Tào Tặc

Chương 551: Quy thuận




Tào Tháo đón Cao Thuận xong liền cùng nhau tiến vào Hứa Đô.

Tào Bằng dẫn theo Lã Lam trở về Phụng Xa Hầu phủ mà không ai hay.

Tào Bằng sắp xếp ổn thỏa cho Lã Lam xong liền nhận được thông báo của Lưu Diệp bảo hắn đến xử lý công việc. Cái gọi là xử lý chính là cách nói tương đối dễ nghe. Nói khó nghe một chút là ‘mau tới phục vụ’. Sau khi Lã thị Hán Quốc tới, chắc chắn sẽ có yến tiệc và đón khách, nhưng đó chỉ là động tác giả. Nói thẳng ra đó là một màn kịch… Thân là Đại Hồng Lư, Lưu Diệp hẳn phải tiếp xúc với trợ thủ của sứ đoàn.

Hai bên liệt kê ra các điều khoản cần trao đổi, sau đó lần lượt trình báo lên Tào Tháo và Cao Thuận. <!--Ambient video inpage desktop-->

Ngày hôm sau, cuộc thảo luận giữa Tào Tháo và Cao Thuận chính là trước tiên chọn ra một số nội dung dễ đi đến thỏa thuận từ trong những điều khoản này để thử thăm dò. Cùng với từng điều khoản được thông qua, sau khi hai bên đạt được nhất trí về cơ bản, Hán Đế sẽ xuất hiện để thể hiện chấp nhận sự quy thuận của Lã thị Hán Quốc.

Cuối cùng, chúc mừng!

Đại khái là một trình tự như vậy.

Trách nhiệm của Lưu Diệp là kết nối và bàn bạc, còn Tào Tháo là người ra phán quyết.

Còn Hán Đế, lúc cuối xuất hiện gần như cũng chỉ đóng vai trò của một con rối, về cơ bản không tham gia bàn bạc cụ thể.

Hai bên đều rất có thành ý, vì thế cũng không phải lo thất bại.

Tào Tháo đích thân hạ lệnh sắp xếp chỗ ở cho sứ đoàn. Cao Thuận thầm vui mừng, may mà Tào Bằng nhắc nhở, trước tiên dẫn Lã Lam đi. Nếu không sau khi vào dịch quán phải đăng ký họ tên. Tới khi đó rất dễ lộ ra sơ hở. Lã Lam ở bên cạnh Tào Bằng, cũng dễ ra vào chỗ ở. Suy cho cùng Tào Bằng là dịch quan thừa, quản lý công việc tiếp đón sứ đoàn. Vì thế, ra vào nơi ở là chuyện dễ như trở bàn tay.

Tối đó sứ đoàn tới Hứa Đô, hai bên không hề có cuộc bàn bạc mang tính thực chất nào.

Lưu Diệp trước tiên tiếp xúc một lát với Lã Hán phó sử để chuẩn bị cho cuộc đàm phán… Còn Tào Tháo lại đang thiết yến ở phủ Tư Không để khoản đãi Cao Thuận.

Cứ như thế, một đêm vô sự.

Từ ngày hôm sau trở đi, cuộc đàm phán giữa hai bên bắt đầu được triển khai.

Lần này Lã thị Hán Quốc đến đã từng đưa ra một vài điều kiện. Điều kiện đầu tiên chính là Tào Bằng… Vấn đề này đã được giải quyết, Tào Bằng thân là dịch quan thừa, đã không cần phải thảo luận thêm nữa; Chuyện thứ hai, Lã thị Hán Quốc hy vọng được Tào Tháo giúp đỡ và khẩn cầu mở cửa Hải Hà khẩu (quận Bột Hải), huyện Bất Kỳ, Giới Đình (nay là vịnh Giao Châu) và ba cảng ở Úc Châu Sơn để tiện qua lại.

