Nhưng trên thực tế, một khi Lý Kỳ về đến Tương Dương thì rất khó còn có thể nắm được quyền chủ động. Đây lúc là một lựa chọn tốt nhất cho Lưu Bị vào lúc này.
Kế sách này của Gia Cát Lượng có thể nói là một phiên bản khác của kế “mượn danh thiên tử, ra lệnh chư hầu”.
Mượn danh Lưu Kỳ để cai trị Tương Dương.
<!--Ambient video inpage desktop-->
Lưu Bị trầm ngâm hồi lâu không nói năng gì, một lúc sau, ông ta nghiến răng, dường như đã hạ quyết tâm.
- Nếu đã vậy thì cứ làm theo kế của Khổng Minh đi.
Nhưng, ngươi hãy cho người liên lạc với Y Cơ Bá trước.
Bảy ngày sau, ngươi, ta và Cơ Bá tiên sinh sẽ nội ứng ngoại hợp, đoạt lấy Tương Dương… Hãy nhớ, không đựơc làm hại đến tính mạng của nhị công tử, chỉ trừ khử những tên đối nghịch cầm đầu.
Những tên đối nghịch cầm đầu ở đây, chính là bọn Thái Mạo, Trương Doãn.
Gia Cát Lượng lập tức cảm thấy thoải mái trong long, khom người nói:
- Chủ công yên tâm, Lượng tự biết phân nặng nhẹ.
Trong thành Tương Dương, mây mù che phủ.
Y Tịch mệt mỏi trở về nhà, tâm trạng có vẻ khá là chán nản. Cái chết của Lưu Biểu khiến cho Kinh Châu như rắn mất đầu. Bọn Khoái Việt, Khoái Lương, Lưu Tiên Vi cầm đầu, đại diện cho Kinh Tương thế tộc, bắt tay với Thái Mạo, muốn đưa Lưu Tông lên làm chủ Kinh Châu. Ngụ ý ẩn chứa trong việc này, khiến Y Tịch cảm thấy lạnh người. Ý đồ của anh em Khoái Việt có vẻ không rõ rang lắm, cho nên trong nhất thời rất khó đoán biết. Nhưng còn bọn người Thái Mạo, Trương Doãn, cùng với phần lớn hào cường Kinh Nam mà đại diện là Lưu Vi Tiên, đều có ý muốn quy thuận Tào Tháo, để đổi lấy một Kinh Châu không phải chịu khói lửa chiến tranh, mục đích là giữ lấy một phương yên bình.
Nếu một khi Lưu Tông trở thành người đứng đầu Kinh Châu…
Hơn nữa, theo như tình hình trước mắt mà nhìn nhận, thi việc này rất nhiều khả năng sẽ trở thành hiện thực.
Y Tịch thì có khuynh hướng ủng hộ Lưu Kỳ kế vị hơn, nhưng Lưu Kỳ lại đang ở Giang Hạ, bị Lý Thông, Vu Cấm đeo cứng, trong thời gian ngắn e rằng không có cách gì trở về Kinh Tương được.
Điều này cũng khiến cho các bộ hạ cũ từ hồi ở Sơn Dương rơi vào tình cảnh như rắn mất đầu.
Còn Thái Mạo thì ra sức ép người, dốc hết sức muốn lập Lưu Tông. Cho nên Y Tịch và Thái Mạo đã nổ ra tranh cãi kịch liệt, đến cuối cùng, cũng không đạt tới được một phương án sử lý thoả đáng.
Mắt thấy thời gian trôi qua từng ngày.
Nếu Lưu Kỳ vẫn không về, tất sẽ có biến cố lớn. Mỗi lẫn nghĩ đến chuyện này, Y Tịch lại cảm thấy hết sức đau đầu…
- Phụ thân, Khổng Minh tiên sinh đợi người đã lâu.
Y Tịch vừa bước vào cửa, đã thấy con trai lớn là Y Dương bước ra đón.
Y Dương là con trai trưởng của Y Tịch, năm nay ba mươi bảy tuổi. Người này tài học bình thường, theo như tiểu chuẩn của Y Tịch mà đánh giá thì thuộc loại tư chất tầm thường.
Tuy nhiên Y Dương có một ưu điểm, đó là hiếu thuận.
Chính bởi vậy mà được tiến cử danh hiệu Hiếu liêm, làm việc dưới trướng Lưu Biểu.
- Khổng Minh đến sao?
Y Tịch nghe nói vậy, lập tức lộ mừng rỡ, vội nói:
- Mau cho mời ông ấy đến thư phòng…Đúng rồi, Đông Thăng, hôm nay dù có ai đến, cũng nói là ta không được khoẻ, không tiếp khách nhé.
Y Dương đáp vâng một tiếng rồi vội lui đi, mời Khổng Minh vào.
Y Tịch về đến thư phòng, vừa ngồi xuống thì Gia Cát Lượng đã bước vào, chỉ thấy ông ta vừa bước vào cửa đã chắp tay nói:
- Lão đại nhân, vẫn khoẻ đó chứ?
- Sao có thể khoẻ cho được?
Y Tịch cười nhăn nhó, khoát tay tỏ ý mời Gia Cát Lượng ngồi xuống, đoạn bảo Y Dương đi ra.
