Siêu Việt Tài Chính

Chương 630: Hướng Dẫn Tú Trinh (2)




Thiếu Kiệt bây giờ chỉ mỉm cười. Hắn hiểu điều Tú Trinh muốn nói là gì bởi vì nếu thêm một nhóm bếp thì chắc chắn sẽ thêm vào chi phí không cần thiết. Nhưng nếu một bếp đơn thuần thì chỉ cần trả lương cho chính nhóm bếp đó thôi việc này làm giảm thiểu việc trả lương theo chi phí phát sinh.

Nhưng đó chỉ là bề nổi mà Tú Trinh nhìn thấy. Trong việc này thường không bếp trưởng nào lại chọn cho mình con đường này. Trừ khi doanh thu quán không phát sinh cần những buổi tiệc đặt trước như thế này làm gia tăng kinh phí cho một nhà hàng. Và những thực đơn tiệc như thế này thì bên bộ phận bếp đã hưởng được ba mươi phần trăm trên tổng số doanh thu thực đơn.

- Không hẳn! Nó liên quan khá nhiều. Trước hết như chị cũng biết chúng ta sẽ không chỉ có đơn thuần một sảnh tiệc như ở các quán ăn Nhà Hàng có tổ chức tiệc nhỏ lẻ. Thứ hai nữa là việc phục vụ khách và đối tượng phục vụ khác nhau. Sẽ không thể đánh đồng được hai vấn đề này. Nếu một nhà hàng tiệc cưới thông thường chỉ có một sảnh tiệc thì việc này không vấn đề gì. Nhưng nếu như ở chỗ chúng ta thì sẽ khác hoàn toàn không giống nhau.

Tú Trinh hiện tại vẫn đang chưa hiểu tại sao giữa hai việc này lại khác nhau.Và khác nhau ở mức độ nào. Cô chỉ hiểu bếp là nơi làm ra món ăn cho nhà hàng tiếp khách thông thường và cũng có thể làm ra món ăn dựa theo thực đơn tiệc.

- Trước hết! Em sẽ nói về sự khác nhau giữa hai loại hình này và cũng ghi ra cho chị luôn. Thứ nhất bếp nhà hàng quán ăn thông thường thì đối tượng phục vụ của họ là ba đến bốn người cho một phần ăn. Còn bếp tiệc thì họ phải phục vụ cho mấy mươi người trên cùng một món. Việc nêm nêm sẽ là thói quen nếu bếp đó chỉ chuyên làm đồ ăn tiếp thực khách cá nhân, Khi đụng đến tiệc có thể họ sẽ phải mất nhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và các nêm nêm cũng không được chuẩn như họ làm món cho nhóm cá nhân.

Tú Trinh nghe Thiếu Kiệt nói như thế suy ngẫm một lúc rồi mới gật đầu. Việc thói quen khi làm những món của một nhóm người và cho một số lượng người lớn là khác nhau hoàn toàn không hề giống.

- Đúng nhỉ yếu tố món ăn cũng ảnh hưởng không ít đến tên tuổi nhà hàng của mình. Việc để một người thường nấu đồ ăn số lượng ít qua nấu đồ ăn cho số lượng nhiều đúng là sợ rằng sẽ không được tốt cho lắm. Nhưng mà chị thấy Bếp họ có thể chuẩn bị trước cái này mà cũng không khó lắm chúng ta vẫn có thể tận dụng được mà sao không làm.

- Điều đó là đương nhiên! Đúng là việc tổ chức tiệc món ăn có thể được chuẩn bị trước khi cần thiết chỉ cần hâm nóng hoặc để lên chảo làm sơ lượt một lần nữa là xong. Nhưng chị có nghĩ đến những bàn sẽ phát sinh trong tiệc. Nhà Hàng và sản tiệc hoạt động song song nếu việc bên tiệc phát sinh thêm bàn nhiều hơn số lượng bắt buộc nhà bếp phải làm gấp để cho họ lên món đều. Vậy còn khách bên nhà hàng thì sao để họ đợi à?

