Soán Đường

Quyển 10 - Chương 4: Thỉnh tội




Hắn nhìn thoáng qua bốn phía, thấy quanh đó tất cả đều là thân tín của hắn, lúc này mới thở dài một hơi. Ý tứ của của Độc Cô Tu hắn hiểu rất rõ: Thừa dịp Lý Uyên còn chưa trở về Trường An, dùng kị binh nhẹ xuất kích, đuổi theo xe ngựa hoàng gia, sau đó tiêu diệt hắn.

Tổng quản Kính Châu là Lý Nghệ, mà Lý Nghệ lại là người của Lý Kiến Thành.

Bởi vậy Lý Thế Dân có thể thuận lý thành chương đổ tội danh này lên đầu Lý Kiến Thành, sau đó lấy danh hiệu triệu thiên hạ cần vương.

Trong nội tâm Lý Thế Dân không phải là không động tâm.

Nhưng sự động tâm này cũng chỉ lóe lên trong giây phút ngắn ngủi.

- Phụ hoàng đang thị uy với ta, cũng là dò xét phản ứng của ta.

Ta khẳng định phụ hoàng không đi Kính Châu, nếu phái binh truy kích thì nhất định là binh mã của phụ tử Lý Nghệ đang chờ sẵn rồi.

Lý Thế Dân hạ giọng trả lời, sắc mặt lại trở nên hòa hoãn hẳn.

- Phụ hoàng giết chết ba người này, tất cả manh mối bất lợi với ta đều đã biến mất, nói rõ người không muốn truy cứu nữa.

- Thế nhưng...

- Ta vẫn hơi nóng ruột rồi. Xem ra chỉ còn cách tiếp tục nhẫn nại.

Lý Thế Dân thì thào tự nhủ, tựa hồ như đang giải thích với Độc Cô Tu.

Hắn nhắm mắt lại, một lát sau đột nhiên nói:

- Truyền lệnh xuống, đại quân tạm trú tại huyện Đồng Xuyên. Ta trở về Trường An.

- Đại Vương, bây giờ ngài trở về sợ là Thái tử sẽ không từ bỏ ý đồ đâu.

Lý Thế Dân cũng hơi do dự.

Lý Uyên bày ra trận thế này thật ra là muốn hắn trở về thỉnh tội. Còn thỉnh tội thế nào, trị tội thế nào thì lại là chuyện khác. Hiện giờ Lý Uyên cần chính là Lý Thế Dân tỏ thái độ. Nhưng một điều có thể khẳng định là Lý Uyên không muốn làm khó Lý Thế Dân. Thứ nhất hắn không muốn làm Tùy Đế Dương Kiên, thứ hai hắn không hy vọng Lý Kiến Thành mượn cơ hội này mà trở thành con một.

Có thể Lý Uyên sẽ không truy cứu Lý Thế Dân nhưng không có nghĩa là Lý Kiến Thành sẽ bỏ qua.

Lúc này Lý Thế Dân đã suýt nữa đẩy Lý Kiến Thành vào chỗ chết, thù này chẳng khác nào đã xé toạc hết ngụy trang! Nếu nói trước đây hai huynh đệ bọn họ dù có đối địch nhưng biểu hiện vẫn còn coi như có hòa khí thì chuyện Dương Văn Kiền khiến cho hai người đã không còn đường lui. Cho dù tính tình Lý Kiến Thành có tốt thì chỉ sợ cũng sẽ không vô duyên vô cớ nuốt cục tức này được.

Thất sách, quả thực là hơi thất sách!

Lý Thế Dân tính ngàn vạn lần nhưng không tính tới việc Lý Kiến Thành phản kích lại mãnh liệt như vậy.

Hắn có thể khẳng định không phải Lý Uyên giết Kiều Công Sơn và Vi Hoán, thậm chí là cả Đỗ Phượng Cử.

Bên cạnh Thái tử vẫn có người tài rồi. Vốn cho là đuổi Lý Cương, giết Vi Dĩnh thì thế lực của Thái tử sẽ giảm lớn, không thể ngờ được....

Lý Thế Dân hạ lệnh đóng quân tại huyện Đồng Xuyên, ra lệnh cho Tần Quỳnh và Trình Giảo Kim đi theo, chuẩn bị trở về Trường An.

Chẳng qua trước khi khởi hành, hắn đã mật lệnh cho Vương Thông bắt tay chuẩn bị tại Trường An.

Hắn cũng điều động tâm phúc bí mật tiến về Linh Châu trước.

Sau đó Lý Thế Dân thừa dịp đêm tối rời khỏi Đông Xuyên huyện trở về Trường An.

