Soán Đường

Quyển 3 - Chương 70: Đại Định niên hiệu




Hùng Đại Chuy gật đầu liên tục:

- Hình như là vậy, Cáp Sĩ Kỳ chính là thương nhân Tương Châu.

Chỉ là ta cũng nghe nói, Đại Định tửu lâu hình như không phải chỉ mình hắn xử lý mà còn có sự liên thủ với quyền quý ở trong triều, nhưng cụ thể là ai thì ngay cả Trương quản sự cũng không thể rõ ràng được. Ngôn Khánh, tại sao con tự nhiên hỏi chuyện này?

- À, không có gì, con chỉ thuận miệng hỏi mà thôi.

Hùng Đại Chuy cười nói:

- Nói đến chuyện này ta cũng cảm thấy kỳ quái.

- Kỳ quái?

- Đúng thế, ta cảm thấy cái tên Đại Định tửu lâu này giống như quen tai nhưng lại không nghĩ ra lai lịch.

Đại Định tửu lâu, Đại Định hai chữ này...

Hùng Đại Chuy nói vậy khiến cho Trịnh Ngôn Khánh cũng cảm thấy quen thuộc.

Hắn và Hùng Đại Chuy nói chuyện trong chốc lát, sau đó hắn đề cập tới chuyện mình về quê tế tổ, xin Hùng Đại Chuy lúc rảnh rỗi đi về Trúc Viên. Hùng Đại Chuy dĩ nhiên là đáp ứng.

Rời khỏi Hùng gia đã là ngoài giờ ngọ.

Lúc này mặt trời bắt đầu ngả về phía tây, chỉ là chiếu trên người vẫn có một cảm giác ấm áp, Trịnh Ngôn Khánh thúc ngựa đi tới trúc viên.

Trong đầu hắn vô cùng suy tư, Đại Định, bỗng nhiên hắn ghìm cương lại. Đại Định?

Hình như đây là một niên hiệu.

Ngôn Khánh sau khi đi tới thời đại này, cũng tìm hiểu lịch sử, trước kia hình như có một triều đã sử dụng qua niên hiệu này. Chỉ là niên hiệu này vô cùng ngắn chưa tới một năm, nếu không phải Hùng Đại Chuy nhắc tới, thì Ngôn Khánh cũng không nghĩ tới.

Bắc Chu có một hoàng đế chính là Chu Tĩnh Đế Vũ Văn Diễn.

Hắn sử dụng tổng cộng hai niên hiệu một niên hiệu là Đại Tượng, còn có một niên hiệu khác là Đại Định.

Chỉ là thời gian qúa ngăn cho nên trong sử sách chỉ ghi Chu Tĩnh Đế sử dụng niên hiệu cơ bản là Đại Tượng.

Đại Tượng, chẳng lẽ Đại Định tửu lâu cùng với Bắc Chu có quan hệ với nhau?

Nếu có quan hệ với Tây Lương Bắc Chu vậy thì cùng chi với Tiêu hoàng hậu, nhưng cũng có thể là nghịch đảng.

Trịnh Ngôn Khánh hít một hơi thật sâu cảm thấy hơi mê man.

Hắn không ro ràng lắm Đại Định quán rượu còn có Cáp Sĩ Kỳ kia nữa đến tột cùng là hoàng thân quốc thích hay là Bắc Chu nghịch đảng.

Trở lại trúc viên, Từ Thế Tích thấy Trịnh Ngôn Khánh ưu tư thì không khỏi lo lắng.

- Ngôn Khánh có chuyện gì xảy ra sao?

Trịnh Ngôn Khánh do dự một chút, ôm lấy cổ của Từ Thế Tích mà nói:

- Từ đại ca, ít ngày nữa ta sẽ phải tới Huỳnh Dương, lúc ta không có ở đây muốn nhờ ngươi chút chuyện, ngươi có thể giúp ta điều tra Đại Định tửu lâu?

- Đại Định tửu lâu.

- Đúng thế, không để cho người khác biết đặc biệt là vợ chồng Mao Vượng.

- Chuyện này...

Từ Thế Tích suy nghĩ rồi ừ một tiếng:

- Giao cho ta ta sẽ không để kẻ nào phát hiện, chỉ là ngươi tại sao lại muốn điều tra Địa Định tửu lâu? Ta nghe Nguyên Khánh lần trước nói, người đứng sau tửu lâu đó hơi có lai lịch.

Trịnh Ngôn Khánh nói:

- Ngươi không cần quan tâm nhiều như vậy chỉ cần nhìn xem cửa hông của Đại Định tửu lâu kia mỗi ngày có bao nhiêu người xuất nhập, những chuyện khác không cần hỏi, ta sẽ để lại ngân lượng cho ngươi để ngươi điều tra.

Thấy Ngôn Khánh trịnh trọng lạ thường, Từ Thế Tích cũng không dám lãnh đạm.

Hắn gật đầu:

- Ngươi yên tâm, chuyện này ta sẽ khiến cho thần không biết quỷ không hay, không ai có thể phát hiện.