Thiếu Kiệt hỏi ngược lại Tú Trinh điều này làm cô bất ngờ. Cô vội suy nghĩ thật nhanh nhưng vẫn không tìm ra phương án. Bởi thường tiệc sẽ được đặc nhiều vào những ngày cuối tuần và khi đó lượng khách gia đình cũng nhắm vào những ngày này mà phát sinh không ít. Nhưng Tú Trinh cũng đưa ra được một lời giải thích cho mình trong tình huống này.

- Nhưng không phải chúng ta vẫn có một bàn dự phòng khi đặt tiệc sao? Như thế cũng không thể làm gián đoạn việc kinh doanh chúng ta vẫn có món ăn để lên cho khách mà?

- Vậy nếu phát sinh đến hai hoặc ba bàn thì sao? Lúc đó món ăn ở đâu mà chị lên cho khách. Khi tiệc đã bắt đầu thời gian phục vụ tiệc chỉ gói gọn trong ba mươi lăm đến bốn mươi phút những thời gian còn lại là do chính khách hàng trò chuyện với nhau đem đến chứ không phải là của nhà hàng.

Thiếu Kiệt bây giờ dựa theo kinh nghiệm của mình đã trải qua không ít lần hắn gặp những người đặt tiệc phát sinh hai đến ba bàn thậm chí là năm bàn nếu cần thiết.

Tú Trinh lúc này cũng im lặng. Nếu tỉ lệ phát sinh của tiệc nằm trong mức độ cho phép chắc chắn sẽ không sao. Nhưng nếu phát sinh vượt mức cần thiết thì việc này đúng là tương đối khó giải quyết. Khi mà khách hàng của bên nhà hàng vẫn còn và trong thời điểm đó cũng là giờ cao điểm của bên khách hàng gia đình vào những ngày cuối tuần.

- Chuyện này! vậy là không còn cách nào khác là phải tách riêng ra hai loại riêng rồi.

- Đúng vậy đối với bếp tiệc chúng ta có thể lấy theo từng sảnh. ví dụ một sảnh tiệc là thuộc về một bếp khác nhau. Như hiện tại chúng ta sẽ xây dựng lên sáu sảnh thì sẽ có sau bộ phận bếp được đảm nhận mỗi bếp có một thực đơn riêng tùy theo giá thành mà làm Việc này nếu chị có thể sắp xếp vào những ngày nghỉ thì em có thể lựa chọn giúp.

Thiếu Kiệt hắn thấy có thể giúp gì thì hắn vẫn sẽ thao tác những việc hắn biết không đơn thuần là chỉ muốn kinh doanh. Hắn không giống như Cao Thịnh trước đây mở nhà hàng ra chủ yếu nhắm vào mục đích rửa tiền. Nhà hàng của hắn tạo ra để kiếm tiền. Hắn là người hiểu hơn ai hết. Nếu một thực đơn tiệc bao gồm trọn gói giá thành chỉ từ tám trăm đến một triệu thì. Khi lên thành một thực đơn tiệc quảng bá để thu hút nó nằm chỉ ở mức hai triệu là bên hắn đã lời gấp đôi đó là chưa tính đến tiền bia được tiêu thụ trong tiệc.

Việc mở nhà hàng tiệc cưới bất kể vào thời điểm nào cũng đều có thể đem lại nguồn thu. Chỉ cần hợp đồng tốt với các bên là được. Từ các công ty phục vụ tiệc cưới đến bếp và những nhân viên khác thì hắn chỉ cần bỏ ra mặt bằng là có thể thu lại lợi nhuận từ đó. Mà những món lợi nhuận này không nhỏ.

Ở quan niệm hiện tại tiệc cưới như là một ngày trọng đại trong đời nó phải thật hoàn mỹ thì việc rút hầu bao ra chi cho số bàn và số khách đến dự tiệc để nở mày nở mặt hai bên đều là việc làm cho hai gia đình hãnh diện thì những tiệc khác lại có mục đích của nó.

Những sinh nhật con lãnh đạo hay là bố của sếp đều được tận dụng để cho cấp dưới biếu xén quà cáp nhưng nếu làm nhỏ thì không thể hiện được địa vị của mình nên việc chọn một nhà hàng có sảnh tiệc lớn chứa được nhiều khách món hắn hợp túi tiền là tiêu chí của những người muốn kiếm thêm nhân những ngày này rất nhiều.

