Sống Lại Khi Mới Vừa Nhập Chức

Chương 213




Đoàn phim "Chu kim sơn" vì tăng thêm 2 triệu đầu tư từ Chương Kỳ và 300.000 tệ tiền tài trợ từ Ái Trân Tửu Nghiệp, cho nên về phương diện quay phim và hậu kỳ đều dư dả một ít, nhưng cũng chỉ là một ít mà thôi.

May mà, bộ phim này không có minh tinh, thù lao đóng phim ngược lại chiếm tỉ lệ ít nhất. Bằng không, dự toán còn chưa tới 10.5 triệu sẽ chẳng đủ mời minh tinh nổi tiếng nào cả - có lẽ, gấp đôi cũng không đủ.

Tần Nghiên vào nghề nhiều năm, mặc dù chưa tới level nhà sản xuất hạng nhất, nhưng năng lực và quan hệ vẫn có, nếu cố sức vận hành, không khó để đưa bộ phim này đi tranh giải. Còn đưa đi có thể được đề cử hay không? Có thể thắng giải hay không?

Tần Nghiên cũng không nắm chắc được, chỉ có thể tận lực.

Lần này chị ta sẵn sàng giúp đỡ Lão Du hết sức, ngoại trừ yếu tố tình cảm, còn bởi vì chị ta dùng ánh mắt chuyên nghiệp xem "Chu kim sơn", quả thật là một bộ phim hay.

So với những bộ phim trước của Lão Du, bất luận phong cách đạo diễn hay thủ pháp quay phim, đều có tiến bộ rất lớn. Càng khó được là, trong phim không còn cảm giác cố tình truyền đạt tư tưởng, nghệ thuật gì đó, mà là dùng những cảnh thiên nhiên hoặc thủ pháp để trống, khiến mọi người cảm nhận được tay nghề truyền thống kim sơn có ý nghĩa thế nào với 3 đời ông cháu nhà họ Chu.

Tần Nghiên thở dài trong lòng: Lão Du thời trẻ nhận giải, bị hoa tươi và tiếng vỗ tay nịnh nọt, cậy tài khinh người, muốn quay được những bộ phim càng có chiều sâu, càng có ý nghĩa, không thể trách được. Nhưng...

Nhưng chị ta lâu năm trong nghề, khách quan mà nói, Lão Du của 20 năm trước tạo ra những bộ phim có vẻ "vì phú tân từ gắng nói sầu", khó trách người xem không tán thành, phái học thuật cũng không tán thành. Cho nên sau này doanh thu phòng vé ảm đạm không hoàn toàn chỉ bởi xui xẻo.

Nhưng cũng may, nhiều năm tôi luyện (đạo diễn Du: chị nói thẳng tôi thất bại là được, không sao) không vặn ngã Lão Du, trong mắt người khác cậu ta hết thời, nhưng trước nay những người tiếp xúc gần với cậu ta mới có thể phát hiện chuyển biến thay da đổi thịt. Bằng không lần này Hướng Bắc cũng sẽ không cằn nhằn là lên thuyền cướp - lên thuyền cướp, nhưng không phải do Lão Du ép tới, mà chính cậu ta nghe xong Lão Du giảng giải rồi mới đi theo. Hướng Bắc miệng còn ngoan cố, kêu: "Tôi lo lắng Lão Du làm hỏng một câu chuyện hay."

Tần Nghiên nhìn hai người đàn ông cộng lại tầm 90 tuổi trước mặt, bất đắc dĩ nói: "Tôi đi gọi điện thoại, Hướng Bắc hạ thủ nhẹ thôi."

Lão Du tựa như có chỗ dựa, định phản kháng, bỗng nghe Tần Nghiên nói: "Đầu óc cậu ta vốn không tốt, đánh ngốc thì làm thế nào?"

...

Nghi thức chiếu buổi đầu tổ chức ở Ôn Tuy, hết thảy quy cách giản lược.

Lộ Nam có Tần Nghiên cho vé, bèn phân phát cho các thuộc hạ, bảo họ tới cổ vũ.

Buổi chiếu đầu, Lộ Nam vẫn ngồi cạnh Điền Ái Trân, ở hàng trước.

Chương Kỳ vẫn bận rộn không có thời gian tham gia như trước, Lâm Yến cũng có vé trong tay hoài nghi Chương tổng có khi quên luôn chuyện đầu tư này rồi.

