Tào Tặc

Chương 697: Quân Hán đến đây




Tứ Chi Hà Thủ nằm ở vị trí trung tâm Hà Hoàng, cũng là nơi tụ tập dân cư người Đê.

Nói đến người Đê, thời thủy tổ cũng rất khó giải thích rõ ràng. Nghe nói thuộc một nhánh của người Khương, cho nên cho tới nay đều lấy tên là Khương Đê. Hà Hoàng lạnh nghèo, nhưng đất đai tại Tứ Chi Hà Thủ phì nhiêu, bò dê hàng đàn, trở thành đất lành cho ngươi Để. Từ Tây Hán tới nay, số lượng người Đê di chuyển tản mát khắp các nơi Quan Trung.

Thành trì Tửu Tuyền cũng có người Đê, quận Hà Tây cũng có bộ lạc người Đê.

Nhưng đại bộ phận người Đê vẫn tập trung ở vùng Hoàng Trung và Hà Hoàng.

Dựa vào thổ địa rộng lớn của Hà Hoàng, bọn họ ở nơi này tự do sinh sản sinh lợi. Từ thời Đông Hán tới nay đã mấy lần tạo phản, mang đến sự uy hiếp rất lớn cho nước Hán Đế.

Hà Hoàng Đê Vương Đậu Mậu trên bốn mươi, tinh lực dồi dào.

Vóc người y không cao, cũng chỉ khoảng 160cm, nhưng lại cực kỳ tráng kiện, cao to lực lưỡng.

Đậu Mậu tham tiền háo sắc, trong trướng đã có gần hơn sáu mươi thiếp thất, trong đó có không ít nữ tử người Hán được cướp đoạt Đả Thảo Cốc từ Quan Trung, đồng thời cũng có rất nhiều nữ tử Hung Nô, Yết Hồ, Tiên Ti, Khương Đê.

Dựa vào vũ lực hùng mạnh nên đã xưng bá xưng vương ở Hà Hoàng.

Tuy nhiên trước đó, Đậu Mậu cũng không hề xúc phạm đến lợi ích Tào thị, cho nên Tào Bằng cũng không hề để tâm đến người này.

Thời tiết dần dần chuyển lạnh.

Hà Hoàng đã có hương vị mùa thu đậm đà.

Trời xanh ngắt, mênh mang.

Cảnh sắc Hà Hoàng bao la hùng vĩ như Mạc Bắc đầy mê người.

Trong Vương trướng màu vàng chói, Đậu Mậu ôm một mỹ thiếp nghị sự cùng mọi người.

Cảnh cáo của Tào Bằng đã truyền khắp Hà Hoàng.

Không ít người cảm thấy sợ hãi, cho nên nơm nớp lo sợ hỏi:

- Đại vương, Tào Bằng kia đã phát ra mệnh lệnh đuổi giết Đại Vương, mà thời gian đã càng lúc càng gần, vậy phải làm thế nào đây?

- Sợ cái gì!

Đậu Mậu nhếch miệng, dùng bàn tay to vuốt ve bộ ngực đầy đặn của mỹ thiếp.

Đôi bờ ngực trắng ngọc kia gần nắn bóp gần như bị biến dạng, tuy mỹ thiếp bị đau nhưng lại không dám mở miệng mà chỉ yên lặng chịu đựng.

- Tứ Chi Hà Thủ của ta có một mười vạn hùng binh, ngay cả Tô Uy Phá Khương cũng không thể sánh được.

Đừng nói Tào Bằng muốn đối phó với ta, còn phải xâm nhập vào Hà Hoàng, đồng thời việc cung ứng đồ quân nhu lương thảo cũng là một phiền toái lớn. Cho nên, chư vị đừng lo lắng, cho dù là Tào Bằng kia có đánh tới, ta sẽ để hắn tới được mà không đi được.

Còn về lời cảnh cáo kia?

Nếu ai có bản lĩnh, cứ đến thử xem.

Đôi mắt quét nhìn mọi người trong trướng, sáng sắc bén.

Tất cả mọi người ngậm miệng lại, không dám nhìn thẳng vào ánh mắt của Đậu Mậu.

Nói thật, huyết lệnh mà Tào Bằng phát ra thật sự đã khiến nhiều người sợ hãi. Nhưng nghe Đậu Mậu nói vậy hình như cũng có lý. Từ thành Long Kỳ một đường tới đây phải qua cánh đồng hoang vu ngàn dặm, hắn sao có thể vận chuyển được đồ quân nhu lương thảo?