Hai người hàn huyên vài câu, đoạn Y Tịch vào thẳng vấn đề chính:
- Lần này Khổng Minh đến, chắc không chỉ đơn giản chỉ là đến thăm ta đúng không… Lưu Kinh Châu mất đi, Kinh Tương rung chuyển, lòng người dao động. Trong khi đó chiến sự ở Tân Dã, Chương Lăng lại diễn ra không dứt, nếu không nhanh chóng sắp xếp, e rằng sẽ có đại nạn.
Khổng Minh có gì chỉ dạy?
Đến nước này, Y Tịch chẳng cần thiết phải khách sáo với Khổng Minh nữa, mà đi thẳng vào vấn đề luôn.
Tình hình hiện nay rất phức tạp, và cũng rất phiền phức, Y Tịch đâu có rảnh mà nói vòng nói vo. Sau khi nói xong, ông ta nhìn chằm chằm vào Gia Cát Lượng với ánh mắt rất đỗi lạ lung. “Bây giờ ta đang thỉnh giáo ngươi, cách để giải quyết tình thế hỗn loạn ở Kinh Châu. Nếu ngươi có ý kiến gì thì chớ có dấu diếm, đối với ta và ngươi đều không có lợi. Bây giờ ta rất cần đến trí tuệ của ngươi, càng cần ngươi nghĩ ra một biện pháp thoả đáng giúp ta”.
Gia Cát Lượng lại mỉm cười…
- Kỷ Bá tiên sinh thì có gì phải sợ?
Với khả năng của tiên sinh, thừa sức để tự lo liệu cho bản thân mà, đâu cần phải lo lắng?
- Nếu ta chỉ vì muốn lo cho bản thân, thì lúc đầu đâu cần phải giúp ngươi?
Sắc mặt Y Tịch trầm xuống, nhìn chằm chằm vào Gia Cát Lượng:
- Khổng Minh, tâm tư của ta chắc ngươi cũng rõ. Năm xưa, ta theo Cảnh Thăng Công từ khi mới vào làm chủ Kinh Tương. Mà nay Cảnh Thăng Công đã mất, anh em Thái Mạo soán quyền, có ý muốn quy thuận Tào Tháo. Cơ nghiệp tốt dường ấy của Cảnh Thăng Công, sao có thể để rơi vào tay người khác. Tuy rằng Tông công tử cũng là cốt nhục của Cảnh Thăng Công, nhưng ta vẫn không thể đồng tình chuyện để cho một đứa nhỏ cai quản Kinh Tương.
Những lời này, là nói trắng ra rồi đây!
Ta luôn ủng hộ Lưu Kỳ, ta không muốn quy hàng Tào Tháo? Ta không đồng ý để Lưu Tông kế vị.
Ba điểm này cũng chính là chủ trương, là điều ấp ủ trong lòng của Y Tịch. Gia Cát Lượng nghe được những lời này, như chút được một tiếng thở phào… Y vẫn luôn lo lắng là, cùng với cái chết của Lưu Biểu, đám thủ hạ cũ từ hồi ở Sơn Dương sẽ có sự thay đổi về ý nghĩ. Mà nay, Y Tịch vẫn một mực kiên quyết liên hiệp với nhà họ Lưu chống lại họ Tào, cho thấy cục thế vẫn còn cơ hội có thể vãn hồi lại được.
Gia Cát Lượng nhẹ giọng nói:
-Huyền Đức Công và thế như nước với lửa, cũng không muốn ngồi nhìn.
-Xin được lắng nghe đây.
Lượng có một kế, có thể giúp cho đại công tử lên kế vị.
Nhưng mà, bây giờ Thái thị ngáng đường, nếu muốn thành công, thì không tránh khỏi phải sử dụng đến thủ đoạn khốc liệt. Chỉ không biết là quyết tâm của Kỷ Bá tiên sinh như thế nào mà thôi?
Biện pháp thì ta có, nhưng không biết liệu ngươi có dám làm hay không mà thôi!
Y Tịch đâu phải tên ngốc, lập tức nghe ra ẩn ý đằng sau lời nói của Gia Cát Lượng.
Thái thị nắm quyền, thủ đoạn khốc liệt!
Gia Cát Lượng đã nói hết sức rõ ràng, đó là diệt trừ Thái thị, giành lấy Linh Châu, phò lập Lưu Kỳ… Hai điều trước thì không có gì phải lo, nếu Lưu Kỳ muốn lên kế vị, thì cũng không khỏi phải dùng đến những thủ đoạn khốc liệt. Về điều này, cho dù Gia Cát Lượng có không nói ra, thì Y Tịch cũng phải tính đến. Sở dĩ vẫn chưa chịu ra tay, là vì lực lượng trong tay Y Tịch vẫn còn chưa đủ, cho nên không nắm chắc phần thắng.
Hơn nữa, dù nói thế nào đi nữa, Thái phu nhân cũng là vợ của Lưu Biểu, còn thanh thế của Thái thị ở Kinh Tương thì lại rất lớn…
Nếu như chỉ cần còn chút hy vọng giải quyết trong hòa bình, thì Y Tịch tuyệt đối không hề muốn dùng đến thủ đoạn khốc liệt.
Chỉ có điều, xem ra tình hình hiện nay là không thể cứu vãn được rồi… Lưu Bị tình nguyện muốn giúp, đương nhiên là chuyện tốt, nhưng vấn đề là, liệu Lưu Bị có phò lập Lưu Kỳ hay không? Với cơ mưu của Lưu Bị thì Lưu Kỳ tuyệt đối không phải là đối thủ của ông ta. Nếu không cẩn thận, thì Kinh Châu này e rằng sẽ đổi sang chủ khác…