Năm tôi năm tuổi, mẹ
lớn qua đời, thầy lang nói, mẹ lớn mắc bệnh hen suyễn. Ngày đám tang,
chị Tấm mặc áo trắng ngồi trước quan tài cúi đầu rơi lệ, mẹ tôi cũng
khóc, đến cả người cha nghiêm nghị của tôi cũng len lén lau nước mắt.
Chỉ có tôi là không khóc. Tôi không hiểu, mẹ nói người chết đi sẽ trở
thành ngôi sao trên trời, mẹ lớn cũng sẽ trở thành ngôi sao xinh đẹp,
tại sao mọi người đều buồn như vậy?
Cả ngày hôm nay chị Tấm chưa ăn gì, buổi chiều, mẹ bảo tôi mang bánh nếp cho chị ấy. Chị Tấm thích nhất là ăn bánh nếp.
- Tránh ra, không cần mày lo
Chị Tấm hất tay tôi rồi vụt chạy ra ngoài. Tôi chạy theo, nhưng ra đến đầu
ngõ thì chẳng thấy chị ấy đâu. Tôi đành lủi thủi đi về.
- Nhìn kìa, là con gái của thiếp nhà quan huyện lệnh
- Ây dà, thiếp thất chi? vợ cả chết rồi, sau này người ta sẽ là vợ lớn.
- Đúng vậy đúng vậy, biết đâu chừng là bà ta hại chết vợ cả rồi leo lên làm chánh.
- Đâu có, ngày tang tôi thấy bà ta khóc rất thê thảm mà..
- Là nước mắt cá sấu cho người đời xem thôi, bà ta vui còn không kịp nữa là..
Mẹ tôi mới không thèm giả dối, rõ ràng người đã khóc đến nỗi mắt còn sưng hết cả lên, tại sao mọi người lại nói mẹ tôi như vậy.
Cả buổi chiều hôm đó Tấm vẫn không quay lại, cha mẹ cùng người làm đi tìm
khắp nơi nhưng không thấy. Chiều tối, trời đổ mưa lớn, cha bế chị Tấm về trong màn mưa ấy.
Chị Tấm bệnh nặng, thầy lang nói, là bệnh hen suyễn di truyền từ mẹ cả. Cha vì chuyện này mà vô cùng phiền lòng.
- Đang yên đang lành con chạy ra ngoài làm gì?
Tấm ấp úng:
- Là do Cám chọc giận con, cho nên con mới…
Sau đó, tôi cứ như thế ngơ ngác bị cha phạt quỳ dưới sân cả đêm.
Trong ấm tượng của tôi, cha rất thương chị Tấm, thiên vị chị ấy đủ điều. Chỉ
cần phàm là thứ chị Tấm muốn, tôi đều phải nhường cho chị ấy. Mẹ tôi
nói, mẹ cả mất sớm, chị Tấm thiếu hụt tình thương nên cha mới thương chị ấy hơn một chút, thật ra cha cũng rất thương tôi.
Nhưng khi tôi lớn hơn một chút, tôi mới hiểu, cha chỉ cười trước mặt chị Tấm, ngay cả nhìn cha cũng không thèm nhìn tôi. Lúc cha nhìn tôi, chắc chắn rằng tôi sắp bị phạt. Có lẽ cha cho rằng chị Tấm mắc bệnh là do chuyện lúc nhỏ
tôi để chị ấy chạy ra ngoài mưa nên không thương tôi nữa.
Mọi
chuyện cứ như thế trôi qua, ba năm sau, khi tôi tám tuổi, chị Tấm đã
mười hai. Trong nhà có tin mừng, mẹ tôi có thai. Cha tôi không có đích
tử, có lẽ ông rất mong chờ đứa bé này. Mỗi lúc lên triều về, cha sẽ vào
thăm mẹ tôi, có lúc còn ngủ lại đó, thi thoảng vài ba hôm cũng không đến nhìn chị Tấm, không giống như lúc trước, mỗi ngày cha đều đi thăm chị
ấy.
Còn tôi? Cha chưa bao giờ nhìn đến cả, nhưng không sao, tôi còn có mẹ, tôi vẫn là bảo bối của mẹ mà.
Một ngày nọ, tôi nghe người hầu của Tấm nói, chị ấy vì chuyện cha nhiều
ngày không đến thăm nên rất tức giận, đã đập vỡ hai bình hoa. Tôi muốn
kể chuyện này với mẹ, nhưng đến chiều, mẹ tôi lại sang phòng Tấm, nghe
nói chị ấy bị mảnh vỡ bình hoa cứa vào chân rất sâu.
Mẹ nói dù sao bây giờ mẹ cũng là vợ cả, nếu không đến thăm sẽ mang tiếng là mẹ ghẻ con chồng.
Nhưng lúc sau, người hầu dẫn theo rất nhiều người vào phòng chị Tấm. Chẳng lẽ chị ấy thương rất nặng.
Mãi đến sáng hôm sau tôi mới biết, không phải chị Tấm bị thương, là mẹ tôi
sẩy thai, nghe nói là do chị Tấm đau chân, đứng không vững nên đụng ngã. Tôi đã khóc rất nhiều, mẹ tôi nói, khi con biết vì một người mà khóc,
tức là con đã trưởng thành.Chuyện đó cha cũng không truy cứu nhiều. Mọi
chuyện cứ thế liền
cho qua.
Chuyện mẹ tôi sảy thai chưa qua
bao lâu thì mấy tháng sau chị Tấm lại phát bệnh nghiêm trọng, người ta
nói chỉ có nhân sâm trăm năm mới trị dứt bệnh suyễn được, cha nghe tin
liền tức tốc đi tìm, nhưng quay về chỉ có củ nhân sâm quý cùng hủ tro
tàn, chị Tấm sống, nhưng cha không về nữa.
Ngày tang cha, tôi
vẫn không khóc, tôi không muốn tốn nước mắt cho những người không cần
thiết. Căn nhà cứ thế trở nên lạnh lẽo, cha mất, trụ cột gia đình không
còn, người ăn kẻ ở bỏ đi hết, ba mẹ con chúng tôi dựa vào tiền phụ cấp
của triều đình mà sống qua ngày.