Tứ Chi Hà Thủ có mười vạn hùng binh, cũng không phải là kẻ đầu đường xó chợ.

Cộng thêm hung danh Đậu Mậu, ngay lập tức đã khiến nhiều người an lòng.

***

Thời gian một ngày lại trôi qua.

Tào Bằng ra hạn định là mười ngày, trong chớp mắt đã tới.

Người Đê tại Hà Hoàng yên lặng không có bất cứ động tĩnh gì. Mà Tào Bằng thì sao, cũng không khởi binh tiến về phía tây để công kích người Khương ở Hà Hoàng.

Hóa ra người này cũng chỉ phô trương thanh thế mà thôi!

Chiến sự ở Tịnh Châu sau khi tiến vào mùa thu thì dần dần đi đến hồi kết thúc.

Quân Tào hưng thịnh, uy hiếp bức người, sau khi đã liên tiếp công chiếm Ngũ Nguyên, Vân Trung lại tiếp tục kéo dài dọc hướng Mạc Bắc. Tám trấn Mạc Bắc Hà Tây lúc này mới bộc lộ tác dụng cực kỳ quan trọng. Dựa vào tám trấn này, quân Tào không phải lo chiến tuyến quá dài mà không sợ lương thảo không đủ. Vì thế, Tào Tháo hạ lệnh vượt qua Hà Sáo tiếp tục lên phía Bắc. Giữa tháng bảy, Tào Chương công chiếm thành Thụ Hàng, Nam Hung Nô diệt vong.

Chỉ có điều quân Tào bức người cũng khiến dị tộc trên thảo nguyên sợ hãi.

Sau khi Yến Lệ Du chết trận, trung bộ Tiên Ti và Đông Bộ Tiên Ti hợp làm một, thực lực của Kha Bỉ Năng tăng vọt nên đã nảy sinh dã tâm đối với Trung Nguyên. Nhưng bởi vì trước đó Hàng Ti và Đàn Chá làm khó dễ khiến Kha Bỉ Năng có chút đau đầu.

Mà nay, Hàng Ti rời xa Hà Sao định cư ở Trung Nguyên.

Đàn Chá đơn độc khó chống đỡ, đúng là thời cơ tốt để dụng binh.

Kha Bỉ Năng quyết định tuyên chiến với quân Tào

Nhưng không chờ Kha Bỉ Năng động thủ, Đàn Chá Tiên Ti đột nhiên phát sinh bạo loạn. bộ lạc đại nhân Hồng Đô dưới trướng Đàn Chá vào một đêm tối gió lớn trong tháng đã triệu tập thuộc cấp xâm nhập vào vương trướng, chém giết cả nhà Đàn Chá.

Ngay tức khắc, Hồng Đô đã khống chế Tiên Ti vương, cũng chính là Đàn Thạch Hòe con trai của tố lợi, tuyên bố quy thuận Tào Tháo!

Gần như là cùng lúc, Tào Tháo từ Nghiệp Thành truyền ra chiếu lệnh: bổ nhiệm Hoàng Trung làm Thái Thú quận Hà Tây, cũng bố trí thêm ba trấn ở quận Hà Tây; phong Đặng Tắc làm Quảng Mục Hương Hầu, đảm nhiệm Tịnh Châu Mục, Lý Điển được phong làm Bái Độ Liêu tướng quân; Trương Liêu làm Trấn Bắc tướng quân; Tào Chương làm Chinh Bắc tướng quân; bổ nhiệm Hồng Đô làm Hộ Tiên Ti Trung Lang Tướng, phong làm Quảng Đình Hầu.

Đồng thời, Tào Tháo lại hạ chiếu, lấy danh nghĩa Hán Đế tôn Tố Lợi làm Thiền Vu Tiên Ti, hủy bỏ danh hiệu Tiên Ti Vương.

Nói cách khác, Tố Lợi là người đứng đầu Tiên Ti duy nhất được Hán thất thừa nhận.

Về phần Kha Bỉ Năng, chỉ là loạn thần tặc tử của Tiên Ti mà thôi...

Tiếp đó, Tố Lợi lấy danh nghĩa con trai của Thạch Hòe liên hợp Hoàng Trung, Hồng Đô nhanh chóng thâu tóm tây bộ Tiên Ti.