Đợi Tào Tháo bình định U Châu, mở cửa bốn quận Liêu Đông để tăng cường quan hệ buôn bán giữa Lã thị Hán Quốc và Trung Nguyên.

Việc thứ ba là xét thấy dân chúng ở Lã thị Hán Quốc rất ít, bất lợi cho việc giám sát và quản lý. Vì thế mới đề xuất mong muốn có thể di chuyển ba vạn hộ dân từ Trung Nguyên tới, nhằm tăng cường sức mạnh kiểm soát của Lã thị Hán Quốc với Tàm Hàn.

Việc thứ tư là khẩn cầu chuyển quân nhu và lương thực.

Việc thứ năm…

Lần này Lã thị Hán Quốc tổng cộng đưa ra chín hạng mục chính, yêu cầu hai mươi bảy điều.

Ngoại trừ điều đầu tiên, các điều khoản khác cần phải bàn bạc cẩn thận.

Mở cửa cảng biển, tăng cường giao lưu là một chuyện tốt. Chỉ là hai bên buôn bán ra sao, giao lưu thế nào, còn có rất nhiều chi tiết cần trao đổi, vấn đề này không lớn lắm. Khó khăn thật sự là bốn quận Liêu Đông và di ba vạn hộ dân Trung Nguyên mới là trọng điểm bàn bạc của hai bên. Liêu Đông có Công Tôn thị là cường hào… Trong lịch sử, bọn họ sau đó đã quy thuận Tào Tháo và liên thủ với Tào Tháo để tấn công Cao Câu Lệ, làm Cao Câu Lệ thảm bại, phải lui về bảo vệ Hoàn Đô. Còn lúc này, Công Tôn thị và Viên thị liên kết chặt chẽ, đối địch với Tào Tháo. Mở cửa bốn quận Liêu Đông sao? Liên lụy đến Liêu Đông và đối sách chính quyền của Cao Cú Lệ sau này…

Cao Cú Lệ lúc này định đô trong thành Quốc Nội.

Viên Hi mượn binh của Cao Cú Lệ, nhượng lại quận Nhạc Lãng và Huyền Uyển.

Vì thế, nếu Tào Tháo đồng ý mở cửa bốn quận Liêu Đông, dự đoán sau khi giải quyết Viên Hi, y còn phải tiếp tục dụng binh với Liễu Đông và Liễu Tây. Tào Tháo liệu có muốn liên tiếp khởi binh như vậy không?

Vấn đề này hoàn toàn phải xem kết quả đối với cuộc chiến của Viên Hi.

Cho nên, Tào Tháo nhất thời không thể trả lời.

Di chuyển ba vạn hộ, tức là khoảng mười lăm vạn người dân.

Trung Nguyên trải qua chiến loạn, dân số vốn đã ít… Di chuyển mười lăm vạn người tới Lã thị Hán Quốc không phải là một con số nhỏ. Nhân lực, vật lực và tài lực phải bỏ vào đó cũng thật kinh khủng. Còn chưa nói tới chuyện nếu mười lăm vạn người tới Lã thị Hán Quốc sẽ làm lớn mạnh lực lượng của quốc gia này. Nhỡ may sau khi Lã thị Hán Quốc mạnh hơn, liệu sẽ trở thành Cao Cú Lệ tự lập thứ hai không? Tào Tháo cũng không thể không thận trọng.

Việc này liên lụy đến mọi mặt, cần phải suy xét kỹ mới được.

Đối với việc này, Tào Bằng không có quyền phát ngôn, thậm chí không có tư cách tham gia đàm phán.

Không sai, hắn quả thực là có ơn với Lã thị Hán Quốc.

Vậy thì tính sao?

Đây là việc giữa hai quốc gia, chuyện tình cảm cá nhân rất khó xen vào. Cho dù là Cao Thuận cũng không thể nhượng bộ quá nhiều.

Tóm lại, cùng với sự tiếp xúc của hai bên, từng thỏa thuận đã được đưa ra, cuộc đàm phán bắt đầu trở nên kịch liệt.

