn tỷ, thành phố Vân Đỉnh quá nhỏ, khoản tiền này là tổng sản lượng kinh tế mười năm của Vân Đỉnh, không ai ăn nổi. Khi nào bọn họ chịu bán tài sản với nửa giá thì chúng ta ra tay cũng chưa muộn”.
Lý Mai hỏi: “Mấy nghìn tỷ đấy, liệu họ có chịu bán nửa giá không?”
Ngô Bình bảo: “Nếu không bán thì họ sẽ mắc kẹt ở Vân Đỉnh mãi mãi. Họ không bám trụ được đâu”.
Lý Mai đáp: “Được!”
Cô ấy nói tiếp: “Chúng ta đang bán một số sản nghiệp của Đông Nam Á để lấy lại vốn. Chờ thời cơ chín muồi, nhà họ Lý sẽ vào Vân Đỉnh!”
Ngô Bình trả lời: “Ừm. Nên làm công tác chuẩn bị từ sớm”.
Anh vừa cúp máy thì phía Đường Môn gọi đến: “Thiếu tôn, Uông Hán Sinh lại đến khách sạn, đi cùng còn có con trai ông ta, Uông Tử Phục”.
Ngô Bình bảo: “Tôi sẽ đưa địa chỉ, bảo họ qua đi”.
Sau khi nhắn địa chỉ, Ngô Bình quay về nhà, chờ Uông Hán Sinh tìm đến cửa.
Ông ngoại biết đối phương sắp đến nên đi thay quần áo. Trong lòng mỗi người đều có một số ký ức không thể xóa nhòa, tồi tệ có, tốt đẹp có. Mà Uông Hán Sinh gần như đã trở thành tâm ma của ông ngoại và bà ngoại.
Mười phút sau, hai chiếc xe đỗ trước cửa.
Cửa xe mở ra, bảy người lần lượt bước xuống. Trong bảy người đó có một ông lão, một người trung niên rất khí khái, và mẹ con Uông Kiều Lung.
Vẻ mặt con trai của Uông Kiều Lung rất đau khổ. Hôm ấy Ngô Bình dùng ám thủ với cậu ta. Ám thủ này sẽ khiến cậu ta đau đớn khắp người và kéo dài suốt một tháng. Mới mấy ngày, cậu ta đã không chịu đựng được nữa.
Ông ngoại đứng trong nhà, nhìn Uông Hán Sinh chăm chú. Uông Hán Sinh lớn hơn ông ngoại anh mấy tuổi nhưng nom như người đã ngoài tám mươi, còn ông ngoại chỉ trông như độ năm mươi thôi, trẻ hơn ông ta rất nhiều.
Uông Hán Sinh cũng nhìn ông ngoại anh chằm chằm, buột miệng nói: “Trương Thế Văn? Sao… Sao anh lại trẻ như vậy?”
Bà ngoại giận dữ nhìn Uông Hán Sinh: “Uông Hán Sinh, năm xưa anh hại cả nhà tôi khổ sở, lương tâm anh không cắn rứt sao?”
Nét mặt của Uông Hán Sinh lập tức trở về trạng thái tự nhiên. Ông ta hờ hững nói: “Thế Văn, chuyện năm xưa đâu phải anh không biết, nếu tôi mất việc vì chuyện đó thì cả nhà anh cũng gặp xui xẻo theo thôi. Vậy nên, thay vì tất cả cùng chịu phạt, chi bằng một mình anh gánh chịu. Như vậy tôi còn giúp anh ấy chứ”.