Tào Tặc

Chương 558: Thái thú Nam Dương




Mới trở về không lâu sao lại muốn đi?

Trương thị ở trong Tào phủ huyện Huỳnh Dương than thở oán trách.

Tính ra Tào Bằng về nhà cũng đã khoảng được hai năm. Nhưng trong mắt Trương thị thì hai năm chớp mắt là qua, thật sự không đủ để nói. Người làm mẹ đương nhiên là hy vọng đứa con có thể ở bên cạnh bầu bạn. Tốt nhất là mãi mãi ở bên cạnh mình. Năm nay Trương thị cũng gần năm mươi tuổi. Thân thể của bà vẫn còn khỏe mạnh lắm, hơn nữa con cháu đông, không phải lo gia cảnh. Trong mắt người khác có thể xem bà là người hạnh phúc.

Nhưng Trương thị lại không nghĩ như vậy.

Trượng phu đang ở phía tây bắc của Lương Châu, một năm trở về ít nhất hai tháng.

Con gái theo con rể ở Đông quận, cũng khó có thể ở nhà. Bây giờ còn một đứa con thì cũng sắp phải đi. Tuy nói rằng Huỳnh Dương và Nam Dương không cách xa nhau, ít nhất là cũng gần Lương Châu, nhưng trong lòng Trương thị khó tránh khỏi lo lắng trong lòng.

Bà lầm bầm không ngừng trong hành lang, nói là phải đi thu xếp quần áo cho Tào Bằng.

Vốn loại chuyện này cứ để cho bọn tỳ nữ làm là được rồi. Nhưng Trương thị vẫn kiên trì phải chính tay mình thu xếp cho Tào Bằng mới được. Tào Bằng ở bên cạnh lẳng lặng nghe mẫu thân lải nhải, trên mặt hắn nở ra một nụ cười. Mười năm. Hắn tái sinh cho tới bây giờ đã được mười năm.

Đối với gia đình này hắn hết sức yêu thương.

Đối với người mẹ trước mặt, từ đầu hắn có vẻ xa lạ, chống đối mà bây giờ đã thân thiết thành người một nhà.

Mười năm trời hắn đi tứ phương.

Đi từ phía đông Hải Tây đến phía tây Hải Tây.

Tính ra thời gian hắn ở cùng với mẫu thân chỉ khoảng chừng năm năm. Hắn tái sinh mười năm thì hơn phân nửa thời gian đã ở bên ngoài. Hai năm nay ở Huỳnh Dương tuy rằng nói mỗi ngày đều gặp nhưng khi phải chia xa thì Tào Bằng lại không nỡ lòng nào.

-Mẹ, người đừng vội.

Tào Bằng đi lên trước ôm lấy mẫu thân.

-Nam Dương là quê nhà chúng ta, cũng không cách xa bên này.

Chờ thêm một thời gian nữa con ở Nam Dương đứng vững vàng thì sẽ xin chủ công đón mẫu thân đến. Ha ha, chúng ta sẽ trở về Vũ Âm về trấn Trung Dương.

Trấn Trung Dương?

Cả người Trương thị không khỏi khẽ run lên.

Hơn mười năm, bà vẫn không quên căn phòng quê nhà

-Lần này nếu đi qua thì chắc chắn sẽ về xem lại nhà cửa ở quên, còn có nhà cửa của Vương bá bá nữa. Phải trở về xem mới được.

-Dạ biết!

Khuôn mặt Trương thị nở ra một nụ cười hiền lành.

Bà kéo tay Tào Bằng ngồi xuống rồi sau đó nhẹ nhàng vỗ vỗ đầu Tào Bằng.

-Về Nam Dương, con phải tự cẩn thận.

Ta nghe nói chỗ đó bây giờ không phải là nơi yên ổn. Con cũng không nên giống như khi ở Lương Châu, việc gì cũng xung phong lên đầu. Bây giờ con đã là cha của mấy đứa nhỏ. Tiểu Hoàn vừa mới sinh, con không thể chịu những trách nhiệm lấy tính mạng của cả nhà được. Con đi Nam Dương làm việc thật tốt, đừng nhớ mẹ. Mẹ không muốn về lại Hứa Đô. Ở đó rất ồn ào, thật sự là không hề thoải mái. Mẹ đây còn có tiểu Loan, tiểu Mật và còn có tiểu Hoàn ở bên cạnh. Đúng rồi, trước khi con đi đừng quên đi gặp Thái cô nương. Ba mẹ con họ cô đơn ở bên kia hồ Động Lâm cũng có phần lạnh lẽo. Con hãy để nàng đến đây đi. Nghe nói nàng là một đại tài nữ. Vừa lúc hãy để nàng giúp ta dạy dỗ mấy đứa nhỏ.