Kha Bỉ Năng biết được tin tức quá sợ hãi.

Y có tâm đọ sức với quân Tào, nhưng dưới tình huống như vậy không thể không tạm thời dừng binh.

Thâu tóm phía Đông Tiên Ti, y cần phải có một quá trình tiêu hóa; cũng như vậy, bất luận là quân Tào hay là Tố Lợi của Tây bộ Tiên Ti đều cần một thời gian để tiêu hóa thành quả thắng lợi mà mình giành được.

Đây sẽ là một thời gian ngắn ngủi để nghỉ ngơi và chỉnh đốn.

Có lẽ một năm, có lẽ hai năm...

Tuy nhiên từ khi quân Tào vượt qua Hà Sáo chiếm lĩnh thành Thụ Hàng, thì sự uy hiếp đối với Tiên Ti ngày một gia tăng!

***

Ánh nắng đầu thu vô cùng ấm áp.

Trong lúc Hứa Đô còn đang bao phủ bởi ánh nắng gay gắt của cuối thu, thì Hà Hoàng lại vô cùng mát mẻ.

Xuôi theo Hoàng Thủy, một đội ngũ từ từ tiến lên đi đến ngoài thành Long Kỳ.

Long Kỳ Trường Đường Phương dẫn các quan viên ra khỏi thành nghênh đón, chỉ thấy người đi đầu là một thanh niên ước chừng ba mươi tuổi, cử chỉ nho nhã, vóc người đơn bạc, hai gò má góc cạnh rõ ràng như đao tước. Ngũ quan đoan chính, ánh mắt sáng ngời, trên người mặc áo dài màu nguyệt sắc, khoác một chiếc áo lông cừu xanh, cưỡi một con Đại Uyển Lương Câu, khí chất vô cùng đặc biệt.

- Long Kỳ Trường Đường Phương cung nghênh Tào Đô úy.

Đường phương nhận rõ cờ hiệu, vội vàng tiến đến hành lễ với người thanh niên kia.

Nam tử xuống ngựa nâng Đường Phương lên, ánh mắt đảo qua lộ vẻ kinh ngạc, khẽ hỏi:

- Sao không thấy Tiền tướng quân?

- Việc này…

Đường Phương do dự một chút, hạ giọng nói:

- Mời Tào Đô úy vào thành nói chuyện.

Thanh niên này tên là Tào Hưu, tự Văn Liệt.

Cũng giống như Tào Bằng, Tào Hưu cũng là tộc tử của Tào Tháo, lại rất được Tào Tháo sủng ái. Tào Bằng được Tào Tháo gọi là “Hận không thể làm thân tử”, biểu lộ sự cưng chiều và tín nhiệm của Tào Tháo với Tào Bằng; Còn Tào Hưu lại được Tào Tháo gọi là “thiên lý mã của ta”, cũng được Tào Tháo tin một bề và coi trọng.

Luận tuổi, Tào Hưu lớn hơn Tào Bằng.

Nhưng bởi vì sự tồn tại của Tào Bằng, ít hoặc nhiều đã bị lu mờ dưới hào quang của Tào Bằng

Trên thực tế Tào Hưu có năng lực cực kỳ trác tuyệt!

Có người nói Hổ Báo kỵ là một tay Tào Thuần thiết lập nên, nhưng thực tế huấn luyện và quản lý hàng ngày đều là do Tào Hưu phụ trách.

Trận chiến U Châu chấm hứt, Tào Hưu bị nhiễm phong hàn nên ở lại Nghiệp Thành tịnh dưỡng.

Sau khi bình phục thìTào Tháo đã quay về Hứa Đô.

Đầu năm, Mã Siêu gây loạn, Tào Tháo ngoài phái Tào Bằng tiến vào Tây Bắc ra còn mật lệnh Tào Hưu làm Kỵ Đô úy, hiệp trợ Tào Hồng chống đỡ Mã Siêu. Tào Hồng có thể kiên trì đến hiện tại cũng là nhờ Tào Hưu.

Vương Mãi bị trúng mai phục, bản thân bị trọng thương.

Tào Bằng vốn có ý phái Triệu Vân tiếp quản Đô úy Tây bộ, nhưng bởi vì chuyện Mã Vân Lộc nên Tào Bằng không thể không thay đổi chủ ý.

