Từ từ vượt Vô Sơn, qua cửa ải Lư Long, đánh úp Liễu Thành.
Mấy trăm dặm xa xăm, đường hoang vắng, trăm dặm không thấy người ở, Tào Tháo mặc dù cố gắng ẩn núp tung tích, nhưng cuối cùng cũng bị Viên Hi Đạp Đốn phát hiện. Liêu Tây Ô Hoàn triệu tập mấy vạn binh mã chặn Tào Tháo ở Bạch Lang Sơn. Luận binh lực, Tào Tháo không chiếm ưu thế; luận địa lý, Tào Tháo là khách, còn Đạp Đốn là chủ. Vốn là Tào Tháo sẽ thảm bại, nhưng cuối cùng Tào Tháo lại thắng lợi.
Lúc này quân Tào cắm trọng ở phía sau, thậm chí có rất ít giáp sĩ.
Mà mấy vạn Ô Hoàn Đột Kỵ đột kích, nhưng quân Tào không chút rối loạn.
Tào Tháo lệnh cho Trương Liêu kết trận, ngăn trở kỵ quân Ô Hoàn. Rồi sau đó cùng Tuân Du giơ cao phiêu vọng, thấy quân nhân Ô Hoàn mặc dù đông nhưng trận thế không chỉnh, kết cấu không hề đáng nói. Vì thế, Tào Tháo lệnh Tào Chương, Ngưu Cương mỗi người lĩnh một đội kỵ quân đột kích từ hai cánh. Tào Chương làm gương cho binh sĩ, dẫn bộ sát nhập trận địa địch, từ trong giữa đội ở trong loạn quân chặt đầu Đạp Đốn. <!--Ambient video inpage desktop-->
Đạp Đốn vừa chết, quân Ô Hoàn lập tức đại loạn.
Bên trong loạn chiến, Viên Hi bị Tào Chương lấy mũi tên của Tào Công bắn chết, chết trong đám loạn quân.
Đạp Đốn, Viên Hi vừa chết, quân Ô Hoàn như rắn mất đầu. Trương Liêu thừa cơ đánh lén, trảm thủ mấy ngàn... quân Ô Hoàn đều lập tức quy hàng, Tào Tháo lại lệnh cho Trương Liêu thừa cơ tiếp tục công kích. Vào ngày 20 tháng 7, phá được Liễu thành, thu Long Hồ, binh tốt đầu hàng hai mươi vạn, có thể nói lấy được toàn thắng.
Trận chiến Bạch Lang Sơn, tinh nhuệ của Liêu Tây mất hết.
Mà mất đi Liễu thành, càng khiến cho hai người Phì Như Chiêu và Tưởng Nghĩa Cừ không còn lòng dạ nào tiếp tục chống cự.
Quách Gia ở Vô Chung, nhạy bén quan sát hướng đi Viên quân, vì thế lệnh cho đám người Hạ Hầu Thượng lập tức phát động công kích, vượt sông Nh Thủy thành công.
Mưu Chiêu và Tưởng Nghĩa Cừ thấy đại thế đã mất liền không hề chống cự.
Hai người phái sứ giả hướng quân Tào xin hàng. Bởi vì Tào Tháo không ở trong quân, Quách Gia giả nhận cùng tên, tiếp nhận hai người Khiên Chiêu, Tưởng Nghĩa Cừ quy hàng, lại thu nạp binh tốt quân Viên gần một trăm ngàn người, hoàn toàn dọn sạch đường Liêu Tây, quân tiên phong thẳng tiến Liêu Đông, đối với tộc Công Tôn như hổ rình mồi.
Đầu tám tháng, Liêu Đông Công Tôn Khang xin hàng
Tào Tháo bổ nhiệm Trương Liêu là Độ Liêu Trung Lang Tướng, nắm binh năm vạn, qua Liêu Thủy, thẳng lấy Tương Bình.
