Ta ở Bắc Đại đánh nhau với Thanh Hoa

Chương 20: Ngoại Truyện 4: Hứa Hồng Phi Và Dịch Trình (1)




Chuyện giữa Hứa Hồng Phi và Dịch Trình là một câu chuyện rất dài.

Mẹ Hứa và mẹ Dịch là hai người bạn thân không thể tách rời. Từ khi Hứa Hồng Phi và Dịch Trình còn là trứng được thụ tinh, hai bà mẹ đã bàn bạc việc đính ước bọn trẻ với nhau, ước định cho hai đứa nên vợ nên chồng.

Tiểu Dịch Trình là đứa trẻ được sinh ra đầu tiên. Ngay khi vừa chào đời, anh đã nhận được vô số sự chú ý của mọi người xung quanh.

Nhìn Dịch Trình nhỏ nhắn và hồng hào, mẹ Hứa cảm thấy đáng yêu tới mức phải thốt lên: "Sinh con trai thật là đáng yêu."

Câu nói này như bị yểm bùa, nửa năm sau Hứa Hồng Phi được sinh ra.

Sự ra đời của nó đã làm tan vỡ về giấc mộng kết thông gia của hai bà mẹ.

Có người kể rằng, điều đầu tiên mẹ Hứa làm sau khi tỉnh dậy là hỏi đó là con trai hay con gái. Khi biết đứa bé có "chíp chíp", bà suýt nữa ngất đi lần nữa.

"Em không nên nói như vậy."- Câu đầu tiên mẹ Hứa nói.

Ba Hứa an ủi mẹ Hứa đang nằm trong lòng: "Không sao đâu, dù sao hai đứa vẫn có thể làm anh em mà."

Như chứng thực cho lời nói của ba Hứa, hai đứa nhóc này sinh ra đã bị cái gì mà cứng đầu không thể yêu thương nhau như anh em một chút nào.

Khi còn học mẫu giáo, hai bà mẹ thường nghe giáo viên phàn nàn, hôm nay Hứa Hồng Phi lấy trộm bánh quy của Dịch Trình, hôm sau Dịch Trình thừa lúc Hứa Hồng Phi đang ngủ đã vẽ lên mặt của nó. Cuối cùng hai đứa nó choảng nhau.

Khi giáo viên mẫu giáo cho rằng mối quan hệ giữa hai đứa đã tệ hơn cả chữ tệ, lúc cô quay lại thì thấy hai đứa trẻ đang ôm nhau say ngủ.

Cho đến khi lên tiểu học, khi hai đứa nhỏ khó lắm mới trở nên yên tĩnh, cơn ác mộng của các giáo viên giờ mới thực sự bắt đầu.

Khi trẻ con yên lặng, đó chắc chắn là một con quỷ.

Hôm nay kẹp tóc của cô giáo biến mất, ngày mai lại xuất hiện một chú sâu róm trên bàn giáo viên, ngày mốt bộ tóc giả của hiệu trưởng đã không cánh mà bay.

Việc hiệu trưởng bị hói đầu đã lan rộng khắp toàn trường chỉ trong một đêm.

Hiệu trưởng: Tôi bị hói đầu?

Vì lý do này mà mẹ Hứa và mẹ Dịch phải đi xin lỗi khắp nơi.

Ở bậc tiểu học, điểm số không quá quan trọng vì vậy nhiều học sinh cùng lớp đã bắt đầu phát triển các năng khiếu như piano, toán olympic, hội hoạ,... và Dịch Trình cũng không ngoại lệ. Dưới sự cố gắng của anh, mẹ Dịch đã đăng kí cho anh học đàn nhị. Vì vậy cứ vào cuối tuần là bạn nhỏ Dịch Trình lại đến lớp học đàn nhị nhưng điều này lại khiến Hứa Hồng Phi rất bất mãn.

Cuối tuần đã chán giờ lại còn chán hơn.

Bạn nhỏ Hứa Hồng Phi kể lể về việc cuối tuần không có Dịch Trình buồn chán như nào và bắt đầu nài nỉ mẹ Hứa đi báo danh.

Bất lực, mẹ Hứa không còn cách nào khác đành liên hệ với Cung văn hoá thiếu nhi. Trùng hợp là lớp học đàn nhị của Dịch Trình đã kín chỗ và cũng sẽ không có lớp trong thời gian này.