Còn Tào Bằng thì sao? Cùng với cuộc đàm phán ngày càng đi sâu, hắn càng trở nên thoải mái. Sau này, đừng nói là Tào Bằng, kể cả Lưu Diệp cũng không thể đặt chân vào đó. Hắn vui vẻ với sự nhàn nhã, dứt khoát không lo lắng nữa, hầu hết thời gian hắn ở cùng Lã Lam tại Hầu phủ, từng ngày trôi qua nhẹ nhàng.

Tháng mười năm Kiến An thứ mười một, Tào Tháo và Cao Thuận đã đạt được thỏa thuận liên quan đến dân cư.

Trong ba năm, Tào Tháo sẽ di chuyển mười vạn dân tới Lã thị Hán Quốc. Đồng thời, Lã thị Hán Quốc cũng sẽ bán cho Trung Nguyên mười hai vạn nô lệ bản xứ. Mười vạn người Hán vào Tam Hàn sẽ căn bản cải thiện được tình hình chủng tộc dân số của Lã thị Hán Quốc. Còn mười hai vạn nô lệ bản xứ một khi đưa vào Trung Nguyên cũng chỉ như muối bỏ bể, không gây ra quá nhiều ảnh hưởng cho Lã thị Hán Quốc, trái lại có thể mang lại tới nhiều sức lao động hơn nữa cho Trung Nguyên. Đây là cục diện hai bên cùng thắng, tức là có thể đáp ứng được yêu cầu của Cao Thuận lại khống chế được dân số của Lã thị Hán Quốc.

Tuy nhiên tiếp sau đó, cuộc đàm phán trở nên có chút khó khăn…

Tào Bằng không quan tâm đến kết quả đàm phán!

Bởi vì hắn biết rõ, Cao Thuận tới đây đầy thành ý, chuyện quy thuận đã không thể ngăn cản nữa. Sở dĩ giằng co bốn quận Liêu Đông, nói thẳng ra là để đạt được nhiều lợi ích hơn nữa. Mười năm, chàng trai ngay thẳng dưới trướng Lã Bố nay cũng học được các thủ đoạn.

Mượn cớ bốn quận Liêu Đông để tranh giành nhiều lợi ích hơn cho Lã thị Hán Quốc…

Chính trị là cái xưa nay có thể rèn luyện con người nhất.

Ngay cả một chàng trai cũng bắt đầu hiểu cách chơi một vài thủ đoạn để mưu cầu lợi ích!

Trong phủ Tư Không, Tào Tháo và Cao Thuận đang thảo luận bằng những lời lẽ đanh thép.

Còn Tào Bằng nhân cơ hội này đã âm thầm chiêu mộ Lư Dục về tay mình.

Hắn lấy việc muốn xuất bản cho Lư Thực làm cái cớ, trước tiên liên hệ được với Lư Dục. Sau đó thông qua các cuộc tiếp xúc liên tục với Lư Dục để dần dần hiểu được tình hình của gã ta.

Đừng thấy Lư Dục xuất thân danh môn, phụ thân hắn Lư Thực có thanh danh hiển hách, địa vị rất cao. Mà ở hậu thế, Lư Dục là người sáng lập ra Phạm Dương Lư thị trong ngũ tính thất đại gia. Phạm Dương Lư thị có thủy tổ chính là Lư Thực, về sau Lư Dục phong quan Tào Ngụy Tư Không, bốn con trai là Lư Khâm, Lư Chí, Lư Trạm đều giữ vị trí cao, tới thời Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, Lư Huyền thủ ứng tinh mệnh, bước vào triều đình, Phạm Dương Lư thị mới nhảy vọt lên trở thành đại phiệt cao môn phương bắc, cùng với mấy đại cao môn như Thái Nguyên Vương, Triệu Quận Lý, Huỳnh Dương Trịnh, Lũng Tây Lý, Bác Lăng Thôi, Thanh Hà Thôi hợp thành quý tộc giàu sang.

