Say Mộng Giang Sơn

Chương 155: Mưa gió Long môn




Võ Tắc Thiên vào trong điện Vũ Thành rồi ngồi xuống chiếc gầm đôn sau án. Bà phất tay áo rồi cười nói:

- Uyển nhi! Có tấu chương nào quan trọng cần phải xử lý không? Hôm nay sau khi xử lý chuyện triều chính xong, trẫm lại vấn đáp năm tên cống sĩ cho nên có chút mệt mỏi. Nếu không có chuyện gì quan trọng, ta muốn nghỉ ngơi sớm.

Thượng Quan Uyển Nhi từ sáng tới trưa không được bình tĩnh cho nên tốc độ xử lý tấu chương có phần chậm. Bình thường thì tới lúc này, nàng đã làm xong phần tấu chương hôm qua nhưng hôm nay thì mới chỉ được hai phần ba. Vì vậy mà nghe Võ Tắc Thiên hỏi, Thượng Quan Uyển Nhi nơi xấu hổ liền nói:

- Tấu chương cần Thiên Hậu xử lý cũng không nhiều. Uyển Nhi đã chỉnh lý cơ bản chỉ còn lại có một ít chưa xem.

Võ Tắc Thiên liền nói:

- Nếu vậy trẫm xem xong rồi nghỉ tạm.

Tấu chương trên bàn được chất thành ba chồng. Chồng đầu tiên bên trái là thứ mà Thượng Quan Uyển Nhi có thể thay thế xử lý. Chồng phía bên phái cần Thiên Hậu tự mình phê duyệt. Còn ở giữa là chỗ mà Thượng Quan Uyển Nhi thay Thiên Hậu xử lý sau một ngày. Võ Tắc Thiên biết thói quen của nàng liền càm chỗ tấu chương ở giữa rồi thuận tay cầm cái đầu tiên lên.

Võ Tắc Thiên đã gần bảy mươi nên mắt hơi kém. Bà mở một bản tấu chương mà Thượng Quan Uyển Nhi còn chưa thẩm duyệt, hơi nghiêng đầu xem từng câu từng chữ rồi đột nhiên bà ta cất tiếng cời ha hả.

Thượng Quan Uyển Nhi bưng một chén rượu tới thấy Võ hậu như vậy thì ngạc nhiên hỏi:

- Sao Thiên Hậu lại cười?

Võ Tắc Thiên vừa cười vừa nói:

- Ngươi tự cầm lấy mà xem. Ha ha ha! Vương Thủ Lễ đúng là một con mọt sách. Thật sự rất đáng yêu. Ha ha ha...

Thượng Quan Uyển Nhi cầm lấy bản tấu chương mở ra thì thấy đó là một bản tấu chương buộc tội của Ngự Sử Vương Thủ Lễ. Vị Vương ngự sử buộc tội đại sư chủ trì chùa Bạch Mã, nói y là người xuất gia nhưng dù sao cũng vẫn là một nam tử khỏe mạnh. Đại nội trong hoàng cung là nơi phi tần ở, chỉ cho phép nữ nhân và hoạn quan vào. Cho dù là võ sĩ thị vệ thì ban đêm cũng phải ra ngoài canh gác.

Hiện giờ Phương trượng Hoài Nghĩa đại sư của chùa Bạch Mã lại vào nghỉ đêm trong cung, khiến cho rất nhiều lời bàn tán. Vương Thủ Lễ thân là ngự sử tấu lên với Thiên Hậu để cho hòa thượng Hoài Nghĩa ra ngoài giữ gìn trinh tiết của cung nữ.

Thượng Quan Uyển Nhi nhìn thấy vậy cũng muốn bật cười. Vị Vương ngự sử đúng là một con mọt sách, cái chuyện này mà cũng tấu lên được. Hoài Nghĩa hòa thượng và Thiên Hậu có tư tình, y cũng nghe thấy nhưng không thể nói thẳng vì vậy mà mới uyển chuyển nói sang chuyện khác. Nhưng như vậy chẳng phải là gián tiếp nói Thiên Hậu cũng có liên quan hay sao?

Thượng Quan Uyển Nhi giơ bản tấu chương lên hỏi Thiên Hậu:

- Thiên Hậu! Nên trả lời bản tấu chương này như thế nào?

Thiên Hậu cười dài:

- Cứ để ý tới y là được.

Võ Tắc Thiên nói xong liền cầm tới bản tấu chương thứ hai. Vừa mới mở ra, bà ta sực nhớ ra chuyện gì đó liền ngẩng đầu nói với Thượng Quan Uyển Nhi:

- Đúng rồi! Hiện giờ đang là cảnh xuân, trẫm muốn tới Long Môn để giải khuây. Trong thời gian đó, tất cả tấu chương đều đưa tới chùa Hương Sơn ở long Môn. Tới khi lâm triều thì cho đám quan viên tới thạch lâu Hương Sơn để kiến giá. Ngươi đi thu xếp một chút.

