Trên chiếc bình phong có
thêu hình hoa lan, từ góc độ Tần Mạt nhìn lại, có thể thấy chiếc đàn cổ bảy dây
màu đồng, nhìn từ xa cũng thấy rõ màu sơn chìm, chắc dùng đã lâu.
“Cháu…” Tần Mạt hơi do
dự, cuối cùng vẫn lắc đầu cười nói: “Cháu không biết.”
Nàng chỉ nói không biết,
không nói không biết đánh đàn, cũng không coi là lừa gạt. Tần Mạt chỉ cần một
chỗ nhỏ ở đây, trên thực tế ý nàng là, nàng sẽ không dùng tiếng đàn, để lấy
lòng khán giả. Tuy bản thân Tần Mạt không xem nhẹ tiếng đàn, nhưng nàng không
thể nào vượt qua một số nguyên tắc của chế độ phong kiến vương triều xưa.
Nàng đánh đàn, không phải
vì muốn nghe ai nói một tiếng hay, cũng không phải vì cần nhiều tiền thưởng. Mà
đánh đàn ở quán trà, hiển nhiên đây là chiêu buôn bán làm ăn đầy triển vọng
rồi.
Người đánh đàn, cần tình cảm;
người đánh đàn, cần kiên nhẫn!
Đàn có vui, buồn, bi,
thương, thể hiện tình cảm của người chơi, đàn có thể làm loạn tâm tư con người,
nếu vì danh lợi à đàn, sẽ bị coi thường. Đánh đàn có thể có vô số loại lý do,
nhưng để “phân chia cao thấp với người” mãi mãi sẽ không trở thành lý do đánh
đàn của Tần Mạt.
Không có tri âm, bảy dây
không vang, Bá Nha có thể làm đứt dây đàn(*), Tần Mạt cũng cùng lắm là không chạm vào
thôi.
Thần sắc của ông lão hiện
vẻ thất vọng, ông luôn theo đuổi truyền thống văn hóa cổ xưa, đáy lòng hi vọng
lớp trẻ có thể học thêm chút thành quả của tổ tiên, mà không phải cả ngày trông
chờ vào ngoại quốc, miệng đầy “thượng đế, Hallelujah[18]”. Dùng cách nói của ông mà nói chính là:
“Ngay cả đạo của tổ tông còn không nhớ được, còn hoan nghênh tôn giáo phương
Tây lừa gạt vơ vét kia, đầu có phải bị dán keo rồi không?”
Nhưng theo lời nói lúc
trước của Tần Mạt, có vẻ nàng và nhiều thanh niên hiện đại có điểm khác biệt,
cằm ông lão hếch lên từ cái cổ ngắn, tay vung lên, thở mạnh nói: “Tiểu
Thành, Long Tĩnh, dâng trà.” Nhìn tư thế kia, gọi người khác dâng trà, như là đại tướng quân ra lệnh.
Người đàn ông trung niên
sau quẩy hiển nhiên là đã quen tư thế này của ông, nghe vậy vội cung kính đáp,
sau đó lấy một bộ ấm chén từ dưới quầy lên, đặt vào khay, đi đến cái bàn nhỏ
kia.
Ông già ra hiệu cho Tần Mạtảo nàng đi theo, sau đó cũng đi nhanh đến chỗ bàn
nhỏ. Trong quán trà có mấy người khách quen ông liền chào hỏi: “Triệu lão, ngài
hôm nay lại dẫn theo một bộ mặt lạ hoắc vào hả.”
Một ông cụ mập đặt quân
cờ xuống ngẩng đầu nói: “Ồ, lão Triệu Chu, hôm nay ông lại gọi Long Tĩnh ra bắt
người khác uống cùng à?”
“Cô nhóc này rất được.”
Triệu Chu trước là vui cười hớn hở, sau nghiêm mặt lại nói: “Lão mập, chơi cờ
không được nói, ông lại muốn phá quy tắc này à?”
Ông mập vội vàng bĩu môi
một cái, lại bày ra bộ dạng như đang suy tư, hạ nước cờ xuống.