"Sao có thể quên?" Chỉ không quá coi trọng mà thôi, Lộ Nam cười bảo: "Mau ngồi xuống đi, sắp chiếu rồi."

Dạo đầu và ký hiệu con rồng* chiếu xong, màn ảnh biến thành màu đen, tiếp đến vang lên tiếng chạm khắc trầm đục, cùng tiếng búa, cuốc chim đập vào gỗ, màn ảnh dần sáng lên.

*Là hình con rồng màu vàng trên nền xanh mà mọi người hay thấy đầu phim điện ảnh TQ, là chứng nhận phim đã qua thẩm duyệt.

Một cụ già tóc mái hoa râm cúi lưng, đang cầm dao tiện (lưỡi hình xoắn ốc) điêu khắc từng chút, từng chút thứ gì. Bên cạnh ông ấy là hai người trẻ tuổi, nhìn dáng vẻ chắc là đồ đệ, không làm việc tinh tế được, chỉ có thể cầm mũi khoan rỗng ruột làm công việc khoan.

Ba người đang làm việc, người lớn hơn trong 2 người thanh niên cất tiếng hỏi: "Sư phụ, chiếc vạn công kiệu* này có thể làm xong trước trung thu không?"

*Là kiệu hoa thời cuối nhà Thanh, đầu dân quốc, vì tốn hơn 10.000h đồng hồ làm ra nên được gọi tên như vậy.

Cụ già là Chu lão mộc đầu, ho vài tiếng mới đáp: "Thường lão gia đã nói, mùng 8 tháng 8 ông ta sẽ cho người tới lấy. Đến lúc đó, Búa và Cưa nhớ lanh lợi chút..." Chắc Búa và Cưa là tên của hai chàng trai này.

Họ "Thường" là họ lớn ở bản địa, vài năm trước ra một vị quan lớn rất tốt, dựa vào thế của ông ta, Thường gia hiện giờ giống như thổ hoàng đế ở trấn Ôn Tuy.

Vị Thường lão gia trong miệng Chu lão mộc đầu là anh em họ hàng với vị quan lớn họ Thường trong truyền thuyết kia, ông ta bảo Chu lão mộc đầu làm việc, đương nhiên sẽ không cho tiền. Thực tế, nếu không phải Thường lão gia coi thường chất liệu gỗ trong nhà Chu lão mộc đầu, có lẽ Chu lão mộc đầu không những phải làm không công 3 năm, mà còn phải tốn vô số vật liệu gỗ.

Chàng trai tên Cưa to gan, hừ một tiếng: "Người ta nói thỏ không ăn cỏ gần hang. Thường gia là người bản địa, lại xuống tay với phụ lão hương thân như chúng ta, thật là không niệm chút tình nghĩa nào."

Lời này quá dễ mang tới tai họa, Chu lão mộc đầu cầm tấm gỗ nhỏ khắc hỏng lên, ném vào đầu Cưa: "Mày thì biết cái gì! Nhãi ranh, làm việc của mình đi. Cả huyện này biết bao người muốn hiến vật quý cho Thường lão gia, họ xem trọng tay nghề Chu gia chính là may mắn của ta."

Búa cũng lên tiếng: "Cưa, sư phụ nói đúng."

Tới giờ cơm tối rửa tay ăn cơm, Cưa mới dám oán giận: "Anh Búa, em tức lắm. Cha em vì chiếc vạn công kiệu này, 3 năm không nhận việc khác, nếu không phải trong nhà kho còn ít đồ, nếu không phải tay nghề anh cơ bản có thể xuất sư, chúng ta chết đói mất."

Búa trấn an sư đệ: "Thường gia có "chân long", đừng nói trấn ta, ngay cả huyện lệnh cũng nịnh bợ họ, dân đen như chúng ta có thể làm sao? Em đừng chọc giận sư phụ, trong lòng ông ấy cũng không dễ chịu."

"Em thấy cha em thích nịnh hót Thường lão gia lắm." Cưa rì rầm.

Đến đây rõ ràng quan hệ giữa các nhân vật, Chu lão đầu lớn tuổi nhất là sư phụ Búa, là cha ruột của Cưa.

Chu Mộc Đầu là thợ thủ công nổi danh trong vùng, dựa vào tổ truyền khắc gỗ kim sơn mà gây dựng gia tài, cuộc sống tạm ổn. Nhưng có chút tiếc nuối trong phương diện con nối dõi, sau khi thành thân vợ mãi không có tin vui, mãi tới 32 tuổi mới có con trai, đặt tên Chu Thành Lâm, nhũ danh Cưa.

