Tôi nửa đùa nửa thật mà cúp điện thoại rồi sau đó nghiêm túc rửa tay bằng xà phòng.
Đúng thật là không đến mức đấy, trước đây bởi vì vấn đề hộ khẩu mà nhóc con nhà cô ấy không thể vào được trường tiểu học mong muốn, cô ấy muốn dùng tiền để cho cậu nhóc vào học nhưng chuyện này lại tốn tới mấy chục ngàn tệ.
Tiền lương của chồng cô ấy cũng khá ổn, cho nên lúc đầu khi sinh đứa thứ hai mà lại không có ai trông con nên cô ấy liền an tâm từ chức ở nhà để trông đứa lớn sắp lên tiểu học và cô con gái nhỏ còn đang b.ú sữa mẹ.
Nhà có hai đứa nhỏ nên chi tiêu đột nhiên tăng nhiều hơn, với lại hai năm qua vì tình hình dịch bệnh ảnh hưởng tới các ngành nghề nên áp lực của chồng cô ấy tăng gấp bội, hai vợ chồng vì mấy chục ngàn tệ này mà đã cãi nhau mấy lần.
Lúc tôi nghe Trần Ngọc than thở thì chợt nhớ tới A Tĩnh từng nói cô ấy có một người dượng là hiệu trưởng trường tiểu học.
Chuyện tốn tới mấy chục ngàn tệ cuối cùng lại được giải quyết dễ dàng.
Trần Ngọc cố ý muốn mời tôi ăn cơm, tôi nghĩ một hồi vẫn kêu A Tĩnh đi cùng.
Lúc hai chúng tôi bắt đầu lái xe đi thì tôi còn đặc biệt đi vào một tiệm đồ dùng mẹ và bé ở ven đường mua hai hộp sữa bột cho bé cưng nhà Trần Ngọc.
A Tĩnh cảm thán nói: "Yên Yên, mình cảm thấy tính cách cậu cực kỳ tốt luôn, thật đấy, tâm địa thiện lương, đối xử với ai cũng rất chân thành."
Xe là do cô ấy lái, tôi để sửa bột vào ghế sau rồi cười nói: "Trần Ngọc nuôi con áp lực lắm, một bữa cơm kiểu gì cũng phải bỏ ra mấy trăm tệ, sao mình để vậy được."
A Tĩnh lại ngồi lải nhải, nói gì mà áp lực cuộc sống của xã hội hiện đại quá lớn. Nếu không phải do áp lực thì cô ấy cũng không đến nỗi bị lừa sạch tới hai lần như thế, bạn trai sắp kết hôn cũng chẳng ra sao nên tuổi cô ấy lớn rồi mà vẫn phải đi hộp đêm làm việc để trả nợ.
Chúng tôi vừa đi vừa tán gẫu vài câu, ánh mắt của tôi lơ đãng nhìn ra ngoài cửa xe, ngoài đường ngày dài vẫn rộn rã, dòng người tấp nập vô cùng.
Nếu như bé con của tôi và A Tẫn vẫn còn thì chắc cũng chuẩn bị đi học tiểu học rồi.
Tiếc là A Tẫn đi mất, bé con cũng không chịu ở lại.
Tôi còn nhớ khi đó tôi cực kỳ cố gắng kiếm chế tâm trạng của mình, nhưng cuối cùng vẫn không giữ lại được bé con của chúng tôi. Thời điểm tôi ở phòng bệnh đờ người nhìn ra cửa sổ thì Trần Ngọc tới thăm tôi.
Khi đó người chiếu cố, chăm sóc tôi là vợ của Phó Lôi, chị Diêu Khiết.
Thật ra thì tôi vẫn luôn biết ơn bọn họ.
Nhưng khi tôi và A Tĩnh vào nhà hàng, vừa cười nói vừa đẩy cửa phòng ăn ra thì tôi đột nhiên ý thức được rằng, người mà bạn đối xử thật lòng cũng có thể không chút do dự nào mà dẫm đạp lên bạn.
Có Trương Giai Giai, Trình Khổng, Hứa Y Nhiên, Từ Lãng,...Còn có cô em gái tôi đã không gặp rất nhiều năm, người mới vừa về nước không lâu - Tống Tiếu.