"Sao không để mẹ đăng kí cho con lớp đàn nhị ở cơ sở khác?"

Bạn nhỏ Hứa Hồng Phi đứng lì tại chỗ, không có Dịch Trình thì còn gì bằng nữa.

Đứa nhỏ bị mẹ Hứa chiều hư nên cô đành phải đứng đây hỏi ý kiến con mình.

Cuối cùng trời xanh có mắt, với những nỗ lực của mẹ Hứa và Hứa Hồng Phi, bạn nhỏ Hứa Hồng Phi cuối cùng cũng có một suất trong Cung văn hoá thiếu nhi, mặc dù không phải lớp đàn nhị mà là kèn sona.

Lúc đó Hứa Hồng Phi không hề để tâm đến những gì nó học về kèn sona và cũng không hiểu về loại kèn đó cho đến khi nó chơi một bài hát sau đó.

Người khác học nhạc cụ là chơi trên mặt đất, còn nó học thì đi xuống lòng đất (2).

Khi hiểu được điều này thì nó đã học cấp hai rồi. Cấp hai cũng là quãng thời gian để thể hiện bản thân. Còn nhớ khi đó có một cuộc thi âm nhạc, Hứa Hồng Phi đã đăng kí sau khi phá rối Dịch Trình. Đối với thí sinh không có khán giả thì mục tiêu săn lùng đầu tiên của nó chính là bạn học nhỏ vô tội Đoàn Triết.

Nó kéo Dịch Trình đến chỗ Đoàn Triết cả ngày và bắt đầu hợp tấu. Vì điều này mà Đoàn Triết nghi ngờ rằng cậu đã ở trong thế giới ngầm một thời gian dài. Trải nghiệm này đã hình thành bóng ma tâm lý với diện tích 9cm^2 trong tâm trí trẻ thơ của Đoàn Triết.

Sự kiện này dù nhỏ nhưng có thể mất cả đời để chữa lành. Vì vậy cơn ác mộng của Đoàn Triết khi trưởng thành là Hứa Hồng Phi chơi sona một mình cùng với phần đệm đàn nhị của Dịch Trình. (3)

Có công mài sắt có ngày nên kim. Sau quá trình luyện tập chuyên cần với Dịch Trình, bọn họ đã trở nên nổi tiếng ở trường cấp hai chỉ qua một đêm. Mọi người đều biết rằng có một tổ hợp thế giới ngầm trong lớp 8 của trường cấp hai.

Lên cấp hai, Dịch Trình cũng chú tâm hơn vào việc học và trở thành con nhà người ta trong miệng ba mẹ của nó.

Khi người khác còn cật lực để ghi nhớ bảng cửu chương chín chín thì Dịch Trình đã bắt đầu sử dụng bốn phép tính toán học. Khi người khác còn đang vò đầu bứt tai mỗi ngày cho kỳ thi tuyển sinh trung học phổ thông thì Dịch Trình đã giành được một suất vào trường trọng điểm của tỉnh.

Còn Đoàn Triết và Hứa Hồng Phi đậu vào trường trọng điểm của thành phố lại không thể nghĩ ra được: Rõ ràng là họ cùng nhau lớn lên, cùng ăn chung một bát cơm mà tại sao Dịch Trình lại quá khác biệt như vậy?

Cũng chính vì vậy mà Hứa Hồng Phi và Dịch Trình phải xa nhau trong một khoảng thời gian ngắn lúc học cấp ba. Trường trọng điểm của tỉnh và của thành phố nằm ở hai thành phố khác nhau, thêm vào đó việc học ở cấp ba luôn rất bận rộn nên số lần nó và Dịch Trình có thể gặp nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Lên lớp 11, Đoàn Triết học ban xã hội, Hứa Hồng Phi chọn ban tự nhiên. Cả hai bị ngăn cách bởi một lớp, như thể bị một bức tường vô hình chia cắt. Nó cũng dần ít qua lại với Đoàn Triết. Vì sự xa cách của hai người bạn thân khiến Hứa Hồng Phi suy sụp không thể gượng dậy nổi.

Nhưng cũng chính tại nơi đây, Hứa Hồng Phi gặp được Tô Dương.