Mẹ con Thái Diễm đến Huỳnh Dương giữa tháng mười.

Lúc đó Thái Trinh Cơ còn đặc biệt từ Nam Thành chạy tới huyện Huỳnh Dương để giúp Thái Diễm ổn định ở ven hồ Động Lâm.

Lúc đó đám người Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân cũng từng nhiều lần đến thăm hỏi. Đối với tài nghệ của Thái Diễm, Hoàng Nguyệt Anh muôn phần kính trọng.

Lần này Tào Bằng đi Nam Dương, Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân được phép đi theo.

Tuy nhiên Bộ Loan Quách Hoàn sẽ không được đi theo. Thứ nhất, Quách Hoàn còn đang mang thai. Thứ hai, Trương thị quyết định là sẽ định cư lại Huỳnh Dương, cần có người chăm sóc. Phủ Phụng Xa Hầu ở Hứa Đô đã biến thành phủ Vũ Đình hầu. Ban đầu Tào Tháo tính là sẽ ban thưởng cho Tào Bằng một tòa phủ đệ nhưng đã bị Tào Bằng từ chối. Tuy nhiên hắn đã cho người mua hai tòa nhà bên cạnh để tương lai làm nơi ở cho vợ chồng Đặng Tắc. Hàng năm Đặng Tắc đều ở bên ngoài nên không có nhà cửa gì ở Hứa Đô. Sau này Đặng Tắc cần phải vào triều đình thì trong việc phô trương vẫn cần phải có. Đến lúc đó mới mua thì chẳng thà mua ngay hầu phủ bên cạnh, người một nhà có thể đi lại với nhau.

Tào Bằng chăm chú nghe mẫu thân dặn dò, thỉnh thoảng gật gật đầu.

Đối với sự việc của Thái Diễm hắn không nắm rõ. Nhưng nói ra cũng không có gì khó khăn lắm. Để Hoàng Nguyệt Anh ra mặt thì nhất định có thể thành công.

Nói ra Tào Bằng cũng hiểu được rằng bên kia hồ Động Lâm rất lạnh lẽo.

Mặc dù có một ngôi chùa Động Lâm nhưng hương khói ở đó không được thịnh lắm.

Để Thái Diễm và Thái Mi trơ trọi ở bên kia thì chi bằng đón mẹ con nàng về để có thể chăm sóc lẫn nhau.

Dù sao thì Trương thị có vẻ rất cảm kích Thái Diễm.

Hơn nữa Tào Oản và Tào Dương, một đứa năm tuổi, một đứa bốn tuổi, đều đã tới tuổi vỡ lòng.

Có một đại tài nữ như Thái Diễm mà không dùng, lại đi tìm người khác thì Tào Bằng thật không yên tâm. Lần này Thái Địch hộ tống Tào Bằng đi Nam Dương làm thư tá. Vì thế Tào Bằng càng có lý do chiếu cố đến cuộc sống của hai mẹ con Thái Diễm.

Ngoại trừ Thái Địch, hắn cũng đem theo cả Đặng Ngải.

Đây là quyết định của chính Đặng Ngải.

-Cậu, cháu đã mười tuổi. Dù sao thì cháu không thích đi học trong trường. Hay là cháu đi cùng cậu để có thể tăng thêm kiến thức.

Vốn Tào Bằng không có ý mang Đặng Ngải theo. Nhưng thấy thái độ kiên quyết của Đặng Ngải, mà Trương thị cũng không phản đối nên hắn cũng gật đầu đồng ý.

Trừ lần đó ra, Tào Bằng còn nghĩ đến việc bảo Bàng Đức và Khương Hồi cùng về Nam Dương.

Hai người này đều có tài cầm binh nếu để lại ở Huỳnh Dương thì thật là đáng tiếc.