Những người từng điên cuồng tản ra lời đồn đãi rằng tôi đi KTV làm gái vũ trường hồi còn đi học, những người luôn tìm cơ hội để bặt nạt, nhục mạ tôi hầu hết đều có mặt.
Tốt lắm, còn có cả Trần Ngọc sợ hãi rụt rè ngồi đó với sắc mặt trắng bệch nữa.
A Tĩnh không hiểu chuyện gì xảy ra, kéo tay tôi rồi hỏi: "Sao có nhiều người vậy, không phải nói chỉ có ba người chúng ta thôi sao?"
Trương Giai Giai và Tống Tiếu ngồi cạnh nhau cười với tôi: "Bạn học cũ, sao vậy, nhìn thấy chúng mình khiến cậu mất hứng à?"
Tôi không để ý đến mấy cô nàng này, cầm hai bình sữa bột đi qua rồi đặt trước mặt Trần Ngọc.
"Cái này cho em bé, bữa cơm hôm nay coi như xong đi, sau này cũng không cần lại mời nữa đâu."
Tôi xoay người định rời đi thì đột nhiên bị Trần Ngọc nắm lấy tay, mũi cô ấy có hơi hồng, giọng nói mất tự nhiên: "Đại Yên, đến cũng đến rồi, ăn xong rồi hãy đi."
Tôi liếc nhìn cô ấy một cái, cô ấy không chịu ngẩng đầu nhìn tôi, chỉ biết cúi gằm mặt.
Bên cạnh là tiếng cười có ý khác của Tống Tiếu vang lên: "Đại Yên, không có ai làm chỗ dựa cho cậu nữa nên ngay cả một bữa cơm cũng không dám ăn à?"
Chỗ dựa?
Tôi hiểu, xem ra tuy cô ta ở nước ngoài nhưng lại biết khá rõ mấy tin tức trong nước.
Lúc tôi bị bạo lực học đường rồi mắc bệnh trầm cảm thì Chu Tẫn vẫn luôn chăm sóc tôi.
Thậm chí sau này hết thời gian bảo lưu phải quay lại trường đi học thì cũng là Chu Tẫn đưa đón tôi mỗi ngày.
Lúc ấy mấy người Trương Giai Giai đã không dám bắt nạt tôi nữa.
Bởi vì có sự tồn tại của Chu Tẫn.
Gã trai có biệt hiệu là Chu Tiểu Điên kia trực tiếp trói mấy tên sinh viên nam trước đây đã bắt tay với mấy cô nàng này để bắt nạt tôi lại.
Bọn họ bị anh treo thành mấy cái bao cát trong xưởng xe cũ bỏ hoang, bị đánh cho hấp hối đến tận hai ngày sau mới được phát hiện.
Đợi đến khi bọn họ dưỡng bệnh xong lại quay về trường học một lần nữa, lúc đó tôi đang ăn cơm với Chu Tẫn trong căn tin, đột nhiên anh đẩy bàn rồi đứng dậy đi nhanh về phía bàn mà bọn họ đang ngồi.
Mấy đứa Trương Giai Giai cũng đang ngồi ở đấy.
Chu Tẫn ngồi chiễm chệ giữa đám bọn họ, hơi ngả người ra sau, lười biếng châm một điếu thuốc, rít một hơi rồi gảy tàn thuốc và khay đồ ăn của bọn họ.
Sau đó anh nhướng mày lên nhìn cả đám.
Đám người Trương Giai Giai giận mà không dám nói gì, mấy tên sinh viên nam cũng chỉ dám cúi đầu chán chường chạy đi.
Bọn họ đều là sinh viên có gia cảnh tốt, sau khi gặp chuyện không may người nhà đều đã báo cảnh sát.
Đáng tiếc, bọn họ không có chứng cớ cho thấy Chu Tẫn là người trói bọn họ lại.
Anh không quậy đến nỗi xảy ra án mạng nên bọn họ cũng chẳng giải quyết được gì.
Tuy rằng sau đó Chu Tẫn đã bị Phó Lôi mắng cho một trận.