Trong lịch sử, trận chiến Bạch Lang Sơn có lẽ là tồn tại nguyên nhân của hai người Viên Hi, Viên Thượng cộng thêm Quách Gia chết bệnh, Tào Tháo không thể không tạm ngừng công kích, đến ngồi nhìn hổ đấu nhau để mặc huynh đệ Viên thị chạy trốn khỏi Liêu Đông. Sau đó, Liêu Đông Công Biệt Khang mặc dù giết huynh đệ Viên thị để xin hàng, nhưng Tào Tháo cũng không thật sự muốn chiếm lĩnh Liêu Đông. Tận đến khi Tào Tư Không đăng cơ, Tào thị và Công Tôn thị liên kết với nhau đối phó với Cao Cú Lệ, quân Tào mới được coi chính thức chiếm cứ Liêu Đông. Nhưng mà ở lúc này, bởi vì huynh đệ Viên thị đã chết, Công Tôn Khang cũng đã mất đi lực chống cự.
Vì thế dưới sự đề nghị của Tuân Du, Tào Tháo mệnh Trương Liêu tiến vào chiếm giữ Liêu Đông, chiếm cư Tương Bình.
Đồng thời, Tào Tháo lại giao cho Trương Liêu một nhiệm vụ, đó là phải lệnh Trương Liêu công kích Cao Cú Lệ, đã làm dịu áp lực chịu đựng của Lã thị Hán quốc.
Sau khi cuộc chiến U Châu bắt đầu, Lã thị Hán quốc chiếu theo ước định, sống chết ngăn chặn Cao Cú Lệ.
Cũng vì nguyên nhân này, Cao Cú Lệ tuy rằng hứa xuất binh tương trợ Viên Hi nhưng cuối cùng cũng không phái binh mã đến. Mà hai nước Cao Cú Lệ và Tân La liên thủ áp chế Lã thị Hán quốc, mấy tháng ngắn ngủn, đã khiến cho Lã thị Hán quốc tổn thất rất lớn. Nếu quan Tào không xuất binh, chỉ sợ Lã thị Hán quốc khó có thể chịu đựng tiếp tục. Lã thị Hán quốc này, là công thần giúp Tào Tháo lên vị trí Tể tướng, giúp ông ta rất nhiều... Cho nên, bất kể như thế nào, Tào Tháo cũng không thể ngồi xem Lã thị Hán quốc bị Cao Cú Lệ tiêu diệt. Nếu Lã thị Hán quốc diệt vong, thì sẽ không còn người kiềm chế Cao Cú Lệ...
Cuối tháng tám năm Kiến An mười hai, Trương Liêu từ Tương Bình xuất binh, Ngưu Cương làm tiên phong, theo Thuận Đại Lương Thủy tiến vào Cao Cú Lệ, phá được đến thành Thăng Cốt, thành quốc nội, quốc đô của Cao Cú Lệ. Thành quốc nội tức là Tập An đời sau của Áp Lục Giang Ban. Vị Cung nghe nói quân Tào xâm lấn, quá sợ hãi, y vội vàng từ phía nam điều động binh mã đón đánh Trương Liêu. Lã thị Hán quốc sau khi trải qua mấy tháng khổ chiến, rốt cục đã nghe được tin tức tốt!
Lã Lam lập tức lệnh Chu Kỳ, đi thuyền tới Liêu Đông gặp Trương Liêu.
Tháng Mười hai, Lã thị Hán quốc và Trương Liêu liên kết, cùng đánh Cao Cú Lệ, khiến Vị Cung đại bại...
Tào Tháo vốn chuẩn bị làm cho tinh thần hăng hái thêm, xử lý Cao Cú Lệ, hoàn toàn bình định Liêu Đông.
Nhưng, mùa đông sắp đến đến, khí hậu đặc biệt của Liêu Đông kia khiến cho Tào Tháo không thể không tạm thời thay đổi quyết định, thu binh trở về.
Mùa đông ở Liêu Đông khốc nghiệt, quân sĩ quân Tào không thể chịu đựng được.
