Soán Đường

Quyển 9 - Chương 4: Hoàng thành




Ngôn Khánh phân phó xong liền cùng với Vương Minh Vĩ tiến thẳng vào Minh Đức môn.

Lúc này cửa thành đã mở, môn tốt thủ thành đang dọn dẹp.

Ở phía xa xa một đội kỵ quân như gió bay điện chớp tiến tới khiến cho người ta phải hoảng sợ.

- Tả giam môn đô úy Vương Minh Vĩ, phụng chỉ cung nghênh Hà Nam vương tiến vào trong cung điện người không có phận sự mau tản ra nhường đường.

Thiên Ngưu vệ xông lên trước lớn tiếng hô to.

Nghe được là phụng chỉ làm việc, môn tốt nào dám tiến lên cản trở, vì vậy bọn họ liền mở ra một con đường, chỉ thấy có một luồng gió gào thét truyền tới, tất cả đều run cả người.

Kỵ quân sau khi vào thành lập tức chia làm hai đội.

Một đội thì tiến thẳng về phía Long Khánh phường một đội thì tiến về phía Chu Tước môn.

- Hà Nam vương là ai?

Môn tốt không biết rõ ràng nghi hoặc nhìn về phía môn bá.

- Ngay cả Hà Nam vương mà ngươi cũng không biết, uổng cho cái đầu óc của ngươi, ngươi quên rằng đầu năm triều đình đã phong cho Ngỗng công tử làm Hà Nam vương hay sao? Ngỗng công tử là ai... ngươi mà còn không biết nữa thì đúng là hết thuốc chữa.

- Thiệt thòi cho ngươi mỗi ngày nghe Tam Quốc Diễn Nghĩa ngay cả Ngỗng công tử là người biên soạn mà cũng không biết.

- Tam Quốc Diễn Nghĩa ta đã nghe qua, nhưng đó là do Bán Duyến Quân viết ra mà.

Một đám dùng ánh mắt khinh bỉ liếc nhìn môn tốt kia, có người hảo tâm nói:

- Ngỗng công tử chính là Bán Duyến Quân, cũng là Hà Nam vương thiên tuế.

- Nghe nói Hà Nam vương ở Lạc Dương có xung đột với Tần vương.

- Lần này vương gia tới Trường An chỉ sợ trong kinh thành có náo nhiệt để xem rồi.

- Ngươi chớ hồ ngôn loạn ngữ mau đi dọn dẹp con đường đi tránh chậm trễ.

Môn bá không ngớt lời quát lớn, đám môn tốt tốp năm tốp ba tản ra. sau đó hắn gọi tới một môn tốt mà nói.

- Lập tức báo cho Yến chưởng quầy là Hà Nam vương đã trở về kinh

Ở ngoài cửa Chu Tước một gã nội thị liền đáp ứng.

Vương Minh Vĩ mang theo Lý Ngôn Khánh đi tới trước cửa Chu Tước môn mà ngồi xuống, lúc này tùy tùng vội vàng tiến tới:

- Đây có phải là Hà Nam vương thiên tuế.

- Đúng là bổn vương.

- Nô tài Điền Phong kính chào thiên tuế, phụng mệnh ý chỉ của bệ hạ đã chờ thiên tuế từ lâu, mong thiên tuế mau theo nô tài tiến cung.

Lý Ngôn Khánh liền khẽ giật mình mà thốt lên:

- Ngươi là Điền Phong?

Điền Phong ngạc nhiên nói:

- Nô tài đúng là Điền Phong vương gia nhận ra nô tài sao?

- Cái này... không biết không biết.

Điền Phong này rất được Lý Uyên coi trọng, Ngôn Khánh không có ác cảm nhưng cũng không có nhiều hảo cảm, dùng sao những hoạn quan trong lịch sử phần lớn đều là nhân vật phản diện, ở trong lịch sử họa hoạn quan chính là nghiêm trọng nhất, ở triều Đường cũng có một cái.

Lý Ngôn Khánh nói:

- Mời đại nhân dẫn đường.

- Vương gia xin đi theo nô tài.

Điền Phong đi trước Lý Ngôn Khánh theo sau tiến vào trong hoàng thành.

Từ Chu Tước môn tiến tới hoàng thành cần phải qua Hồng Lư tự.

Hám Lăng mang theo một đội Vạn Thắng quân đứng ở ngoài Chu Tước môn chờ đợi.

Vương Minh Vĩ chỉ truyền chỉ cho nên cũng không đi theo Lý Ngôn Khánh, ở phía trước Điền Phong nói với Lý Ngôn Khánh không ngừng.