Tháng tám năm Võ Đức thứ bảy, đại đô đốc Linh Châu Tiểu Triệu Vương Lý Huyền Phách cáo ốm trở về Trường An.

Xét thấy Linh Châu sóc phong cương liệt, cho nên Lý Uyên hạ chiếu bãi chức đô đốc linh châu của Lý Huyền Phách, cho dưỡng bệnh tại Trường An.

Chức đô đốc Linh Châu được Lý Tịnh tiếp nhận.

Chỉ là trước khi xác định thì việc tấn công Đột Quyết vào mùa động liền được gác lại vô kỳ hạn.

Lý Huyền Phách phản hồi Trường An liền được phong làm Tả hữu giam môn đại tướng quân, trấn quốc Đại tướng quân, tổng lĩnh bắc nha cấm quân.

Loạn Dương Văn Kiền tan thành mây khói, giống như chưa bao giờ xảy ra, cũng không có ai nhắc tới nữa.

Trong trận náo động này, dường như không ai gặp tổn thất gì.

Lý Kiến Thành vẫn giữ chắc được vị trí Thái tử, Lý Thế Dân giống như trước, đảm nhiệm Thượng Thư lệnh, tổng Lĩnh bộ sự vụ. Chỉ là đủ loại lời đồn về Thái tử bắt đầu lan trên đường phố. Rất nhiều người nói bệ hạ nói gì giữ lời, bạc đãi Tần vương.

Đối với việc này Lý Uyên cũng không giải thích gì. Lý Kiến Thành vờ như không nghe thấy. Mà Lý Thế Dân thì hiện nay nói năng lại rất thận trọng.

Vào lúc lời đồn đại này ngày càng nghiêm trọng thì từ Lĩnh Nam đột nhiên truyền tới một tin tức kinh người. Hà Nam Vương tru sát Lý Vương La Hoàn, dẫn long kỵ quân phát động thế công. Nhất thời ánh mắt từ vua tới dân đều chuyển hướng về Lĩnh Nam. Lý Uyên sau khi suy nghĩ rất lâu liền sắc lệnh Thượng thư tả phó xạ, Trường Tôn Thuận Đức, và Thư tỉnh xá nhân Bùi Thế Củ làm khâm sai, lên đường đi tới Lĩnh Nam.

Mang đại đội nhân mã quy mô rất lớn rời khỏi Trường An, ai cũng không phát hiện ra trong đội ngũ của khâm sai bỗng thần không biết quỷ không hay nhiều hơn một người. Mục đích của người này cũng là Lĩnh Nam, chỉ là sứ mạng hắn mang theo khác những người trong đoàn.

Cứ như vậy, kể cả bản thân hắn cũng không ngờ được lần này hắn đi Lĩnh Nam lại khiến bánh xe lịch sử thoáng chệch khỏi quỹ đạo vốn có.

Khu Việt tây mưa phùn không ngớt, tăng lên vài phần không khí ôn nhu chỉ có ở phương nam.

Hải Môn trấn nằm ở phía đông Giao Chỉ.

Năm thứ tư Võ Đức, Lý Ngôn Khánh chính thức thu Giao Châu.

Năm thứ hai hắn liền dời phủ đô đốc An Nam từ Ung Châu về, chính thức xác lập khu vực chủ đạo của hắn tại phía khu Việt tây Lĩnh Nam.

Chẳng qua lúc đó loại chủ đạo này chỉ là trên danh nghĩa mà thôi.

La Hoàn tại khu Việt tây rất có thế lực, Lý Ngôn Khánh cũng không muốn xung đột với La Hoàn, vì vậy chủ động nhượng bộ, rút khỏi Ung Châu và Khâm châu, ngược lại thiết lập phủ đô đốc tại Giao chỉ, cũng coi như cho La Hoàn thấy là hắn chỉ vô ý độn tới lợi ích của người khác mà thôi.

Kỳ thật hành động này nhìn như nhát gan nhưng lại giới hạn La Hoàn chỉ trong hai châu đó mà thôi.

Đặc biệt là sau khi Phòng Huyền Linh đảm nhiệm tổng quản Tô châu, phạm vi thế lực của hắn tạo thành áp lực hữu hiệu với La Hoàn. Tuy nhiên dù sao chiếm được hai châu cũng đã là giới hạn, Việt tây và Vân Quý có rất nhiều nơi hắn không thể khống chế, dù có liên hệ thì cũng tuyệt đối không cho phép hắn tự tiện vượt qua biên giới.

Mà Phùng Áng ở phía đông Việt tây lại là một quái vật khổng lồ mà đám người này không dám trêu chọc.