Tuy nói là Tào phủ ở Huỳnh Dương bị bỏ trống nhưng có ai lại dám chạy tới Tào phủ ở đây gây phiền toái chứ?

Thái thú Huỳnh Dương là Vương Thực, cùng với vũ khố lệnh Thăng Nhiệm, giam giám lệnh Chư Dã là Quách Vĩnh đều bảo vệ Tào phủ. Càng không cần phải nói; trong điền trang của Tào phủ còn có mấy trăm gia đinh. Mỗi người đều có thể cầm binh khí đánh nhau rất tốt nên không cần phải lo lắng.

Hai người Đỗ Kỳ và Lư Dục, Bộc Dương Dật và Lục Mạo đều đã rời khỏi Hứa Đô chờ ở Dĩnh Âm.

Bây giờ Tào Bằng cũng phải chờ Đặng Chi đến mới đủ người để khởi hành.

Đặng Chi cũng tỏ vẻ là sẽ dốc sức vì Tào Bằng. Nhưng có điều Đặng Tắc không hài lòng đã truyền tin qua trạm dịch, mắng Tào Bằng một trận.

Cũng may là Đông quận mưa thuận gió hòa, không cần Đặng Tắc phải lo lắng quá mức.

Những nhân mã bên người Đặng Tắc đều đã được điều tới Hải Tây cho nên Đặng Chi đi rồi cũng không ảnh hưởng gì lớn đối với Đặng Tắc. Chỉ có điều một phụ tá tính mưu kế của Đặng Tắc cũng bị Tào Bằng cướp đi nên khiến cho Đặng Tắc không hài lòng.

Vì thế nên Tào Bằng phải viết thư giải thích cho Đặng Tắc.

Tuy nhiên lúc này Trần Quần đã giải quyết vấn đề cho Tào Bằng.

Trong thành Hứa Đô, đám người Quách Gia đang tính toán sẽ bố trí đặc biệt Thập Tam Tào trong phủ thừa tướng. Trần Quần được Tào Tháo chiêu mộ. Một khi Thập Tam Tào được thiết lập thì Trần Quần làm chủ tấu Tào, là một chức vụ cực kỳ quan trọng. Nghe nói sau chuyện này, Trần Quần đã tiến cử một người với Đặng Tắc. Người đó đến từ Sở quốc bình Giang Đông, tên Tưởng Tế. Tưởng Tế hơn ba mươi tuổi, từng làm sĩ quận kế lại. Tưởng Tế từ Dương Châu đến, vốn muốn tìm Tào Tháo mà nương tựa, mưu cầu phú quý. Y không nghĩ là Trần Quần chặn ngang một cú, giới thiệu y với Đặng Tắc.

Khi Tưởng Tế ở Dương Châu cũng từng nghe nói qua tên Đặng Tắc.

Đặc biệt khi Đặng Tắc lập nên công trạng ở Hải Tây thì y rất ngưỡng mộ.

Y ngàn dặm xa xôi đến đầu quân cho Tào Tháo nhưng trong lòng không nắm chắc lắm. Dù sao thì y không phải là người có danh tiếng kinh người, ở Hứa Đô cũng không có nhiều bằng hữu. Trần Quần cũng có ít nhiều giao tình với y. Sau khi hỏi thăm tình hình của Đặng Tắc thì Tưởng Tế quyết định tạm thời tìm tới nương tựa Đặng Tắc. Dù sao nếu y tìm tớ Tào Tháo nương tựa thì cũng không có khả năng giành được sự trọng dụng của Tào Tháo.

Hơn nữa thân phận của Tưởng Tế còn rất đặc biệt.

Y sinh ra ở Giang Đông, còn đảm nhiệm chức Giang Đông lại, khó tránh bị người khác hoài nghi.

Đặc biệt mới xảy ra sự cố ám sát cho nên Tào Tháo chọn người sẽ suy tính kỹ lưỡng.

Nếu y đi theo Đặng Tắc thì không tệ.

Đầu tiên, Đặng Tắc với một cánh tay tàn mà đảm nhiệm chức thái thú Đông quận thì đủ để thấy sự tín nhiệm của Tào Tháo với hắn. Mà phía sau Đặng Tắc còn có một nhà Tào thị to lớn. Tào Cấp là thứ sử Lương Châu. Tào Bằng càng ngày càng được Tào Tháo ưa thích. Nếu Tưởng Tế đầu phục Đặng Tắc thì cơ hội sẽ được gia tăng. Càng không cần nói, Trần Quần ra mặt giới thiệu thì Tưởng Tế cũng phải nể mặt Trần Quần mà không thể từ chối được.