Mọi nơi nhất thời phát ra
tiếng cười, người trong quán trà này tuy không nhiều, nhưng lại có một không
khí tao nhã mà ấm cúng.
Tần Mạt ngồi đối diện
Triệu Chu, ông già thoải mái hào phóng nói: “Cô bé, ông già này tên gọi Triệu
Chu, cháu tên là gì?”
“Cháu là Tần Mạt.” Tần
Mạt khẽ mỉm cười, tư thái thanh thản tao nhã, “Tần trong Tần Hán, Mạt trong sẵn
sàng ra trận.”
Lúc này người đàn ông
trung niên bị gọi là Tiểu Thành kia lấy một chiếc bếp than hồng khéo léo đặt
lên bàn vuông nhỏ. Hắn cho than vào, từ bình gốm đổ nước suối ra, dùng lửa đun
nước.Triệu Chu hưng phấn hỏi: “Sẵn sàng ra trận như thế nào?”
“Trịnh Mục Công làm tướng[19],
thì bị ép vào tư thế sẵn sàng ra trận rồi.” Tần Mạt phảng phất trở lại cuộc
khẩu chiến về nho gia thời trước, “Sống gian nan khổ cực, chết trong yên vui,
sẵn sàng ra trận, thời khắc chuẩn bị ứng phó với nguy cơ, đón nhận chiến đấu.”
“Chiến đấu?” Triệu Chu
cười to, “Giờ không phải thời chiến, cháu chiến đấu cái gì?”
Tần Mạt mỉm cười, chỉ
duỗi một ngón trỏ ra, chỉ lên trên trời.
Phật tổ nhặt hoa, Niêm
Hoa vi tiếu (**).
Tần Mạt hôm nay chỉ thẳng lên trời, tuy không nói gì, lại tương đương như nói
với Triệu Chu, nàng chiến đấu với vận mệnh số trời!
Hai mắt Triệu Chu hơi
nheo lại, phảng phất như ánh sắc bén của chim ưng chợt lóe lên. Giờ khắc này,
ông không còn là lão già hòa nhã dễ gần nữa, ngược lại giống như mãnh tướng
bách chiến bách thắng nơi sa trường. Khí thế bức người, đủ để khiến ý chí không
kiên định tan chảy.
Tiểu Thành đang đun nước
tay run run, kinh ngạc ngẩng đầu, nhìn sang Triệu Chu, lại nhìn sang Tần Mạt.
Vẻ mặt Tần Mạt ung dung,
thế ngồi thanh thản, không hề cử động
“Đứa trẻ giỏi!” Triệu Chu
vừa cười, vừa vung tay lên, “Tiểu Thành, cậu xuống đi, hôm nay tôi muốn tự pha
trà đãi cô bạn nhỏ.”
Triệu Thành Bích ngẩn
người, muốn nói lại thôi. Nhưng Triệu Chu có ảnh hưởng lớn, Triệu Thành Bích
chỉ là bậc con cháu, rốt cục vẫn cung kính lui xuống. Sau một lát, hắn lại bưng
một bồn sứ men xanh lên, trong chậu đựng nước trắng, đây là để Triệu Chu rửa tay.
Triệu Chu tự pha trà, đây
không phải chỉ là tao nhã thưởng vị trà, càng muốn thể hiện lễ nghi trà đạo
thanh cao của ông. Chuyện này đối với Tần Mạt mà nói, không thể nghi ngờ gì
nữa, chính là vô cùng kính trọng.
Bản thân Tần Mạt cũng là
cao thủ trà đạo, tham gia vào nhóm văn nhân nhã sĩ Đại Tống, khi đó vẫn lưu lại
dư vị của phong tục thời xưa, về sau mới hình thành trà đạo. Triệu Chu pha trà
lại có điểm khác biệt, ông bỏ qua một số lễ nghi rườm rà, vì nước đang nấu, ông
chỉ lấy nước, làm sạch, xối chén[20].