Thưởng phạt cần rõ ràng!

Triệu Vân bị giáng xuống làm một tiểu binh ở Phi Đà binh.

Bởi vậu, Đô Úy Tây bộ trống không, sau khi Tào Bằng suy nghĩ kỹ đã quyết định xin Tào Tháo bổ nhiệm.

Hoàng Trung thuận lợi đến Hà Tây đảm nhiệm chức Thái Thú quận Hà Tây, như vậy có qua có lại mới toại lòng nhau, Tào Bằng quyết định xuất ra Đô Úy Tây bộ để tránh người ta cảm thấy hắn nắm giữ Lương Châu, mưu đồ gây rối. Trên thực tế, lực lượng của hắn ở Lương Châu đã bị suy yếu khá nhiều. Đặng Phạm, Phan Chương bị điều đi Kinh Châu, Triệu Cù đảm nhiệm Đô Hộ Tây Vực, mà Bộ Chất hiện nay cũng đang chạy tới Nghiệp Thành. Kể từ đó, quyền khống chế bốn quận Kim Thành, Võ Uy bao gồm cả An Định và Bắc Địa đều trả lại cho Tào Tháo. Mà thực tế hiện nay Tào Bằng đang nắm giữ chỉ còn lại hai nơi là Hán Dương và Hà Tây. Tuy rằng quận Trương Dịch cũng nắm trong tay Mạnh Công Uy, nhưng lực lượng cũng không mạnh mẽ.

Mạnh Kiến đảm nhiệm Thái Thú Trương Dịch, đổi lại đảm bảo lợi ích buôn bán hành lang Hà Tây của Tào Bằng, là lợi ích phi chính trị.

Nếu đã như thế sao không hào phóng một chút?

Tào Bằng trình thư lên Tào Tháo không lâu, Tào Tháo liền hạ lệnh bổ nhiệm Tào Hưu làm Đô úy Tây bộ.

Tào Hưu, người cũng như tên.

Đó là một người thích đọc sách, nho nhã; nhưng đồng thời cũng là như nóng nảy, thủ đoạn cứng rắn,mạnh mẽ. Thống trị Hà Hoàng cần phải người như thế. Trong tấu chương của Tào bằng còn đặc biệt nhắc tới điểm này, vì thế Tào Hưu lập tức được bổ nhiệm.

Mà Tào Bằng cũng làm việc sảng khoái khiến Tào Tháo vô cùng hài lòng.

Sau khi bổ nhiệm Tào Hưu làm Đô Úy Tây bộ, Tào Tháo chợt hạ lệnh lấy Từ Thứ làm Thái Thú quận Lũng Tây, cũng bổ nhiệm Hách Chiêu làm Đô úy Nam bộ. Đô úy Nam bộ cũng tính chất giống Đô Úy tây bộ, chủ yếu là theo dõi Hoàng Trung. Hơi thấp hơn so với Thái Thú quận Lũng Tây, nhưng không lệ thuộc sự cai quản của quận Lũng Tây, quyền lực lại rất nhiều.

Tào Bằng xuất ra Đô Úy Tây bộ lại giành được chức vụ Thái Thú Lũng Tây và Đô Úy Nam bộ.

Ít nhất người bên ngoài thấy đó là quân thần hiểu nhau tuyệt đối, tín nhiệm lẫn nhau.

Tào Hưu cũng không phải là người khư khư theo luật pháp.

Nghe Đường Phương nói, gã lập tức bừng tỉnh, nhất định là Tào Bằng đã có an bài khác.

- Vậy thì vào thành rồi nói chuyện.

Tào Hưu lên ngựa, Đường Phương đi trước dẫn đường.

- Nay tin đồn Hà Hoàng lớn mạnh, Tào tướng quân nhiễm phong hàn, ốm không dậy nổi.

- Ồ?

Tào Hưu ngẩn ra, nét mặt nghiêm trọng.

- Tuy nhiên, nay Tào tướng quân cũng không ở thành Long Kỳ?

Tào Hưu gật đầu, chợt hỏi:

- Sở bộ của Mạnh Kiên Tô Tắc nay ở đâu?

- Tô Thái Thú vào mười ngày trước đã bí mật vượt quá bốn nhánh khúc sông đi về hướng tây gần Khuynh Sơn.