Không ngờ là trong lịch sử, năm Kiến An thứ mười ba, Tưởng Tế đảm nhiệm chức chủ bộ phủ thừa tướng.

Cũng chính vì xui xẻo nên vận mệnh của Tưởng Tế thay đổi. Đặng Tắc được Tưởng Tế tất nhiên vô cùng hài lòng.

Sau đó Tưởng Tế lại tiến cử đồng hương, cũng là tri kỷ của hắn cho Đặng Tắc. Đó là một nhân vật cũng có chút danh tiếng tại Giang Hoài, Hồ Chất.

Trên thực tế, Tưởng Tế và Hồ Chất có chút thanh danh ở Giang Hoài, cùng với Chu Tích được gọi là tam kiệt Dương Châu.

Có điều thân phận của Chu Tích cao hơn nhiều so với Tưởng Tế và Hồ Chất. Gã là con trai của thái thú Chu Nhiên Đan Dương nên được xưng là người đứng đầu tam kiệt. Nhưng có thể nói quan hệ của Chu Tích với hai người Tưởng Tế Hồ Chất không tốt lắm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Tưởng Tế đi tìm Tào Tháo nương tựa.

Hồ Chất tự Văn Đức, là người Thọ Xuân.

Sau khi Tưởng Tế tìm Tào Tháo nương tựa, tiến cửa Hồ Chất thì đột nhiên làm Đốn Khâu lệnh.

Thời Ngụy Văn Đế, Hồ Chất phong quan làm thái thú Đông Hoàn, ở Đông Hoàn chín năm, quốc thái dân an. Sau đó thăng lên làm thứ sử Kinh Châu, chiến tích lớn lao, là một vị danh thần thời tam quốc. Người này coi trọng nông nghiệp, vô cùng hiểu rõ về chính vụ. Hồ Chất đến càng làm cho Đặng Tắc hết sức hài lòng.

Tóm lại, sau khi có hai người này thì Đặng Tắc sẽ không lải than phiền nữa.

Đặng Tắc khởi hành từ Bộc Dương đến Huỳnh Dương.

Phỏng chừng vài ngày nữa sẽ đến Huỳnh Dương gặp Tào Bằng.

Cho nên Tào Bằng ở Huỳnh Dương chủ yếu là để chờ Đặng Chi đến. Hắn trở về Huỳnh Dương thì lập tức tìm Quách Vĩnh, yêu cầu Quách Vĩnh dùng thiết kế của Tào Bằng mà làm ra mười ba cái bát ngưu nỏ. Cái gọi là bát ngưu nỏ thật ra chính là một loại nỏ sàn.

Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đã có bản ghi chép.

Nỏ sàn đã được sử dụng với quy mô lớn ở thời kỳ Đông Hán. Căn cứ vào “Hậu Hán Trần Cầu truyện” ghi lại thì Trần Cầu đã từng lấy một cái cây lớn làm cung, vũ mâu làm mũi tên, bắn ra xa ngàn bước giết chết vô số. Nỏ sàn những năm cuối thời Đông Hán có cánh tay ước chừng hai thước trở lên, lực sát thương rất lợi hại. Trước kia vào thời Đường thì loại nỏ này được gọi là xe nỏ, cho đến đời Tống về sau thì được gọi chung là nỏ sàn.

Kiếp trước Tào Bằng từng đi xem chương trình khoa học giới thiệu qua bát ngưu nỏ thời Tống.

Căn cứ vào trí nhớ mơ hồ, Tào Bằng và Hoàng Nguyệt Anh đã phải mất hai năm tìm tòi để có thể vẻ rõ bát ngưu nỏ gần như thất truyền.

Hắn áp dụng nhiều hình thức cung nỏ, lúc chậm thì dùng 57 người, lâu thì dùng điền nhân mới có thể thành công.