Cầm lấy ấm trà nước đã
sôi, bàn tay của Triệu Chu thô to, đầy vết chai, chẳng hề thích hợp với trà
đạo. Nhưng động tác của ông lại mạnh mẽ đầy hứng thú, lúc chuyển giống như Thái
Cực quyền, tiếng nước chảy vang lên, nhịp điệu như khúc quân hành, khí phách
lạnh thấu xương.
Hương Trà Long Tĩnh tinh
tế mà tao nhã, mùi thơm thanh cao kéo dài, như hương như hoa, như giai nhân mỹ
vị. Trong chén tử sa[21] có để một ít trà, xếp thành hình, sinh động không nói
nên lời.
Hương trà bốn phía, trong
quán trà lại có người kháng nghị, vẫn lão béo đang chơi cờ, một tay hắn vuốt
vuốt nốt ruồi đen, đầu mũi chun chun, bất mãn kêu gào: “Triệu Chu đúng là lão
già nhỏ mọn, bình thường những thứ đó là bảo bối của lão, hôm nay lại hào
phóng… thế mà sao lại không hào phóng với những ông bạn già này chứ?”
Triệu Chu cười mắng:
“Đúng là lão mập da dày, ông ở đây ăn uống còn thiếu gì nữa hả? Ông so đo với
cô bé cái gì? Ông mới đúng là cái đồ hẹp hòi!”
Lão béo chun chun cái
mũi, cắn răng ấm ức.
Tần Mạt khẽ mỉm cười,
thưởng thức trà mới với người tôn kính trước mắt. Nàng trước là thưởng màu trà,
vị trà, sau đó ngửi hương trà, rồi mới nâng chén nhấp nhẹ.
Sự chú ý của Triệu Chu
rất tự nhiên đã bị Tần Mạt hấp dẫn. Lại thấy cô bé này dung mạo mặc dù bình
thường, nhưng da thịt lại trắng nõn mềm mịn, thân thể tuy gầy yếu, nhưng khí
chất lại chẳng hề thua kém. Tư thế thưởng trà của nàng thập phần tao nhã, động
tác nâng chén trà nhấp nhẹ mang theo phong vận tiêu sái trong hiện đại cực kỳ
khó gặp. Nàng lúc này, cho dù quần áoơn giản mộc mạc, nhưng Triệu Chu phảng
phất lại thấy trên người nàng có tư thái nhanh nhẹn, phóng khoáng không kềm chế
được.
Đây là một loại cảm giác
thập phần mâu thuẫn, người trước mắt rõ ràng là một cô nhóc hiện đại còn đang
học phổ thông, trong lúc lơ đãng nàng lại toát ra khí chất tao nhã cổ xưa,
thanh thản ung dung như vương công quý tộc đi ra từ lịch sử. Rất kỳ lạ, Triệu
Chu lại nghĩ đến vương tử, không phải công chúa.
Trong mắt Triệu Chu lại
mang thêm vài phần tìm tòi nghiên cứu, ông không thể tưởng tượng, gia đình như
thế nào mới có thể nuôi dạy thành một cô bé tài năng như vậy. Là người bề trên,
bằng sự trải nghiệm của Triệu Chu, dù là thanh niên có gia thế giàu sang phú
quý, cũng không có lấy một, có phong thái như Tần Mạt.
Cô bé này, chính vì mâu
thuẫn, ngược lại vô cùng khác người thường. Hơn nữa khí chất tiềm ẩn của nàng,
nhìn một lần, nàng bất quá cũng chỉ như mọi người, nhưng nhìn vài lần rồi, sẽ
phát hiện dù nhìn đến thế nào cũng không nhìn thấu nàng.
“Đạt đến màu đẹp, hương
thơm mãi còn.” Mắt Tần Mạt nửa khép, reo nhẹ một tiếng.
Triệu Chu đắc ý như một
đứa trẻ, chính ông cũng nhấp kỹ lại, lại hỏi: “Tần cô nương có gì muốn chỉ giáo
không?”