Chu Mộc Đầu trung niên mới có con, không nỡ mắng chửi, thằng nhãi này liền quá hoạt bát, 17-18 tuổi vẫn chưa học tinh thông tay nghề tổ truyền, may mà cửa hàng Chu kim sơn thu đồ đệ Búa còn tạm được, 2 năm nay đủ ứng phó yêu cầu của khách hàng.

Chuyện, bắt đầu từ chiếc vạn công kiệu này...

Phim dài 1 tiếng 40 phút, thoạt đầu Lâm Yến xem với tâm lý "tới cũng tới rồi" - dù sao là buổi chiếu đầu tiên, mặc kệ phim đầu tư lớn hay đầu tư nhỏ, dù sao không phải người bình thường có thể xem. Nhưng cùng với tình tiết phim, Lâm Yến dần tập trung.

Đây là một câu chuyện thế nào?

Chu lão mộc có thể làm ra tượng gỗ khắc kim xa hoa, tốn thời gian 3 năm làm được một chiếc vạn công kiệu, Thường lão gia sai người mang đi, không cho một xu tiền, sự vinh hạnh trên mặt ông ấy thật sự phát ra từ nội tâm ư?

Nếu thật sự dâng lên cam tâm tình nguyện, tại sao sau khi vạn công kiệu được đưa đi, Chu lão mộc lại sai con trai tới quán rượu Ái Trân đầu ngõ mua một bầu rượu, về nhà rầu rĩ uống cả ngày?

Đại khái vì để sống yên ổn, cho nên không thể không nén giận. Lâm Yến nghĩ.

Tuy nhiên cuộc sống an ổn cũng mau chóng không duy trì được. 1s trước Chu lão mộc còn tự mình tới quán rượu mua rượu, tuân theo cổ lễ tháng Giêng tế tổ, mua một đĩa đậu phụ nướng muối ớt về nhắm rượu, nhàn thoại sự đời với đồ đệ, dặn dò bọn họ nhất định phải tinh thông tay nghề. Chu lão mộc nói: "Nghệ nhân không đói chết được." 1s sau, gia nô Thường gia hung thần ác sát vọt vào bắt người, kêu Chu lão mộc tâm địa xấu xa, điêu khắc chân long gãy vuốt trên ngàn công kiệu long phượng trình tường.

Lâm Yến nhớ ra chi tiết đó, đoạn đầu, Chu lão mộc lấy tấm gỗ hỏng ném vào con trai, khi đó hình vẽ long phượng trình tường của ông ấy vẫn nguyên vẹn.

Sau đó, Chu lão mộc bị bắt vào nhà lao, người nhà bôn tẩu tứ phương cứu giúp, lăn lộn một trận, Chu lão mộc được thả ra, nhưng tay phải bị gãy, gia tài tan hết. Nhà dột gặp mưa suốt đêm, vợ Chu lão mộc bệnh chết, đồ đệ Búa bị bắt lính sống chết không biết... May mà con trai Chu Thành Lâm trải qua hết thảy còn có tiến bộ, thành thật lấy vợ sinh con.

Anh ta dường như trở thành bản sao của cha mình, thậm chí còn sống thầm lặng hơn cả Lão Mộc.

Cháu trai lên 6 tuổi, thân thể Chu lão mộc dần suy bại, một hôm, ông ấy bảo cháu trai tới quản rượu đầu ngõ mua một bầu rượu.

Đuổi cháu trai ra ngoài, ông ấy nói với con trai một câu: "Chuyện vuốt rồng, cha không trách con."

Câu này, khiến Chu Thành Lâm vừa sợ vừa thẹn, nước mắt như mưa. Đây là tội nghiệt đeo bám anh ta mười mấy năm, thoạt đầu bởi vì "quá tức", nên lén san bằng móng vuốt rồng trong long phượng trình tường, anh ta cho rằng chỗ đó bí ẩn, không ai phát hiện...

Cháu trai quay lại, Chu lão mộc bảo con trai đỡ ông ấy dậy, dựa vào đầu giường, run rẩy móc ra đôi chén rượu kim sơn, đây là thứ mà ông ấy chạm trổ bằng tay trái.

Lấy chén rượu kim sơn ra đựng rượu, Chu lão mộc cạn chén với con trai, uống xong đưa đôi chén tinh diệu tuyệt luân này cho con trai: "Muốn thành công, tu tâm trước. Sau này cha không còn, con phải chăm sóc tốt cho mình, cho người nhà."