Tú Trinh suy nghĩ một lúc lâu cũng tìm ra được vài cách cho minh. Nhưng đúng là cô cũng cần đến sự trợ giúp của Thiếu Kiệt trong việc này nếu không cô cũng không thẩm định được việc chọn lựa nhà bếp như thế nào.

- Việc này chị sẽ tiến hành ngay. Như thế là ngoài việc đấu thầu bếp còn tuyển quản lý và xem bên những công ty phục vụ tiệc bỏ giá ra sao thì mình chọn đúng không Thiếu Kiệt.

- Ừ trên cơ bản là vậy. Về phần tuyển quản lý với bên bếp chị có thể hẹn những người đó vào chủ nhật em sẽ tham gia. Còn việc bên công ty làm tiệc cung cấp người phục vụ thì lựa vài nơi là được chỗ nào cũng như chỗ nào chủ yếu là sinh viên làm thêm giờ cho họ thôi.

Thiếu Kiệt thấy tốt nhất là những người tuyển dụng vào ngày chủ nhật vì khi đó hắn có thời gian nói chuyện xem tư cách và việc nấu ăn thì không cần nhiều chỉ cần hiểu hồ sơ của những người này đang làm phụ trách bếp ở đâu đến dùng một bửa là đánh giá được.

- Được rồi chị hiểu sơ rồi. Nếu như thế thì việc quan trọng là tuyển dụng mấy người này thôi. Không cần phải tuyển dụng nhân viên à Thiếu Kiệt. Chị thấy nhân viên phải cần thiết chứ nếu không thì sao có người làm cho mình được.

- Vấn đề nhân viên chi khỏi lo. Khi những quản lý này làm việc đã lâu năm và có kinh nghiệm thì họ có một số nhân viên bên dưới mình không ít thì nhiều cũng đủ cho họ làm việc bước đầu. Sau khi mọi việc ổn định rồi thì họ mới tuyển dụng sau.

Tú Trinh giờ mới hiểu tại sao trong nhà hàng thường chia ra nhiều phe nhóm liên quan với nhau và chỉ thân với những người quản lý nhất định. Vì đã là người của mình thì họ sẽ ít giao tiếp với những người khác và chỉ tập trung cho công việc của nhóm mình.

- Nhưng nếu chia bè kết phái như thế liệu mọi chuyện ổn không. Một nhà hàng lại có hai ba thế lực dễ gây xích mích với những người trong cùng một nơi làm việc lắm Thiếu Kiệt.

- Cái này không cần. Xích mích giải quyết được thì không sao. Không giải quyết được để đánh nhau hay ảnh hưởng việc kinh doanh thì sa thải toàn bộ nhóm đó. Chúng ta có thể kiếm người được. Chị đừng quên Cao Thịnh cũng kinh doanh nhà hàng. Nếu thật sự việc đó xảy ra chỉ cần chị gọi điện cho anh ấy mượn nhân viên là được. Thậm chí có thể điều nhân viên qua luôn cũng được. Nhưng đó chỉ là biện pháp phòng hờ thôi mới đầu sẽ có những nhóm cho rằng mình tài giỏi hơn người. Như thế cứ việc sa thải đưa người Cao Thịnh qua. Cho họ thấy mình vẫn có người dự phòng.

Thiếu Kiệt hắn quá quen với cách làm loạn như thế này. Lúc trước khi còn vững bước làm Quản Lý hắn từng cổ động hơn gần ba mươi nhân viên dưới mình nghĩ ngay trong ngày. Chuyện này khiến cho người quản lý có xích mích với hắn trở tay không kịp. Dù rằng hắn là người cấp trên của Thiếu Kiệt.

Nhưng khi hắn đã nói một câu ai không thích làm thì lên ký ngày công đi về thì Thiếu Kiệt không ngần ngại đáp trả. Cả một đám nghỉ việc để lại cho cái quán rộng thênh thang chỉ có vài người làm việc. Sau chuyện đó tên kia bị sa thải Thiếu Kiệt bị người chủ gọi điện bảo nhân viên quay về làm lại. Coi như chưa có chuyện gì xảy ra. Vì thế hắn rút ra từ chính mình mà nhắc nhở Tú Trinh trong chuyện này.