Siêu Việt Tài Chính

Chương 393: Văn hóa doanh nghiệp




Mọi người bây giờ hiểu những gì Thiếu Kiệt nói. Trước đây họ không hiểu tại sao Thiếu Kiệt lại cho nhân viên mỗi công ty riêng biệt đều có những ưu ái cho từng loại lĩnh vực, nhìn mọi người im lặng không nói gì Thiếu Kiệt mới uống một ngụm nước rồi nói.

- Hôm trước tôi có ghé không ít các cơ sở của mình. Tôi nhận thấy có khá nhiều điểm bất cập đang diễn ra có thể làm hình ảnh của công ty không tốt lắm, và một số nơi thì không hiểu được việc mình đang làm là gi.

Thiếu Kiệt nói ra từng lời này làm những người đứng đầu mỗi công ty lúc này trái tim treo cao. Tô Thanh và Phan Nguyệt cũng đã thấy hắn đi thị sát tình hình và đối diện với hắn chỉ sợ rằng liên quan đến công ty của mình không ít.

- Trước đó tôi đi qua bên công ty tin học, thấy được khá nhiều thứ. Giờ ăn nhân viên mặc đồng phục đi ăn gần hết không chừa lại một người nào. Dù là thời gian này là thời gian nghĩ trưa tôi đồng ý nhưng một số khách hàng còn thì phải có người đứng tiếp họ. Còn không thì trang bị một số máy tính mở sẳn bảng giá và linh kiện đang bán số lượng và giá thành lên web để cho khách hàng tự chọn lựa. Nhã Kỳ cô giải quyết dứt điểm chuyện này cho tôi. Nếu tiếp khách mất giờ nghĩ trưa thì lố bao nhiêu tiếng tính vào công của người đó. Sau khi khách ra về vẫn hưởng số giờ nghĩ trưa bù lại là được.

Nhã Kỳ lúc này cũng gật đầu nhanh chóng bấm viết ghi vào trong cuốn sổ tay của mình đang cầm trên tay. Đợi cho Nhã Kỳ ghi lại xong Thiếu Kiệt mới nói.

- Đó là chỉ trong giờ ăn, trước cửa công ty sau khi nhân viên ăn cơm hộp hoặc cơm đặt từ bên bộ phận cơm văn phòng thì tôi thật chịu không nổi. Nếu cô đứng đó sẽ thấy, hộp để lại đầy trên bàn. Có người còn quăng cả túi canh không dùng nằm trên đó. Chưa kể những chai nước ngọt uống xong chai không cũng để tại chỗ. Đành rằng là chúng ta có lao công dọn dẹp nhưng bản thân nhân viên không ý thức thì khách hàng sẽ nghĩ ra sao. Qua tết cô cho triển khai một quầy nước uống dành cho khách đến mua hàng một hay hai nữ nhân viên trực tại đó hỏi khách cần uống nước gì làm cho họ. Khách đứng cả buổi ngồi không đợi bảo hành cũng không có được ly nước như thế là không được.

Thiếu Kiệt nhanh chóng nói ra những gì mà hắn đã thấy ở công ty tin học. Trương Hạo lúc này cũng im im, dù hắn biết Thiếu Kiệt không có chủ ý nhắm vào mình bởi hắn chạy đi chạy về hai nước cũng chỉ giao công việc cho những người bên dưới, Nhã Kỳ lúc này cũng ghi lại những gì cần phải giải quyết sắp tới. Thiếu Kiệt mới nhìn mọi người lắc đầu thở dài nói.

- Trước đây mỗi công ty đều là một bộ phận riêng biệt có đồng phục cho nhân viên của mình điều này tôi không nói. Hầu hết mọi người chưa hiểu hết ý nghĩa của đồng phục của mỗi công ty được làm ra. Chỉ thấy nó đồng bộ dễ nhìn, nhưng thật chất có quá nhiều điều bất cập qua bộ đồng phục đó. Tôi không nói những bộ đồng phục của mỗi công ty là sai. Nhưng mọi người phải hiểu đó là đại diện cho công ty. Với công ty giao hàng nhân viên mặc đồng phục để người khác nhận ra mình là người của công ty. Nhưng nó cũng là một mặt trái nếu không sử dụng đúng cách.