Tần Mạt mở mắt, khẽ mỉm
cười nói: “Ngài gọi cháu là ược rồi, chỉ giáo không dám nhận, nhưng có ý kiến
hơi khác, nói ra cũng là tôn trọng ngài.”
“Ha Ha, tự nhiên đi, cháu
uống trà ta pha, sao lại không nói vài câu đạo lý chứ?”
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
(*) Bá
Nha và Tử Kỳ là hai người bạn tri âm thời Xuân Thu Chiến Quốc. Sách Lã Thị Xuân
Thu có chép: “Bá Nha gảy đàn, Tử Kỳ ở ngoài nghe trộm”. Tử Kỳ còn khen tiếng
đàn của Bá Nha lúc thì “nguy nguy hồ chí tại cao sơn”, lúc thì “dương dương hồ
chí tại lưu thủy”.
Bá Nha,
họ Du tên Thụy, là người nước Sở, nhưng làm quan Thượng Ðại Phu nước Tấn. Bá
Nha nổi tiếng là một khách phong lưu văn mặc, lại có ngón đàn tuyệt diệu nhất
đời và không bao giờ rời cây Dao cầm yêu quý của mình.
Tử Kỳ,
họ Chung tên Huy, là một danh sĩ ẩn dật làm nghề đốn củi để báo hiếu cha mẹ
tuổi già nua, nhà tại Tập Hiền Thôn, gần núi Mã Yên, ở cửa sông Hán Dương.
Phần I
Năm đó,
Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua nước Sở. Trên đường về, khi thuyền đến cửa
sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu sáng trăng, phong cảnh hữu tình, Bá Nha cho
lịnh cắm thuyền dưới chân núi Mã Y để thưởng ngoạn. Cảm thấy hứng thú, muốn dạo
chơi một vài khúc đàn, Bá Nha sai quân hầu lấy chiếc lư ra, đốt hương trầm,
xông cây dao cầm đặt trên án. Bá Nha trịnh trọng nâng đàn, so dây vặn trục. Sau
đó đặt hết tâm hồn đàn lên một khúc réo rắt âm thanh, quyện vào khói trầm. Chưa
dứt bài, đàn bỗng đứt dây.
Bá Nha
giựt mình tự nghĩ, dây đàn bỗng đứt thế nầy ắt có người nghe lén tiếng đàn, bèn
sai quân hầu lên bờ tìm xem có ai là người nghe đàn mà không lộ mặt. Quân hầu
lãnh lịnh lên bờ thì bỗng có người từ trên bờ lên tiếng:
- Xin
đại nhân thứ lỗi cho, tiểu dân này đi kiếm củi về muộn, đi ngang qua đây, nghe
tiếng đàn tuyệt diệu quá, nên cất bước đi không đành!
Bá Nha
cười lớn bảo:
- Người
tiều phu nào đó dám nói hai tiếng nghe đàn với ta?
Tiếng
nói từ trên núi lại đáp lại:
- Đại nhân nói vậy, kẻ
hèn này trộm nghĩ là không đúng. Há đại nhân không nhớ câu nói của người xưa:
“Thập nhất chi ấp tất hữu trung tín” (Trong một ấp có mười nhà ắt có người
trung tín). Hễ trong nhà có quân tử thì ngoài cửa ắt có người quân tử đến… Nếu
đại nhân khinh chỗ quê mùa không người biết nghe đàn, thì cũng không nên khảyên
khúc đàn tuyệt diệu làm gì.
Bá Nha có vẻ ngượng khi
nghe câu nói của người tiều phu. Biết mình lỡ lời, liền tiến sát đến mũi thuyền
dịu giọng nói:
- Người
quân tử ở trên bờ, nếu thực biết nghe đàn, biết vừa rồi ta khảy khúc gì không?