Việc nhắm và phóng cần phải có người phụ trách riêng. Tên được dùng sử dụng gỗ mộc can để đạt được sức công phá như trong truyền thuyết kia. Nó có hình dạng “Nhất thương tam kiếm tiễn” Loại tên nỏ này thật ra chính là một cây mâu. Thời Tống Đại, được gọi là đạp hịch tiễn. Dùng phóng ra cắm vào tường thành kháng đất, sau đó người công thành có thể bám vào đó để trèo lên thành. Đồng thời, Tào bằng còn thiết kế ra loại Hàn nha tiễn rất đặc biệt.

Hắn thiết kế ra loại nỏ sàn có tính cơ động này để trang bị cho thủy quân Chu Thương.

Đương nhiên Tào Bằng hy vọng có thể phát minh ra hỏa dược. Nhưng ở thời đại này hắn không làm được. Vì quá trình làm ra hỏa dược không an toàn. Ít ra có thể nói là chính Tào Bằng không muốn tham dự vào. Đương nhiên hắn cũng không hy vọng là Hoàng Nguyệt Anh sẽ thử nghiệm. Hắn biết rõ với tính cách của Hoàng Nguyệt Anh nếu như biết chuyện này thì tất nhiên sẽ phải đi thử một phen. Nếu chẳng may xảy ra sự việc gì….

Cho nên Tào Bằng đã quyết định là vấn đề hỏa dược tốt nhất là chờ đến thời cơ thích hợp thì sẽ nghiên cứu lại.

Trang bị nỏ sàn trên thuyền thủy quân có thể tăng cường thêm sức công kích của thủy quân. Thử nghĩ, một con thuyền mà được trang bị hai mươi cái nỏ sàn thì khi thủy chiến sẽ có uy lực lớn thế nao? Tuy nhiên bây giờ thủy quân vẫn còn đang trong chuẩn bị. Như lời của Chu Thương nói, trong vòng không quá sáu năm, chắc chắn không thể tổ chức ra một đội thủy quân. Nguyên nhân vì sao? Đơn giản là nền móng thủy quân của Tào Tháo quá kém.

Từ chế tạo thuyền cho đến huấn luyện thủy quân gần hư đều trống rỗng.

Vì chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý cho nên kỹ thuật chế tạo thuyền gần như bị phía nam lũng đoạn, tập trung về phía thượng của sông Trường Giang, quận Du Mong, quận Trường Sa của Kinh Châu, còn có khu vực Sài Tang ở Giang Đông. Ba khu vực này cũng là khu vực công nghiệp chế tạo thuyền. So sánh ra thì người chế tạo thuyền ở Giang Bắc yếu kém hơn nhiều. Cho dù Tào Tháo có quyết tâm tổ chức thủy quân nhưng việc đơn giản là chế tạo thuyền cũng đủ khiến Tào Tháo cảm thấy đau đầu.

Không có biện pháp, không có người, càng thiếu bến tàu xưởng.

Tuy rằng thủy quân ở đảo Đông Lăng đã được dựng lên nhưng nền móng yếu kém. Nhất định không thể chỉ trong vài năm ngắn ngủi mà đạt được thành tựu.

Nghĩ lại thì trong lịch sử thì thủy quân Tào Ngụy vẫn luôn trong hoàn cảnh xấu.

Mãi cho đến thời Tây Tấn, trải qua vài thập niên phát triển, có Giang Đông sừng sững ở phương bắc mới chính là thủy quân đích thực.

Tào Bằng vốn định đưa bát ngưu nỏ này cho Chu Thương.

Nhưng thứ nhất là thủy quân Chu Thương vẫn còn đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng. Thứ hai, Tào Bằng cảm thấy mình đi Nam Dương cũng cần phải có vũ khí.

Mùng một tháng mười hai năm Kiến An mười một

Đoàn sứ giả Lã thị Hán quốc đã lặn lội đường xá, cũng đến quận Bột Hải ở Hải Hà khẩu.

Đồng thời cuối cùng Tào Bằng cũng chờ được Đặng Chi.

Sau khi mẫu thân và các thê thiếp nữ nhân trải qua một phen bịn rịn thì Tào Bằng cũng dẫn được ba người Bàng Đức, Khương Minh và Đặng Chi cùng với sáu trăm lính Bạch Đà chậm rãi rời khỏi Huỳnh Dương, bắt đầu hành trình đi đến Nam Dương. Ngày hôm đó Huỳnh Dương đón một trận tuyết lớn.