Mọi người lúc này ngơ ngác khó hiểu. Đồng phục khi đề xuất lên cho Thiếu Kiệt hắn hoàn toàn không nói gì. Nhưng hiện tại là có vấn đề với những bộ đồng phục đối với công ty thì mọi người không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Phan Nguyệt lúc này mới lên tiếng hỏi Thiếu Kiệt.

- Ủa chuyện về đồng phục là sao vậy Thiếu Kiệt việc đồng phục có liên quan gì đến mấy công ty của mọi người không? Tại sao em lại nói vậy?

- Đúng vấn đề đồng phục mọi người thấy khá đơn giản. Nhưng nó đại diện cho văn hóa công ty của một doanh nghiệp. Nhất là đối với những nhân viên giao hàng của bên chị với Tô Thanh. Hai người có để ý được áo đồng phục của nhân viên hầu như chỉ cần họ chạy ngoài nắng sẽ bị bạc màu không ít thì nhiều. Nhưng qua quan sát em vẫn không thấy có người ý kiến đổi lại đồng phục đó. Lý do vì sao? Trong mắt khách hàng nhân viên giao hàng đại diện cho công ty mà họ làm việc. Ngày nào họ cũng thấy người nhân viên đó mặc một bộ đồng phục bạc màu hay là một cái áo như mọi ngày đi tới nhận hàng. Rồi chưa kể những dụng cụ cũng không được nguyên vẹn như lúc đầu không thay đổi họ nghĩ sao?

Cả Tô Thanh lẫn Phan Nguyệt lúc này mới giật mình. Đúng là họ không nghĩ đến vấn đề này quần áo của những người giao hàng trong điều kiện nắng và gió bụi. Dù không muốn nó cũ, nhưng thời gian lúc nào cũng có thể làm cho nó phai màu và những thứ khác. Vật dụng như túi đựng trải qua sự sắp xếp sử dụng lâu ngày cũng hỏng hóc không còn nguyên vẹn.

Họ đặt mình vào người nhận hàng và khách hàng nếu lúc nào cũng thấy nhân viên giao hàng như thế đúng thật họ sẽ suy nghĩ công ty lớn như thế mà không thay đổi đồng phục cho nhân viên thường xuyên lại chỉ mặc mỗi một bộ quanh năm suốt tháng. Hay là công ty đó không có nhiều kinh phí để trang bị đồng phục cho nhân viên mình như thế vô hình chung công ty lại mất điểm với chính khách hàng gắng bó lâu dài.

Thấy hai người im lặng Thiếu Kiệt mới tiếp tục đưa ra những dẫn chứng không chỉ riêng mỗi một công ty giao hàng vướng phải vấn đề này.

- Hầu hết những nhân viên công ty của mọi người ra về họ hoàn toàn mặc luôn một bộ đồng phục đi về. Tôi nói nhé nếu họ lưu thông trên đường về nhà không sao. Nhưng đối với những người làm việc có tính xã giao. Sau giờ làm lại ngồi quán ăn nhậu cho đến khi thật say rồi mới chạy xe về. Lỡ như người đó gây ra tai nạn câu đầu tiên mọi người nói là. Cái thằng làm ở công ty đó ăn nhậu cho cố vào rồi gây tai nạn. Họ nào biết đó là hành vi cá nhân của một người mà chỉ quy chụp vào cái người ta biết. Như thế trong mắt người khác thương hiệu công ty sẽ như thế nào.

Thiếu Kiệt đem những gì mình được thấy, những gì mình chứng kiến nói ra để cho mọi người của nhóm người cao tầng biết mà rút lấy những bài học cần thiết của mình. Đôi khi một hành vi cá nhân ảnh hưởng đến một tập thể mà khi gặp phải chuyện đó rồi mới tiến hành sửa chửa thì lúc đó đã muộn. Nên Thiếu Kiệt muốn đem việc này để mọi người từng công ty mình đang quản lý mà thắt chặt hình ảnh của công ty chính mình.