Mạnh Thái Thú thì ở lại Diêm Trì, đang chỉnh đốn và sắp đặt binh mã.

Tào Hưu đột nhiên mỉm cười:

- Chắc là Hữu Học không chịu đựng nổi sự cô quạnh nên đã do đường tại Tứ Chi Hà Thủ?

- Đúng vậy.

Hai người vừa đi vừa thì thầm nói chuyệnvới nhau, rất nhanh đã đến thành Long Kỳ, đi tới phủ Đô Úy Tây bộ.

Thủ vệ phủ Đô Úy Tây bộ vẫn rất nghiêm mật.

Tào Bằng cũng không bởi vì Tào Hưu đến mà lơ là việc bảo về phủ đệ.

- Hữu Học là người có tâm.

Tào Hưu đi vào Đô úy phủ, đột nhiên hỏi:

- Nói vậy bên ngoài đồn đại Tào tướng quân tĩnh dưỡng tại phủ Đô Úy là thật.

Đường Phương lập tức mỉm cười!

Y lấy ra một phong thư, đưa cho Tào Hưu.

Tào Hưu tiếp nhận đọc: Thân gửi huynh Văn Liệt.

Nét bút cứng cáp, sắc dấu ngân câu. Tào Hưu như cảm thấy một luồng sát khí ập vào mặt, không kìm nổi khen:

- Chữ đẹp!

Chữ Tào Bằng không đẹp, lúc trước có tiếng là thế.

Nhưng lại không ai để ý việc này, bởi vì ai nấy đều biết rằng, Tào Bằng lớn lên ở núi Trung Dương, không được học hành đến nơi chốn, rồi sau đó có thành tựu, tất cả đều là do hắn chiến đấu mà có. Nhưng Tào Bằng vẫn rất không vui, nên sau khi cưới Hoàng Nguyệt Anh đã khổ luyện thư pháp, dần dần đã có phong cách riêng.

Lần đầu tiên, tấu chương của hắn là Hoàng Nguyệt Anh viết thay.

Tào Tháo nói:

- Hữu Học quá mức văn tú!

Đến sau này Tào Bằng có thành tựu về thư pháp, Tào Tháo khen ngợi:

- Hữu Học có thể đơn độc đảm đương một phương rồi!

Chữ, là mặt mũi.

Viết chữ đẹp, tuyệt đối là một chuyện thể hiện sĩ diện.

Tào Hưu mở thư, nheo mắt đọc xong, lắc đầu cười khổ:

- Nay Hữu Học đã được phong quan Tư Đãi Giáo Úy, chỉ dưới Vệ tướng quân, ngang với tứ chinh tướng. Sao có thể giống như trước kia thích đấu tranh anh dũng?

Hắn dẫn theo bao nhiêu người đi tới Tứ Chi Hà Thủ?

- Bẩm Đô Úy, Tào tướng quân ngoại trừ dẫn bản bộ Bạch Đà binh và Phi Đà binh ra còn có điều động bốn ngàn tinh binh của năm trấn Hà Tây, tổng cộng có năm nghìn năm trăm người, đều là kỵ quân, một người hai ngựa.

- Hả?

Tào Hữu giật mình, vội hỏi:

- Vậy mang theo bao nhiêu đồ quân nhu?

- Chỉ mười ngày lương thực.

- Hự!

Ngay tức khắc Tào Hưu như nghẹt thở.

Năm nghìn năm trăm người mà chỉ mang mười ngày quân lương. Hữu Học, ngươi điên rồi phải không?

Chẳng lẽ ngươi không biết Đậu Mậu kia có trên trăm ngàn tinh binh trong tay, ngươi chỉ điểm ngần ấy binh mã, sao có thể đối phó được?

Nếu chẳng may Tào Bằng có gì suất, vậy thì tuyệt đối là một chuyện lớn.

Cái khác không nói, đơn giản chỉ nói đến cơn giận lôi đình của Tào Tháo là sẽ không biết có bao nhiêu đầu người sẽ rơi xuống đất...

Tuy nhiên, Tào Hưu chợt hiểu ý của Tào Bằng.

“Hữu Học là muốn tặng công thảo phạt phản nghịch cho ta.”