- Tuân chỉ.

Thượng Quan Uyển Nhi lên tiếng rồi lui người lại.

.............

Trong thành Lạc Dương, nước từ Tây Giao chảy thẳng xuống tới Long Môn.

Từ xưa, Long Môn đã là một trong tám cảnh đẹp của Lạc Dương. Nơi này được xây dựng đình đài lầu các với xu thế đồ sộ. Dưới chân núi là một con suối xanh biếc. Lượng thuyền qua lại trên con suối đó hết sức tấp nập tô điểm thêm cho sự kiều diễm của Long Môn. Võ Tắc Thiên rất thích phong cảnh ở đây cho nên hàng năm đều tới đó để thư giãn.

Sau hai ngày chuẩn bị, đám hoàng thân quốc thích, văn võ bá quan cùng với hoạn quan, cung nga, thị vệ cung đình hộ tống Võ Tắc Thiên tới Long Môn. Đồng thời còn điều thêm nhân mã của Kim Ngô Vệ Khâu Thần Tích tới Long Môn hộ giá, đảm nhiệm canh gác ở bên ngoài.

Bên cạnh cây cầu Thiên Tân có một con thuyền chở được năm, sáu chục người đang neo đậu.

Trên đầu thuyền có một người đàn ông mặc trang phục màu xanh, đội khăn trùm đầu đứng đó.

Người đàn ông chừng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi đó không anh tuấn lắm chỉ hơi dễ nhìn mà thôi. Gương mặt của y cộng thêm nước da ngăm đen và bộ râu dưới cằm cũng hết sức bình thường. Tuy nhiên đôi mắt có thần lại cho thấy một sự khôn khéo, đồng thời khiến cho gương mặt của y cũng không tầm thường.

Y hơi cười cười nhìn xe ngựa qua lại trên cầu, tuy nhiên nét mặt thì lại hết sức nghiêm túc.

Con thuyền hơi rung nhẹ một cái rồi từ trong khoang thuyền có một người con gái bước ra đứng cạnh người đàn ông mặc áo xanh. Nàng lấy tay che nắng nhìn binh mã trang nghiêm trên đầu cầu mà cười nói:

- Chúng ta thật sự tốt số. Vừa mới tới Lạc Dương đã được chứng kiến Thiên Hậu đi tuần. Khí thế thật sự khiến cho người ta sợ hãi.

Người đàn ông mặc áo xanh chỉ mỉm cười cũng không trả lời.

Người con gái bước ra từ khoang thuyền ăn mặc hết sức bình thường. Nhưng cái liếc mắt của nàng lại có một thứ ma lực làm cho đàn ông say mê.

Bởi vì nàng thuộc loại nữ nhân trong miệng nữ nhân. Tất cả con gái đều gọi là nữ nhân nhưng đôi khi hai từ nữ nhân còn để hình dung một loại người hay gây tai họa. Còn nói dễ nghe một chút thì là báu vật. Những người như vậy đều xinh xắn, ngũ quan thanh thoát, trán cao. Đôi mắt to tròn. Đôi môi đỏ mọng.

Sự phố hợp như vậy một khi nam nhân nhìn thấy lại có ấn tượng đặc biệt rất dễ làm cho người ta liên tưởng tới chuyện chăn gối. Ngũ quan không phải thanh tú nhưng sự phối hợp của chúng lại tạo ra một thứ mị lực không nói nên lời.

Vóc dáng của nàng cũng hơi có phần đẫy đà chứ không hề thon thả. Tuy nhiên nó lại khiến cho người ta vừa thấy liền muốn ôm chặt lấy.

Mỹ nữ có vóc dáng gây tai họa đó tên là Dương Tuyết Nhiêu. Nàng là người con gái của Thẩm Mộc. Mà Thẩm Mộc chính là người đàn ông mặc áo xanh kia.

Cái mà họ nhìn thấy là phần đuôi của nghi thức. Đoàn người nhanh chóng đi qua. Thẩm Mộc đứng ở đầu thuyền híp mắt nhìn theo nghi trượng rồi đột nhiên hỏi:

- Địch Nhân Kiệt đi tới đâu rồi?

"Kẻ gây tai họa" giơ tay lên sửa lại mái tóc rồi nói:

- Lão già đó còn du sơn ngoạn thủy ở đâu có lẽ còn chưa tới Lạc Dương.

Thẩm Mộc nghe thấy vậy chỉ biết cười khổ:

- Cái lão gia hỏa này! Lần này, lão không muốn cũng phải muốn. Lão nghĩ có thể trốn được bao lâu?

Dương Tuyết Nhiêu nói:

- Có thể trốn thêm được ngày nào thì thêm. Cái thành Lạc Dương này bây giờ khắp nơi toàn là cạm bẫy, không cẩn thận là dính vào. Cái lão tặc vô lương kia còn thông minh hơn cả quỷ. Trong đám quan trường lão được gọi là "cáo già". Gặp phải loại người chuyên môn đào hầm trộm mộ như ngươi làm sao mà lão không cẩn thận?