Theo giới thiệu tướng đầu hàng của Viên thị là Tiên Vu Phụ, một khi Liêu Đông bắt đầu mùa đông, nhiệt độ rất thấp, nước đóng thành băng. Nếu không thể thích ứng hoàn cảnh và khí hậu đặc thù Liêu Đông kia, thì tuyệt đối không nên khai chiến, quyết chiến với Cao Cú Lệ. Người Cao Cú Lệ định cư ở nơi đây lâu, đối với thời tiết và hoàn cảnh Liêu Đông hoàn toàn quen thuộc. Tốt nhất là làm quen một chút khí hậu nơi này trước rồi sau đó mới chuẩn bị chiến đấu với Cao Cú Lệ, mới là kế sách tốt.
Trên thực tế, phá được Liêu Đông, đã đạt tới mục đích của Tào Tháo.
Có Trương Liêu kiềm chế Cao Cú Lệ, giảm bớt áp lực cho Lã thị Hán quốc, coi như là hết lòng quan tâm giúp đỡ.
Hơn nữa, sau khi vào Liêu Đông, quân Tào rất nhiều người mắc bệnh do không thích nghi với khí hậu. Tuy nói có chuẩn bị, nhưng đối mặt với vùng khỉ ho cò gáy này, Tào Tháo cũng chỉ đành thay đổi chủ ý.
Trọng yếu nhất vẫn là Quách Gia phái người đem đến một câu.
-Thừa tướng có thể làm tốt trách nhiệm muôi mấy trăm vạn dân chúng Cao Cú Lệ hay không?
Người ta thường nói, giành thiên hạ dễ, trị thiên hạ khó. Trị thiên hạ, đầu tiên chính là phải cho dân chúng ăn được ăn no, mặc ấm... Cao Cú Lệ vốn là một nơi lạnh khủng khiếp, không có sắp xếp thích đáng, Tào Tháo thật không dám hành động thiếu suy nghĩ. trước mắt, ông ta ở lại Tịnh Châu không đánh, còn tấn công U Châu, cũng chính là bởi vì vấn đề dân sinh này.
Tiêu diệt Cao Can dễ dàng, nhưng đảm nhận ăn, mặc, ở, đi lại của dân chúng Tịnh Châu? Tào Tháo còn chưa làm chuẩn bị sẵn sàng...
Nếu mà nay không thích hợp tấn công Cao Cú Lệ, vậy chỉ có thể tạm thời buông tha cho.
Tuy nhiên, dù vậy, Tào Tháo vẫn để lại Trương Liêu, đồng thời bổ nhiệm Tào Chương làm Bắc Trung Lang Tướng, trấn thủ Liêu Tây, bình định Điểu Hoàn, đồng thời giám sát động tĩnh Tiên Ti.
Tào Chương lần này xuất chinh, thành tích chói lọi, công huân hiển hách.
Không nói đến cái khác, chỉ nói đến chinh phạt Liễu thành, hắn chém Đạp Đốn, giết Viên Hi, có thể nói là lập công đầu.
Chỉ có điều, vị Điền Trù vốn phụ trách dẫn đường, ở trong trận chiến bạch Lang Sơn chết trận, khiến Tào Tháo cảm thấy rất đáng tiếc. Vốn hắn tính toán để Điền Trù ở lại Liêu Tây, phụ tá Tào Chương, nhưng hiện tại, Điền Trù lại chết trên chiến trường. Cũng may dưới tay Tào Tháo người tài ba không ít! Mặc dù mất một Điền Trù, thì còn có Điền Dự người Ngư Dương... Tào Tháo phong Điền Dự làm Giáo Úy Ô Hoàn, giữ lại tướng đầu hàng Viên thị để hai ngườiKhiên Chiêu, Giải Tuấn làm phụ tá. Quách Gia đề nghị, ở quận Đạp Thị Liêu Đông thiết lập bến tàu, chế tạo thuyền, đẩy mạnh việc liên lạc với Lã thị Hán quốc.
Tháng mười năm Kiến An năm mười hai, Tào Tháo ở Đạp Thị lên thuyền, rời khỏi Liêu Đông.
Trên đường về, Tào Tháo gặp cản trở, vì thế bỏ thuyền leo lên núi, nhìn ra xa biển rộng, hào hùng quá.
“Đông lâm kiệt thạch,
Dĩ quan thương hải.