Sau đó, Chu Thành Lâm tận mắt chứng kiến quan lớn nhà Thường lão gia ngã xuống, nhà Thường lão gia cũng chạy nạn, nhưng anh ta không hề vui sướng.

Trải qua bao nhấp nhô, trước khi lâm chung Chu Thành Lâm truyền lại đôi chén kim sơn cho con trai: "Con không có thiên phú như cha, nhưng lại nỗ lực hơn cha, chỉ tiếc những thứ ông nội con chạm khắc đều đã mất, chỉ còn một đôi chén nhỏ này, con giữ lại làm kỷ niệm đi."

Sau đó, con trai Chu Thành Lâm quả nhiên dốc lòng mài giũa tay nghề, trong hội chợ nước ngoài quy cách cao của quốc gia, bằng một chiếc vạn công kiệu khảm kim sơn hoa lệ đẹp mắt, tinh diệu tuyệt luân mà chấn động toàn trường. Đây là anh ta căn cứ bản thảo của cha phục hồi nguyên dạng, cũng chính là chiếc vạn công kiệu mang lại tai ương ngập đầu cho Chu gia.

Cuối phim, giới thiệu tình hình hiện nay của truyền nhân Chu kim sơn trong phim, cháu của Chu lão mộc, con của Chu Thành Lâm - ông là truyền nhân duy nhất của nghề khắc tượng Chu kim sơn, tuổi quá thất thập cổ lai hi nhưng vẫn dốc sức phát huy nghề sơn mài truyền thống, cống hiến bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Cả bộ phim, không có cảnh quay ồn ào, ngay cả cảnh nô bộc hung ác của Thường lão gia tới nhà gây rối cũng là cảnh quay không tiếng người, xứng với tiếng hí khúc lên cao, tiếng nhịp trống dồn dập và tiếng cồng chiêng, hình tượng nô bộc cáo mượn oai hùm, diễu võ dương oai được khắc họa sâu sắc.

Mà trong 100p này cũng có nhiều tiếng cười, còn cài cắm rất nhiều văn hóa phong tục của bản địa Ôn Tuy.

Chẳng hạn như đoạn đầu Chu Thành Lâm và sư huynh Búa cùng đi dạo phố, vẻ mặt bị Chu lão mộc đầu lừa ăn trứng luộc trong nước tiểu bé trai*, hoặc lúc ăn cơm tất niên, Chu lão mộc đầu vùi đùi gà vào bát cơm của đồ đệ, vùi vào bát con trai một cái đùi gà thêm cái phao câu, hoặc khi Chu lão mộc đầu tới quán rượu Ái Trân mua rượu, về nhà bà vợ lải nhải phàn nàn, hoặc như lúc sư huynh Búa định tới nhà bà chủ quán rượu Ái Trân ở rể, để sư phụ sau này có thể uống rượu thỏa thích... Những việc này, mang hơi thở phố phường chân thực nồng đậm.

*Có tác dụng hạ nhiệt, cầm máu bớt sưng, là món ăn vỉa hè thường thấy ở Đông Dương, Chiết Giang, cũng là văn hóa phi vật thể ở đây.

Ngoài ra còn có giá trị quan vô cùng hoang đường trong mắt con người thời nay: Chu lão mộc đầu ra tù đối với giữ được mạng nhưng gãy một tay lại cảm thấy đáng mừng.

Sau khi xem xong, Lâm Yến phát hiện cô rơi nước mắt.

Hoàng Đạt Phương ngồi cạnh cô thì không khóc, nhưng trên mặt còn đang đắm chìm trong bộ phim.

Điền Ái Trân ngồi hàng trước cảm thấy rất hài lòng, tên cửa hàng rượu của chị ta và rượu Nguyên Xuyên xuất hiện mấy lần, nhưng không có cảm giác sượng sùng, song chị ta lo bản thân không đủ khách quan, bèn hỏi Lộ Nam: "Em thấy thế nào?"

Lộ Nam gật đầu: "Em cảm thấy, rất tốt."

Bộ phim này bất đồng với đa số phim võ hiệp, tình yêu, bom tấn nước ngoài hiện nay, Lộ Nam cảm thấy ngoại trừ mượn đông phong tài liệu kiến nghị bảo vệ văn hóa phi vật thể của zf, gwy, còn có thể thêm ngọn lửa marketing.

Đương nhiên, cô cần tìm cơ hội tâm sự cái này với Tần Nghiên.