Gã thân là Đô Úy Tây bộ nhưng lại không có căn cơ và uy vọng ở Lương Châu. Chỉ dựa vào thân phận tộc tử của Tào Tháo chỉ sợ khó mà khiến kẻ dưới phục tùng. Lúc trước những gì Tào Bằng đã trải qua ở Hà Tây, Tào Hữu cũng từng nghe nói đến. Ngay cả một đám man di không coi triều đình ra gì, nếu không có sau này Tào Bằng dùng võ lực quét ngang Lương Châu thì cũng không có uy vọng ngày nay.

Tào Hưu phải nhanh chóng thành lập công huân mới có thể đứng vững gót chân.

Nếu theo tính tình Tào Hưu, chắc chắn gã sẽ đứng vững gót chân, mà như thế Tào Bằng cũng sẽ không thúc giục Tào Hữu, nếu không rất dễ tạo ra hiểu lầm.Tất cả mọi người đều là tộc tử của Tào Tháo, cũng được Tào Tháo yêu mến, không cần thiết phải làm việc này để mọi người cùng khó xử, đến cuối cùng là kẻ thù của nhau.

Cho nên Tào Bằng xuất kích!

Nhưng công lao vẫn ghi trên người Tào Hưu.

Đây không chỉ là riêng công lao cho Tào Hưu, mà cũng là thúc đẩy Tào Hưu có quyết tâm.

- Mạnh Kiến ở Diêm Trì có bao nhiêu binh mã?

- Bẩm Đô Úy, hiện nay Diêm Trì có khoảng tám ngàn binh mã.

- Truyền lệnh của ta, ngay tại Kim Thành chiêu mộ binh mã, ta muốn trong vòng ba ngày có được hai vạn quân tốt. Nếu không làm được thì hãy nhượng lại chức Thái Thú Kinh Thành, tự mình đi thỉnh tội với Đại vương; còn nữa, truyền lệnh hai quận Bắc Địa, An Định mười ngày sau đại quân hành động. Ta muốn biết hai quận phải có đủ năm vạn quân tốt, nếu không đủ cứ theo quân pháp mà làm.

Trên lý luận, Tào Hưu không để tâm những Thái Thú này.

Nhưng gã cũng có một thân phận khác, đó chính là tộc tử của Tào Tháo.

Tào Hưu biết, xuất binh chậm một ngày thì Tào Bằng càng thêm nguy hiểm ở Hà Hoàng một ngày.

Thấy thời tiết chuyển lạnh, nếu không thể chấm dứt chiến sự trước thời tiết chuyển rét đậm, chỉ sợ cũng phải xuất hiện một biến cố rất lớn.

Cho nên Tào Hưu bất chấp quản nhiều, lập tức hạ lệnh chỉnh đốn và sắp đặt binh mã.

Còn bản thân gã cũng thậm chí không dừng lại ở thành Long Kỳ mà đi thẳng đến Diêm Trì, hội hợp với Mạnh Kiến.

Chỉ mong vẫn kịp!

***

Màn đêm bao phủ Hà Hoàng.

Trên thảo nguyên Hà Hoàng đầy tĩnh mịch khiến người khác sợ hãi.

Xa xa có ánh đèn dầu lóe ra, là doanh địa của người bộ lạc. Tào Bằng ngồi trên sư hổ thú, trên người khoác áo giáp cá vảy đen,đầu đội kim quan, tay cầm Phương Thiên Họa Kích lóe ra mũi nhọn sắc bén màu đỏ đậm.

Hắn nheo lại ánh mắt, nhìn bộ lạc xa xa kia.

Sau một lúc lâu, quay người lại hỏi:

- Người nào bằng lòng theo ý công phá doanh địa?

- Đệ tử nguyện đi!

- Cha, con nguyện theo.

- Cậu, Sanh nhi (cách nói con của chị gái) nguyện theo.

Không đợi Tào Bằng nói xong đã có ba kỵ tiến lên.

Thái Địch, Đặng Ngải, Tôn Thiệu đều chờ lệnh, nóng lóng muốn thử.

Sa Ma Kha và Văn Võ, Vương Song cũng hứng trí bừng bừng định tiến lên tranh giành, Đỗ Thứ cũng muốn đến chờ lệnh, nhưng gã hiểu bản thân, viết công văn, bày mưu tính kế để bổ khuyết chút cho Tào Bằng còn có thể.

Nhưng muốn nói lên lên ngựa giành công đầu, chỉ sợ không dễ dàng như vậy.