Thủy hà báng đáp,
Sơn đảo lạt trì.
Thụ mộc tùng sinh,
Bách thảo phong mậu. Thu phong tiêu sắt,
Hồng ba dũng khởi
Nhật nguyệt chi hành, Nhược xuất kỳ trung,
Tinh hán xán lạn,
Nhược xuất kỳ lý.
Hi vọng tới tai,
Ca lấy vịnh chí.
(Đây là bài thơ: Bộ xuất Hạ Môn hành kỳ 1 - Quan thương hải)
Ngâm xong, Tào Tháo cảm thấy vô cùng đắc ý.
Ông quay người lại, nhìn nói với Điển Vi cũng theo ông ta lên núi:
-Ngày xưa Viên Thiệu hùng cứ Hà Bắc, nào biết có Mạnh Đức hôm nay còn hơn y? Nhớ ngày đó, Viên Thiệu lợi hại thế nào. Nhưng, hắn nào đâu có thể nghĩ đến, một ngày kia... ta sẽ du ngoạn sơn thuỷ nơi đây?
Nói xong, Tào Tháo ngửa mặt lên trời cười to.
Nhưng không biết Quách Gia ở một bên, sắc mặt hơi đổi, lộ ra một chút tươi cười chua xót...
Thừa tướng hình như có chút đắc ý vênh váo!
Chỉ có điều hắn biết, khi nào thì nên nói cái gì. Tuy rằng biết rõ Tào Tháo lúc này chí đắc ý mãn, nhưng không cách nào mở miệng khuyên can.
Đợi khi có cơ hội, sẽ nói cho thừa tướng hiểu.
-Đúng rồi, tình hình Nam Dương như thế nào?
Xuống núi, Tào Tháo bước đi trên đường quay về.
Ông gọi Quách Gia Tuân Du, hỏi tình hình quận Nam Dương.
Trước đây, Tào Tháo bận về việc hinh chiến cho nên không rảnh bận tâm quận Nam Dương. Nay ông quét ngang U Châu, hùng cứ Liêu Đông, không còn ưu phiền gì nữa.
Về phần Cao Can?
Không đáng để lo nghĩ...
-Quân Nam Dương rất tốt
-Ừm?
-Theo tin tức Văn Nhược truyền đến, a Phúc đã đoạt lại Uyển Thành, chiếm lĩnh toàn bộ quận Nam Dương. Chỉ có điều, Lưu Biểu triệu hồi Lưu Bị, lại phái binh mã tiến vào chiếm giữ Tân Dã, ý muốn quyết chiến với a Phúc.
-Lưu Biểu rất không hiểu sự.
Tào Tháo nghe vậy giận tím mặt.
-Trước đây, Lưu Cảnh Thăng liên tiếp đối nghịch cùng ta. Ta niệm tình hắn dòng họ Hán thất, không so đo... nhưng hắn lại không chừng mực, thực quá đáng chết. Phụng Hiếu, tức khắc truyền mệnh lệnh của ta, kêu Trình Dục ở Kỳ Thành đào một hồ nước, thao diễn thuỷ quân. Ngươi ta tức khắc trở về Hứa Đô, thảo luận việc thảo phạt Kinh Châu.
Sẽ khai chiến Kinh Châu sao?
Quách Gia nghe được, chau mày...
Đêm đó, Tháo ở lại Xương Lê
Ông ở Xương Lê mở tiệc chiêu đãi văn võ.
Trong tiệc rượu, Tào Tháo chí lớn kịch liệt, lòng hăng hái tràn đầy.
Ngay tại lúc ông ta cùng với mọi người cạn ly, chợt có tiểu giáo tiến đến bẩm báo:
-Thừa tướng, Hứa Đô có người tới.
-A?
Tào Tháo vội vàng ngừng trống nhạc, sai người kêu người đưa tin Hứa Đô đến.
-Thừa tướng, hạ quan phụng mệnh Tuân Thượng Thư truyền báo tin gấp: mười ngày trước, Lưu Biểu bệnh chết ở Kinh Châu! Tuân Thượng Thư mời Thừa Tướng lập tức trở về Hứa Đô.