Tuy nhìn qua Hứa Hồng Phi có vẻ không đáng tin cậy, nhưng thật ra nó rất cẩn thận ở nhiều mặt. Giống như bây giờ, Hứa Hồng Phi có thể nhận ra ánh mắt của Tô Dương luôn dõi theo một người ở lớp xã hội. Còn về việc người đó là ai thì Tô Dương không nói, Hứa Hồng Phi cũng không hỏi.

Người có thể liệt kê ra những điểm mấu chốt ắt không phải người bình thường. Tô Dương là người có thành tích xuất chúng nhưng trong lòng Hứa Hồng Phi còn có kẻ quái vật hơn nữa, đó chính là Dịch Trình. Nhưng may mắn thay dưới sự lãnh đạo và chỉ dẫn của Tô Dương, Hứa Hồng Phi từ một người bình thường đến người có thể với tới Thanh Hoa.

Vào đêm công bố kết quả thi đại học, Hứa Hồng Phi cuối cùng cũng gửi một tin nhắn cho Dịch Trình, người đã lâu không liên lạc, có lẽ là để hỏi xem anh ấy thi như nào rồi.

Nhưng Dịch Trình không trả lời.

Ngay lúc đó, Hứa Hồng Phi chợt nhận ra dường như có một bàn tay vô hình nào đó ngăn nó và Dịch Trình lại, giữa hai người sẽ không thể như xưa được nữa.

Khi nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng, Hứa Hồng Phi không có dự định gì, trực tiếp sao chép và điền các nguyện vọng hệt với Tô Dương. Khi nó nhận được giấy báo nhập học từ Thanh Hoa, Hứa Hồng Phi nghe Tô Dương nói rằng hình như Đoàn Triết đậu vào Bắc Đại.

Cũng chính vào hôm đó, Hứa Hồng Phi cũng biết người luôn được Tô Dương dõi theo là ai.

Nó mở miệng, có chút kinh ngạc, nhất thời không biết nên bắt đầu từ đâu, lời vừa ra đến miệng lại thành: "Người anh em, cố lên."

Không biết tại sao khi nói câu này, trước mắt Hứa Hồng Phi lại hiện ra khuôn mặt của Dịch Trình

Khi sắp sửa rời khỏi quê nhà, Hứa Hồng Phi không khỏi nhìn khắp sân bay. Có rất nhiều người đến đưa tiễn nó, có ba mẹ, thầy cô và bạn bè nhưng chỉ duy nhất không có người đó.

Hứa Hồng Phi thở dài, nó vẫn không biết Dịch Trình học trường nào. Khi đến Bắc Kinh, nó được thấy khu phố Tân Thiên Địa, gặp đủ loại người tại nơi đây, nhưng nó vẫn không gặp được người mà nó muốn gặp nhất.

Trong khoảng thời gian này, Tô Dương đã lôi kéo nó tham gia vào hội sinh viên. Có thể coi đây như là tô điểm thêm chút sắc màu cho những chuỗi ngày buồn chán của nó.

Cũng chính vì điều này mà Hứa Hồng Phi mới gặp lại được Dịch Trình.

Tại một buổi họp giao lưu giữa Thanh- Bắc, nó gặp Dịch Trình.

Dịch Trình vẫn không thay đổi chút nào, tính tình vẫn dịu dàng, vẫn đeo một cặp kính, đôi môi mỏng mím lại, hệt như trong trí nhớ của nó.

Dịch Trình cũng nhìn thấy nó, hơi ngạc nhiên nhưng sau đó mỉm cười và nói với Hứa Hồng Phi.

"Lâu rồi không gặp."

- -----------------------------------------------------

Chú giải:

(1) Kèn sona (kèn thường dùng trong đám ma)

(2) "Người khác học nhạc cụ là chơi trên mặt đất, còn nó học thì đi xuống lòng đất": Ở đây có 2 nghĩa, 1 là ý nói nó chơi dở, 2 là cái nhạc cụ đó là kiểu nhạc đám ma.

(3) Combo đi vào lòng đất của 2 đứa, kèn sona hợp tấu với đàn nhị ra chuẩn nhạc đám ma. Thương iem bé Đoàn Triết =))))))