Nôi dung đại khái là sự tình hiện tại.

Lý Ngôn Khánh biết rõ Điền Phong nói những lời này là được Lý Uyên dặn dò.

Từ trong miệng Điền Phong Lý Ngôn Khánh hiểu đạ khái Tiêu hoàng hậu để Phòng Huyền Linh tiến vào thành mục đích kỳ thật rất đơn giản, chuẩn bị cùng với Lý Uyên dùng Trường Giang làm ranh giới.

Nếu như Lý Uyên đồng ý thì Tiêu hoàng hậu sẽ nguyện ý nhượng xuất khu phía bắc Giang Hoài.

Nhưng Lý Uyên phải cam đoan trong vòng năm năm không được dùng binh bằng không Tiêu Dương sẽ liều chết với Lý Uyên.

Lý Uyên dĩ nhiên không có khả năng đồng ý chuyện này.

Ngôn Khánh trong lòng thầm cảm thấy nghi hoặc: Ý đồ cầu hòa của Tiêu hoàng hậu đã rõ ràng, đơn giản là muốn mượn thời ian năm năm bình định thế cục Giang Nam sau đó cùng với Lý Đường hình thành thế đối kháng.

Năm năm với lực lượng của Tiêu thái hậu cùng với Trương Trọng Kiên, Phòng Huyền Linh những người này hiệp trợ tuyệt đối có thể quét ngang Giang Nam, trong mắt của Lý Ngôn Khánh, hậu Lương Tiêu Tiễn tuy rằng có vẻ cường đại nhưng trên thực tế khác biệt khá xa Tiêu thái hậu.

Lý Uyên dĩ nhiên có thể nhìn ra lợi hại trong đó nhưng hắn vẫn do dự, điều này cho thấy trong tay thái hậu còn có một lá bài tẩy.

Cũng vì lá bài này cho nên Lý Uyên vẫn còn do dự.

Càng đi vào trong nội cung thủ vệ càng sâm nghiêm.

Điền Phong mang Lý Ngôn Khánh tới ngoài cửa Thừa Thiên thì dừng chân lại.

Một gã tùy tùng quần áo màu đen đứng ở trước cửa Thừa Thiên chờ đợi, Điền Phong vội vàng tiến lên phía trước cung kính nói:

- An đại tướng quân Hà Nam vương đã tới.

Dựa theo quy củ ở trong nội cung thì quan bái nội thị có quân hàm đại tướng.

Vị An đại tướng quân này chính là lão nô Lý Phiệt đi theo Lý Uyên từ nhỏ, đối với Lý gia trung thành và tận tâm.

Hắn vốn tên là An Sĩ Tắc, tuổi gần bảy mươi, đồng thời là một trong tứ đại nội thị ở cung.

Điền Phong trong lòng thầm khiếp sợ, bệ hạ để mình chờ ngoài cửa Chu Tước đón Lý Ngôn Khánh, cho thấy sự coi trọng với Lý Ngôn Khánh, trước đây Trường An truyền lưu bệ hạ bất mãn với Hà Nam vương.

Nhưng hiện tại xem ra bệ hạ không có ý muốn trừng phạt Hà Nam vương thậm chí còn rất coi trọng.

Từ khi Lý Uyên đăng cơ đến nay, làm gì có chuyện An đại tướng quân tự mình ra nghênh đón? Loại coi trọng như vậy ngay cả Tần vương cũng không được hưởng thụ. Lý Uyên từ năm Vũ Đức đăng cơ cho tới nay cơ hồ chỉ có lúc xác lập thái tử, mời Lý Kiến Thành tiến cung là để An đại tướng quân ra mặt, lần này Hà Nam vương yết kiến, An đại tướng quân tại sao lại chờ ở cửa Thừa Thiên?

- Vương gia bệ hạ ở Đại Hưng cung chờ đã lâu.

Lý Ngôn Khánh nhận ra khí phái của An đại tướng quân này không giống như nội thị bình thường.

Hắn vội vàng nói:

- Mời đại tướng quân thông bẩm.

- Thông bẩm thì không cần bệ hạ có chỉ, Hà Nam vương sau khi tiến đến lập tức gặp.

Điền Phong cứ như vậy chờ ở bên ngoài Đại Hưng cung.

Mà Lý Ngôn Khánh cùng với An Sĩ Tắc thì cùng nhau đi vào Thừa Thiên môn.

Đại Hưng cung này chính là Thái Cực cung ở đời sau, đi vào Thừa Thiên môn chỉ thấy ở bên trong là cung điện sơn son thiếp vàng lộng lẫy, dưới ánh mặt trời lóe lên hào quang.