Lư Dục lúc này đang rơi xuống tận đáy đời người.

Lư Thực làm quan thanh liêm, cộng thêm bản tính cương trực, trung hậu nên chưa tích góp được nhiều tài sản.

Sau khi Lư Thực chết, Lư thị lập tức suy yếu.

Đặc biệt sau khi trải qua chiến loạn giữa Viên Thiệu và Công Tôn Toản, Lư thị chịu tai ương chiến tranh, nghèo rớt mồng tơi. Huynh trưởng của Lư Dục chết trong cuộc chiến. Lư Dục chỉ có thể nuôi dưỡng cả gia tộc bằng chút bổng lộc ít ỏi. Lư Thực có bốn con trai nhưng nay chỉ có Lư Dục là còn sống. Cả nhà lớn nhỏ mười mấy người, cho dù Tào Tháo vạn phần kính trọng Lư Thực thì cũng không thể giúp đỡ quá nhiều.

Lư Dục giờ phải gánh cả một gia đình, dường như phải gắng gượng sinh tồn ở Hứa Đô nhờ vào sự giúp đỡ từ các bằng hữu của Lư Thực năm xưa…

Nếu không, gã sẽ không tới mức ngay cả việc in ấn thành sách các tác phẩm của phụ thân cũng phải nhờ vả mọi người khắp nơi.

Thời đại này, tác giả không có cái gì được gọi là tiền nhuận bút.

Cũng không có tổ chức đại loại như nhà xuất bản, muốn ra sách phải tự mình bỏ tiền ra. Có khi, những quyển sách của bạn không bán được, đành phải làm quà tặng mọi người. Những năm cuối Đông Hán, giấy rất đắt đỏ, ngay cả kỹ thuật in ấn khắc bản còn chưa ra đời. Xuất bản sách về cơ bản chính là một vụ làm ăn thua lỗ… Chi phí bỏ ra vô cùng lớn. Cho dù là những người bạn của Lư Dục, cũng không thể giúp sức được nhiều.

Hơn nữa, không phải ngươi có tiền là có thể giúp ta ra sách.

Ngươi muốn giúp ta ra sách, cũng phải xem ngươi có thân phận đó hay không…

Cho nên, thanh danh của Lư Thực mặc dù lớn nhưng mãi không tìm được người bỏ vốn.

Uy danh của Tào Bằng trong sỹ lâm đã đủ lớn rồi! Đồng thời, hắn còn được gọi là người kiếm tiền giỏi nhất dưới trướng Tào Tháo, có tài lực dồi dào.

Sau khi lấy được quyền in ấn tác phẩm của Lư Thực, Tào Bằng đã hỗ trợ rất nhiều cho Lư Dục.

Sau một hồi khuyên nhủ, cuối cùng đã thuyết phục được Lư Dục trở thành phụ tá của hắn tới quận Nam Dương sau này. Đến lúc này, ba người mà Quách Gia đề cử đã toàn bộ quy thuận.

Ngày mười bảy tháng mười năm Kiến An thứ mười một, Hứa Đô đón đợt tuyết đầu mùa.

Cũng trong ngày này, qua nửa tháng đàm phán, cuối cùng đã có kết quả.

Tào Tháo và Cao Thuận sau một hồi đàm phán rất lâu mà không có kết quả, mỗi bên lùi một bước đã đi đến thống nhất. Sau đó, Cao Thuận với thân phận là Đại Tư Mã của Lã thị Hán Quốc, đại diện cho Lã thị Hán Quốc chính thức đệ trình quốc thư lên Tào Tháo, từ nay về sau, Trung Nguyên là huynh, Lã Hán là đệ, đời đời nguyện làm bề tôi trung thành.

Ngày quốc thư được đệ trình, toàn bộ Hứa Đô đều chấn động…