Trong Phi Đà binh, có hai Phi đà binh nhìn nhau, cũng không nói hai lời lập tức giục ngựa xông ra ngoài.

- Là ai?

Tào Bằng ngẩn ra, vội vàng hỏi.

Đỗ Thứ bước lên trước trả lời:

- Hình như là vợ chồng Triệu bá phụ.

Tào Bằng giáng Triệu Vân làm quân tốt, nhưng trong quân đều biết người này võ nghệ siêu phàm.

Ngay cả Tôn Thiệu cũng thường xuyên xin Triệu Vân chỉ bảo, địa vị rất khác biệt. Vốn Triệu Vân ở trong Phi đà binh, chỉ cần làm việc chất lượng, có hiệu quả thì rất nhanh sẽ được đề bạt, nhưng từ sau khi Hạ Hầu Lan đến thành Long Kỳ, sự tĩnh tâm của Triệu Vân lại bị phá vỡ.

Nhìn người bạn tốt năm xưa giờ đây hăng hái.

Mà Tào Bằng lại tín nhiệm Hạ Hầu Lan không hề kém hơn đám người Bàng Thống.

Sau khi bốn ngàn phủ binh đến, Tào Bằng đã giao hết toàn bộ cho Hạ Hầu Lan thống soái. Tư thế kia khiến Triệu Vân không thể bình ổn được nữa.

Nhớ năm xưa Hạ Hầu Lan viết thư mời hắn tìm nương tựa Tào Bằng.

Lúc đó Tào Bằng vẫn chỉ là tiểu tử vô danh, mà Công Tôn Toản cũng vậy, Lưu Bị cũng thế, tất cả đều là anh hùng đương thời trong thiên hạ. Đương nhiên Triệu Vân không tìm Tào Bằng làm nơi nương tựa, mà còn khuyên bảo Hạ Hầu Lan bỏ tối theo sáng.

Nhưng hiện tại ai tối ai sáng?

Lưu Bị vẫn như năm xưa liên tục chạy trốn, ngay cả chốn dung thân cũng không có, chỉ biết ăn nhờ ở đậu, phụ thuộc.

Công Tôn Toản sớm đã hóa thành bộ xương khô, chỉ sợ ngay cả bột xương cũng không còn.

Mà tiểu tốt vô danh năm xưa nay đã danh trấn thiên hạ, địa vị cao vời, tiền đồ vô hạn. Hạ Hầu Lan năm xưa bị sư phụ từ chối, cuối cùng may nhờ có Triệu Vân khổ sở cầu xin mới nhận vào làm đệ tử nay đã trở thành Trung Lang Tướng, độc lĩnh một quân,nhiều năm ác chiến với Hung Nô, công lao to lớn, thanh danh vang dội.

Tình bằng hữu không liên quan đến vinh hoa phú quý.

Nhưng thân phận đột nhiên khác biệt, tình bằng hữu có vững chắc cũng sẽ trở nên có chút bất hòa.

Dù sao cũng không cùng tầng lớp, nên rất khó thân thiết như năm xưa. Nhưng Hạ Hầu Lan đã khẩn cầu Tào Bằng, hy vọng Triệu Vân có thể dưới trướng mình làm Đô Úy, thống lĩnh binh mã một phủ.

Nhưng Triệu Vân cự tuyệt!

Hắn biết Hạ Hầu Lan có ý tốt, nhưng hắn không muốn nhận sự bố thí.

Lúc trước Tào Bằng có nói:

- Tiền đồ ngươi sau này là dựa vào bàn tay ngươi để tranh thủ, ta sẽ không chiếu cố ngươi.

Dựa vào hai bàn tay mình?

Vậy thì phải thiết lập công huân.

Vốn lần này Tào Bằng xuất binh cũng không định cho phép Mã Vân Lộc tham gia.

Nhưng Mã Vân Lộc quỳ ngoài phủ hắn một đêm, hy vọng có thể đi theo Triệu Vân, nàng không cầu công huân, chỉ nguyện chia sẻ ưu sầu với Triệu Vân. Tào Bằng vì thế đã nói đùa một câu: Nếu ngươi có thể thắng Văn Võ, ta sẽ cho ngươi gia nhập.

Trong mắt Tào Bằng, Mã Vân Lộc dù lợi hại cũng không phải là đối thủ của Văn Võ.