- Không ngờ chỉ qua bộ đồng phục lại có nhiều vấn đề như thế. Nhưng mà nếu không có đồng phục thì nhân viên cứ như người bình thường cũng không tốt, vậy phải làm sao Thiếu Kiệt.

Lúc này Tô Thanh mới âm trầm nói lên suy nghĩ của mình qua những gì mà Thiếu Kiệt nói hắn cũng hiểu một phần tầm ảnh hưởng không nhỏ nếu một cá nhân nào đó mang trên người đồng phục của công ty mà lại làm xấu đi hình ảnh công ty trong mắt người ngoài.

- Vần đề này đơn giản lắm! Đối với nhân viên bộ phận giao hàng ngoài quần áo đồng phục lúc nào cũng tươm tất ra. Việc họ chạy trên đường giao hàng chấp hành đúng luật lệ. Tạo một hình ảnh tốt trong mắt mọi người như gặp người bị nạn thì giúp đỡ. Như thế không cần những người khác phán xét hành động mình như thế nào. Nếu có những thông tin việc tốt của nhân viên được làm đúng sự thật thì được thưởng thêm tiền văn hóa doanh nghiệp.

Tô Thanh lúc này cũng gật mình. Đúng là chỉ cần những cử chỉ tốt trong mắt mọi người sẽ được công nhận bởi những người xung quanh. Nếu có tin tức chính xác nữa thì lại có thêm tiền thưởng từ công ty như thế chắc chắn họ sẽ phát huy. Phan Nguyệt suy nghĩ một lúc xong mới nhìn Thiếu Kiệt nói.

- Nhưng việc đó sẽ làm trễ nải việc giao hàng cũng như rắc rối thủ tục. Chưa kể nếu gặp trường hợp đó họ cũng không thể xử lý được thì khá khó. Như lỡ người gây tai nạn thì lại là chuyện khác. Ở nước mình không hiếm người sợ tội bỏ chạy.

- Đối với việc này thì chúng ta có mức phạt thật xứng đáng. Nếu vì cứu người bị nạn trễ đơn chỉ cần có thông tin chính xác, hai người có thể liên hệ Khương Đào để biết nội dung đó là thật hay không. Như thế không phải chúng ta có bằng chứng rồi sao. Còn đối với người gây tai nạn bỏ chạy tuyệt đối sa thải ngay lập tức. Đã là người không có trách nhiệm với những gì mình làm ra thì cũng không có trách nhiệm với công việc của mình. Nên vấn đề này cần thật nặng tay.

Hà Vi im lặng nãy giờ lúc này mới lên tiếng. Bởi những điều Thiếu Kiệt nói ra khá mới mẻ với cô. Nhưng cũng được sự đồng tình nhất định từ phía mọi người. Một người đã không có trách nhiệm với người mình đã gây ra tai nạn thì cũng không có trách nhiệm đối với công việc mình đang làm.

- Việc này em nghĩ nên để những công ty khác áp dụng. Các công ty khác không chỉ riêng bên công ty giao hàng có nhân viên chạy ngoài đường thường xuyên mà các công ty khác cũng có. Giờ tan tầm là thời điểm thường thấy nhất với lúc đầu giờ đi làm. Chỉ cần cũng áp dụng hình thức này thì có thể tạo nên một văn hóa doanh nghiệp gì đó như Thiếu Kiệt đưa ra được đồng bộ hơn.

Mọi người nhìn nhau cũng gật đầu. Những gì Thiếu Kiệt nói tuy nghe như cao siêu nhưng thật chất nó cũng đơn giản không như mọi người. Nó gói gọn chung về cách nhìn của mọi người đối với công ty của chính mình đang quản lý. Ai cũng hiểu nếu những hành động tốt luôn được nâng lên được thưởng từ công ty thì mọi người sẽ bắt chước theo. Làm việc tốt mà lại được thưởng thì chắc chắn họ sẽ làm. Như thế vừa có lợi cho họ và vừa có lợi cho công ty nâng tầm doanh nghiệp lên một tầm ảnh hưởng đối với xã hội.