- Khúc đàn đại nhân vừa
tấu đó là: Ðức Khổng Tử khóc thầy Nhan Hồi, phổ vào tiếng đàn, lời rằng:
Khả liên Nhan Hồi mệnh
tảo vong
Giáo nhân tư tưởng mấn
như sương
Chỉ nhân lậu hạng đan
biều lạc
Hồi nãy, đại nhân đang
đàn thì đứt dây, nên còn thiếu mất câu bốn là:
Lưu đắc hiền danh vạn cổ
dương.
[ Tạm dịch thơ:
Nhan Hồi mất sớm thật đau thương,
Tư tưởng dạy người tóc bạc sương.
Ngõ hẹp nước bầu cơm giỏ hẩm (1)
Danh hiền lưu mãi cỏi trần dương.
PMTâm ]
(1)
Nhan Hồi vui trong cảnh khốn khổ, sống trong ngõ hẹp chỉ với giỏ cơm và bầu
nước.
(**) Niêm
hoa vi tiếu (拈花微笑, nenge-mishō) nghĩa tiếng Việt: cầm hoa mỉm
cười. Đây là một giai thoại thiền, ghi lại sự kiện Đức Phật Thích-ca
Mâu-ni đưa cành hoa lên khai thị, tôn giả Ca Diếp phá nhan
mỉm cười.
Hôm nọ, trên núi Linh
Thứu (Gṛdhrakūṭa) trước mặt đông đảo đại chúng, Đức Thế Tôn không tuyên thuyết
pháp thoại như mọi ngày, mà lặng lẽ đưa lên một cành hoa. Đại chúng ngơ ngác
chẳng ai hiểu gì, duy chỉ có đại trưởng lão Ma-ha Ca-diếp (Mahākāśyapa)
phá nhan mỉm cười. Đức Phật liền tuyên bố với các thầy tì kheo: “Ta có chính pháp vô thượng trao cho Ma-ha
Ca-diếp. Ca-diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy tì kheo, cũng như Như Lai là
chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh”. Từ câu nói này, chư vị Thiền sư tiền bối
đã diễn đạt thành: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, niết-bàn diệu tâm, thật tướng
vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập
văn tự, truyền ngoài giáo pháp, nay trao cho Ca-diếp”. Điều này có ý nghĩa gì?
Đức Phật đã mở bày nhiều
pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho tr người đều được lợi lạc.
Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng
tự nội, tự thực hành thể nghiệm hay tự chứng cảnh giới và hằng sống với cảnh
giới ấy bằng nhận thức trực tiếp về chân lý mà không thể chia sẻ cho người khác
bằng lí luận. Trạng thái giác ngộ vượt ra ngoài nhận thức phân biệt của con
người. Điều đó làm sao diễn tả bằng lời?
Sự thật thì trong giáo lí
giác ngộ giải thoát của Đức Thế Tôn cũng có một sự hiểu biết có thể với tới
được bằng cách tư duy, học hỏi giáo lý, diễn đạt bằng ngôn ngữ; nhưng cũng có
một sự hiểu biết vượt trên lý luận, tư duy và không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ.
Thế nhưng, nếu không diễn
đạt bằng ngôn ngữ, không nói gì cả, thì làm sao để hiểu được? Phải mượn hình
ảnh để ví dụ, để diễn đạt những điều không thể diễn đạt bằng lời. “Niêm hoa” là
cách khai mở kho tàng tuệ giác vượt lên trên lý luận, tư duy, phân biệt bằng
lời đó. Mọi tư duy phân biệt một khi đã bị cắt đứt thì tuệ giác vắng lặng uyên
nguyên bình đẳng trong tâm thức của mỗi chúng sinh vốn vượt ngoài giới hạn của
mọi hình thức tư duy khái niệm sẽ được khai mở.
Do đó, khi Đức Phật đưa
cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca-diếp mỉm cười (vi tiếu) là biểu thị cho pháp
môn lấy tâm truyền tâm, một pháp môn siêu ngôn ngữ, siêu văn tự. Trong pháp môn
này chỉ có sự giao cảm, sự rung động giữa hai tâm thức Thầy và Trò, và hai tâm
thức này đã đồng nhất. Đó là cái tâm vi diệu Niết bàn.>