Thẩm Mộc cười ha hả:

- Nói cũng phải. Lão muốn thôi thì thôi đi. Dù sao thì sau này đã có Thiên Hậu triệu lão vào kinh, lão muốn trốn cũng không trốn được lâu nữa. Đi! Chúng ta vào thành chờ lão.

Dương Tuyết Nhiêu buộc lại thắt lưng rồi theo gã đi vào trong khoang thuyền, đồng thời nói hết sức nũng nịu:

- Chúng ta đi gặp cái vị Khương công tử bốn mùa áo trắng như tuyết à? Chúng ta nghỉ ngơi hai ngày được không. Huynh tiếp người ta đi ngắm phong cảnh Lạc Dương.

Âm thanh của Thẩm Mộc từ trong khoang thuyền vọng ra:

- Từ Trường An tới Lạc Dương, nàng ngắm cảnh chưa đủ hay sao?

Dương Tuyết Nhiêu gắt lên:

- Huynh đúng là một cái xác biết đi cứ như tám đời chưa thấy con gái bao giờ. Trên đường đi bị huynh ức hiếp như vậy thì người ta còn có thời gian mà ngắm cảnh nữa không? Có mà ngắm cái rắm.

- Ha ha! Ngắm cái rắm. Hay! Nói rất hay.

- A!...ta cắn chết huynh.

Trong khoang thuyền vang lên tiếng cười đùa. Đám người hầu dường như đã quen với chuyện đó nên cũng chẳng để ý.

.........

Khâu Thần Tích thống lĩnh Kim Ngô vệ ngăn cản Long Môn. Hình bộ thượng thư Chu Hưng cùng với rất nhiều người của Hình Bộ và phủ Lạc Dương nhanh chóng tới Long Môn. Vào lúc này, rất nhiều người đang quét dọn Long Môn. Đám tăng nhân cũng bị đuổi ra khỏi đó. Binh lính của Kim Ngô vệ đóng tại Hương Sơn, đồng thời bố trí canh phòng hai bên bờ sông cùng với dịch khẩu.

Khâu Thần Tích và Chu Hưng sóng vai đứng trước của chùa Hương Sơn.

Cả hai người chẳng khác nào sát thần. Chỉ cần một người đứng ở đây đã không có ai dám tới gần. Hai người đứng chung một chỗ thì quỷ thần cũng phải lảng tránh, trong phạm vi mười trượng không có lấy một người.

Trong triều bốn tên ác quan tác oai tác quái. Khâu Thần Tích và Chu Hưng đi theo con đường thẳng nên tạo thành một phía. Lai Tuấn Thần vốn là một tên tù nhưng dựa vào sự luồn cúi mà phát đạt. Tác Tác Nguyên Lễ là một gã người Hồ nghèo túng cũng đi theo con đường luồn cúi. Vài vậy mà hai người họ thành một phái.

Sắp tới lúc Võ Tắc Thiên thay đổi triều đại cho nên mọi người đều thấy được chuyện Võ hậu xưng đế là không tránh khỏi. Tuy nhiên dù sao thì hiện nay tuổi tác của Võ Tắc Thiên đã cao, gần tới bảy mươi tuổi. Không một ai biết được lúc nào bà ta sẽ về Tây thiên. Nếu bà ta xưng đế thì Hoàng Thái tử sẽ trở thành viên quan có quyền tối cao trong cung.

Nếu Võ hậu xưng đế, việc chọn người sẽ rất khó. Những vương triều khác thì để chọn cho vị trí Thái tử cũng chỉ có hai ba người. Nếu như vậy thường đám quan lại sẽ chọn lấy một hướng.

Mà nay Võ hậu lấy thân phận Hoàng Thái hậu của vương triều họ Lý mà chiếm lấy giang sơn, lập mình thành đế, biến giang sơn của họ Lý thành của họ Võ nên cái chuyện Hoàng thái tử lại càng lớn.

Võ hậu có bốn đứa con trai ruột thì hai người đã chết trong tay nàng. Còn hai người khác thì một là hoàng đế bù nhìn còn một thì bị giam lỏng ở Phòng châu. Nếu Võ hậu xưng đế có để cho con mình kế vị ngai vàng hay không cũng là điều khó nói.

Chuyện như vậy còn chưa xảy ra nhưng trong cung phải chọn ai làm Hoàng Trữ?

Sau khi Chu Hưng và Khâu Thần Tích bàn bạc liền lấy mục tiêu về phía Thái Bình công chúa. Kết quả Khâu Thần Tích liền thủ một chút. Còn hiện tại, hai người bọn họ phải tiếp tục tuyển chọn một vị "minh khuê" để giữ mãi sự phú quý.