Trịnh Ngôn Khánh thở ra một hơi, đem chuyện này để qua một bên.

Nói thật hắn đối với Đại Định tửu lâu kia không có hứng thú nhiều, bất kể là dư nghiệt Bắc chu hay là hoàng tộc tây lương, hắn chỉ biết rằng chuyện này có liên quan tới Mao Tiểu Tám và phật di lặc áo trắng.

Ngôn Khánh không thể không chú ý tới chuyện này.

Đồng thời hắn cũng vô cùng tò mò với chủ nhân của Đại Định tửu lâu.

Cáp Sĩ Kỳ nếu là chủ nhân của Đại Định tửu lâu thì hắn rốt cuộc có liên quan gì đến phật di lặc áo trắng.

Thời gian một ngày cứ vậy mà trôi qua...

Ba ngày sau, Lạc Dương mưa rơi tí tách, bầu trời biến hóa.

Có đôi khi ở trên đường cái khí trời đang rất trong xanh nhưng đột nhiên lại nổi mưa phùn.

Trịnh Ngôn Khánh mỗi ngày đều đi tới Phích Lịch đường học.

Nhưng bởi vì thời tiết nên Trưởng Tôn Thịnh không thoải mái, phần lớn chỉ giảng cho Ngôn Khánh vào buổi sáng.

Mỗi khi kết thúc buổi học Trịnh Ngôn Khánh đều kể một câu chuyện cho Quan Âm tỳ.

Có khi là mỹ nhân ngư, có khi là hải yêu, có khi là truyền thuyết liêu trai, ngày nào kể chuyện cũng khiến cho nha đầu này say sưa.

Trịnh Ngôn Khánh sau đó cũng nhận được tin tức, Trịnh Nhân Cơ để cho hắn hồi hương tế tổ, nếu không phải là tình huống khẩn cấp thì chưa chắc Trịnh Nhân Cơ đã nguyện ý cho Ngôn Khánh trở về.

Dù sao Ngôn Khánh vẫn còn điều kiện là để Trịnh Thế An tiến vào lão tộc hội.

Trịnh Thế An là ai?

Trước kia chỉ là một kẻ gia nô ở An Viễn đường, giờ lại muốn tiến vào lão tộc hội?

Tộc lão ở trong An Viễn đường không ít, nhưng bọn họ cho Trịnh Thế An tiến vào trong Trịnh gia tộc phổ là quá lắm rồi, nay Trịnh Thế An có tư cách gì mà tiến vào trong lão tộc hội đây?

Trịnh Nhân Cơ ngay cả yêu cầu này cũng đáp ứng đủ thấy An Viễn đường đã xuống dốc đến thế nào.

Tính toán thời gian,Thẩm Quang đã đưa thư cho Mao Tiểu Niệm, Trịnh Thế An cũng đã hành động, lúc này Trương Trọng Kiên tin tưởng cũng đã nhận được thư của Trịnh Ngôn Khánh, chỉ cần Trương Trọng Kiên đồng ý ra tay thì chuyện này khả năng thành công rất lớn. Nhất là điều kiện Trịnh Ngôn Khánh đưa cho Trương Trọng Kiên, hắn có thể không động tâm sao?

Căn cứ vào sự hiểu rõ của Trịnh Ngôn Khánh đối với Trương Trọng Kiên hắn biết người này hơn phân nửa sẽ đồng ý ra tay.

Kế tiếp cần phải xem thời gian có đủ hay không.

Dù sao từ giờ tới thanh minh tế tổ cũng không còn quá nhiều thời gian, Trương Trọng Kiên gấp rút ra tay nói không chừng còn có thể kịp, nhưng nếu không kịp thì sẽ thất bại trong gang tấc.

Trịnh Ngôn Khánh hiện tại cũng chỉ có thể vật lộn đọ sức. Sau hừng đông hắn liền ra lệnh cho ba huynh đệ họ Đảng chuẩn bị hành trang.

Lần này trở về Huỳnh Dương, không phải là áo gấm về làng nhưng tất cả lễ vật tâm ý đều chuẩn bị thỏa đáng hết.

Trịnh Ngôn Khánh cưỡi ngựa tới Đông Sỉ phường, sau khi bái kiến Trưởng Tôn Thịnh xong thì nói rõ ý đồ.

Trưởng Tôn Thịnh thể cốt không tốt, thấy Trịnh Ngôn Khánh nói xong thì bỗng cất tiếng:

- Ngôn Khánh, lần này con về quê tiện đường đi tới Quản Thành, ta có mấy vị bằng hữu ở đó trong đó có một người trí sĩ về quê, chính là bạch thủy khai quốc công, tộc nhân của Thôi thị. Thôi Chí Nhân.

Trịnh Ngôn Khánh ngạc nhiên nhìn Trưởng Tôn Thịnh.

Hắn lập tức hiểu ra, Trưởng Tôn Thịnh muốn giúp mình.

Thử nghĩ mà xem với danh vọng của Huỳnh Dương Trịnh thị ở sông lạc mặc dù xuống giống nhưng chuyện xảy ra nhất định sẽ được nhiều người chú ý.