Y Nhã vừa về đến phòng bếp thì thấy Đại thúc đang chuẩn bị đồ nấu ăn, hôm nay Đại thúc mang một bộ đồ màu nâu, phía nữa người dưới buộc cái khăn màu xám, tất bật chạy đi chạy lại trong phòng.
Cô liền chạy nhanh vào giúp đỡ, miệng vừa nói “Hôm nay thúc chuẩn bị sớm thế ạ” rồi mở tủ bếp lấy hạt sen, cà rốt, gia vị...Đại thúc vừa thái thịt vừa bảo hôm nay có khách đồ ăn phải nấu nhiều hơn nên chuẩn bị sớm một chút.
Gà luộc cũng đã chín tới, tay Đại thúc vớt thịt gà để lên thớt gỗ rồi chặt ra từng miếng nhỏ vừa ăn trông rất hấp dẫn. Tiếp theo là chiên cá, cá còn tươi rói đang vẫy đuôi ngoe nguẩy trong chum nước được làm sạch nhanh chóng, tiếng mỡ xèo xèo trên bếp, tay đại thúc lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức, Y Nhã ngửi thấy mùi thơm, bất giác nuốt nước miếng, cô dùng nước luộc gà lúc nãy, bỏ thịt bò băm rồi lần lượt là củ sen, hạt sen bỏ vào thật nhẹ nhàng, đợi nồi canh sôi sùng sục thì bỏ gia vị vào, ánh lửa hiện lên gương mặt lấm tấm mồ hôi cùng với nhiệt độ càng lúc càng nóng của phòng bếp.
Tầm một khắc sau nha hoàn sẽ đến bưng thức ăn đi, Đại thúc và Y Nhã sẽ qua phòng bếp bên kia cùng ăn cơm với các hạ nhân khác. Ăn xong Đại thúc sẽ đi báo cáo với Lưu tổng quản, còn cô quay trở lại gian bếp lúc nãy dọn dẹp bát đũa cho chủ nhân.
Phòng bếp có rất nhiều nguyên liệu, như các rau, củ, và các loại bột làm bánh, rau củ xếp ngay ngắn trên bàn, còn bột thì đựng trong các túi vải buộc lại để trong tủ.
Bột ở đây có rất nhiều loại như bột sắn, bột ngô, bột đậu, bột gạo...mỗi buổi tối cô đều tự pha cho mình một bát bột đậu, và ăn thức ăn thừa còn lại.
Nha hoàn Huyện phủ không đến nỗi thiếu ăn thiếu mặc, nhưng vì để có dinh dưỡng phát triển nên cô ăn nhiều hơn, với lại tuổi cô là thời kì phát triển, muốn có thân hình lả lướt yểu điệu đều phải cố gắng từ từ.
Tắm rửa xong là khoảng giờ Tuất, Y Nhã đốt đèn, nhìn xấp giấy dày trên bàn, ánh sáng le lói của ngọn đèn dầu chiếu lên khuôn mặt cô, cảm giác cô đơn, trống vắng dần dần ùa về. Từ lâu rồi cô ép bản thân không được nhớ về gia đình, bạn bè, cuộc sống trước đây. Nhưng làm sao cô quên được, từ nhỏ sống ở thế giới khác, bỗng nhiên tỉnh lại phát hiện mình ở thế giới xa lạ, không người thân, không nhà cửa, không tiền bạc... nhiều lúc tủi thân òa khóc như một đứa trẻ. Cô nhớ bố mẹ, nhớ em trai...nhớ những đêm cả nhà ngồi quây quần cùng nhau ăn uống và chuyện trò, nhớ lúc em trai chọc nghẹo đuổi bắt quanh nhà. Giọt nước mắt nóng hổi lăn dài, hình ảnh lần lượt hiện rõ trong đầu, cô lấy bút vẽ từng bức tranh, phố phường nhộn nhịp, tiệm cà phê, trường học...Cuối cùng là bức tranh chân dung cô, trong tranh là một cô gái tầm hai lăm tuổi, tóc ngắn ngang vai, sống mũi cao, đôi mắt lớn, hàm răng trắng...từng chi tiết từ đôi môi, gò má, vầng trán nhìn sống động chẳng khác gì người thực.
Sau khi ổn định cảm xúc, Y Nhã cẩn thận gấp tranh cất ngay ngắn dưới đáy rương, cô không muốn ai biết được những bức tranh này.
Lại nghĩ tới việc xảy ra lúc chiều, khi nghe vị tiểu thư kia kể chuyện, Nhị công tử nói mấy câu kia phải chăng là nói về khoảnh khắc giao mùa, vì vậy liền viết một bài thơ.
“Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa
Đông tới, thu đi, lưu luyến buồn
Hoa lá xào xạc rơi đầy ngõ
Lữ khách nghiêng mình nhớ cố hương”
Rội khanh khách cười, văn chương của cô càng ngày càng tiến bộ.
Nhị công tử là thiếu niên anh tuấn, người đẹp như ngọc, cô cũng không phải là trái tim sắt đá mà cưỡng lại được sức hút, nhưng cô có ý chí, biết giấu kín và kiềm chế cảm xúc của mình. Cô không muốn trong mắt Nhị công tử mình giống như nữ nhân khác, quỳ dưới chân nam nhân cầu xin tình yêu, cô lại càng muốn thiếu niên kiêu ngạo kia sẽ quỳ dưới chân cô, cầu xin tình yêu của cô.