Văn Võ có võ nghệ gia truyền, Văn Sính cũng là một viên Thượng tướng, là võ tướng siêu hạng nhất. Còn Văn Võ tuy rằng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn như Văn Sinh, nhưng cũng là một viên võ tướng hạng nhất, sao có thể bị Mã Vân Lộc đánh bại?

Nhưng hắn đã quên, nếu Mã Vân Lộc không có thực tài thì sao có thể thống soái được tám trăm tội phạm?

Trong trò chơi hậu thế, Mã Vân Lộc có võ nghệ, có thể đạt tới 91 điểm, bước vào vị trí võ tướng thứ hạng thứ năm. Mà Mã Vân Lộc hiện nay đã trải qua bao đau khổ, nhiều năm chém giết, võ nghệ xuất chúng, thương pháp cao tuyệt. Ngay cả Triệu Vân cũng phải thừa nhận thương pháp của Mã Vân Lộc không hề kém hơn hắn.

Nếu Mã Vân Lộc là nam nhân, ít nhất có thể đánh được ba trăm hiệp với Triệu Vân.

Kết quả, Văn Võ bị thua!

Thậm chí y còn không đỡ được quá hai mươi hiệp, bị một thương của Mã Vân Lộc đánh rơi xuống ngựa.

Cũng may mắn không có dùng đầu thương, nếu không Văn Võ đã chết trong tay Mã Vân Lộc.

Tào Bằng phát hiện thương mã của Mã Vân Lộc cực nhanh, thậm chí còn nhanh hơn cả Triệu Vân. Chỉ là sức nàng kém hơn, cho nên khó có thể phát huy được uy lực, nhưng một cây thương vung lên, thật sự kinh người.

Giống như vạn đóa hoa lê nở rộ, khiến người khác hoa cả mắt.

Tào Bằng đã đặt tên là: Bạo vũ lê hoa thương!

Lời đã nói không thể thu lại.

Vì vậy, Mã Vân Lộc đi theo Triệu Vân, trở thành một viên Phi đà binh. Nàng vẫn quan tâm đến Triệu Vân,khi thấy Triệu Vân phóng ngựa lao ra, sao nàng không hiểu, vì thế cũng không nói hai lời xuất kích theo Triệu Vân.

- Cha, cậu, thầy, Công tử...

Những tiếng gọi hỗn loạn vang lên.

Tào Bằng lại mỉm cười:

- Hôm nay là ta xuất chinh trận đầu tiên tại Hà Hoàng, không cần sốt ruột như thế.

Tôn Thiệu, Thái Địch!

- Vâng!

- Hai người các ngươi dẫn theo binh mã bản bộ yểm hộ hai vợ chồng Tử Long.

Sa Ma Kha, Đặng Ngải!

- Dạ!

- Dẫn theo Bạch Đà binh chậm rãi đẩy mạnh bao vây doanh địa, không buông tha người nào.

- Vâng!

- Vụ Bá.

- Có đệ tử.

- Thông báo Tử U tướng quân, bảo hắn đốc soái bản bộ phong tỏa bên ngoài, nếu không phải là binh mã của ta, giết hết.

Nếu chúng đã không biết tốt xấu, ta đây sẽ khiến Hà Hoàng máu chảy thành sông.

Tuân mệnh!

Trong phút chốc, tinh kỵ xuất động, tiếng chân như sấm.

Tào Bằng suất lĩnh người hầu cận chậm rãi tiến lên.

Mà người trong doanh địa xa xa bị tiếng bước chân làm tỉnh giấc, mơ màng đi ra ngoài doanh trướng, ngáp dài nhìn xung quanh.

Chỉ thấy có hai kỵ nhanh như gió, giống như âm hôn trong đêm chớp mắt đã tiến vào doanh địa.

Triệu Vân một tay dùng thương, tay kia rút ra Kinh Hồng Kiếm chém vào đại kỳ tại cửa doanh địa.

Đại kỳ to bằng miệng bát lập tức gãy rơi xuống đất, mà Mã Vân Lộc đã giơ cao đỉnh thương xâm nhập vào doanh địa.

Một người tiến đến định mở miệng, đã thấy đại thương của Mã Vân Lộc rung lên, lê hoa loang loáng xuyên thủng ngực người kia.

Tận đến lúc này, người đó mới hiểu xảy ra chuyện gì, lập tức trong doanh địa hỗn loạn.

- Địch tập kích, quân Hán đến đây!