Say Mộng Giang Sơn

Chương 1181: Tiếng tù và




Từ lúc Vạn Kỵ đến Vũ Lâm Vệ Trung trổ hết tài năng, trên thực tế Vũ Lâm quân chia làm hai bộ phận, trong đó một bên là Vạn Kỵ một bên là Vũ Lâm Vệ, Vũ Lâm Vệ lại chia thành Tả Hữu Lâm Vệ.

Chức Tả Hữu Vũ Lâm Vệ Đại tướng quân ở Vạn Kỵ trên cả Trung Lang Tướng, nhưng bọn họ lại không có quyền điều động Vạn Kỵ, mà nay Vi thị chuyên quyền, càng làm cho Vạn Kỵ chia thành hai bộ phận, chia làm Tả Hữu Vạn Kỵ, còn Tả Hữu Vũ Lâm Vệ lại đổi thành Tả Hữu Phi Kỵ.

Vì thế Vũ Lâm Vệ chỉ là một danh hiệu trên thực tế do Tả Hữu Vạn Kỵ, Tả Hữu Phi Kỵ tạo thành gọi chung là Vũ Lâm Vệ do Tể tướng kiêm Đại tổng quản Trường An Vi Ôn quản lý chung.

Vũ Lâm Vệ này có bốn đội quân thì cháu của Vi hậu là Vi Tiệp, Vi Trạc, Vi Bá, Vi Tuyền, còn có cháu ngoại của Vi Hậu là Cao Sùng, con rể Võ Diên Tú thống soái, quan sát cách dụng binh này chẳng khác nào theo kiểu gia đình, bất cứ bậc đế vương nào có thể tưởng tưởng ra.

Điều này không phải quá đặc biệt, nếu thực sự có năng lực thì cũng không có gì đáng trách, điều đáng nói chính con cháu Vi hậu không ai có năng lực cầm quân chinh chiến.

Vi hậu và Lý Hiển khi ở Phòng Châu, gia tộc Vi hậu cũng nhận được sự đả kích nghiêm khắc của Võ Tắc Thiên, những người trong nhóm này khi đó được bao nhiêu tuổi? Như vậy khi lưu đày ở Lĩnh Nam cuộc sống khổ sở, không được như giàu có như những thế gia vọng tộc khác nên không được dạy dỗ nhiều.

Cho nên khi những người này nắm giữ quân đội trong tay đã nhanh chóng khống chế kiểm soát, dùng kỷ luật quân đội nghiêm khắc, dùng hình nặng là biện pháp duy nhất bọn họ có thể áp dụng cho các binh sĩ. Với hành vi như thế hiển nhiên đã phản tác dụng, nếu không Dương Phàm, Lý Nghi Đức, Vương Mao Trọng không thể nào thuận lợi lẻn vào đại doanh Phi Kỵ được.

Vương Mao Trọng cùng Lý Nghi Đức đều là tâm phúc của Lý Long Cơ.

Vương Mao Trọng là người Cao Ly, phụ thân từng làm Du Kích tướng quân, sau đó vì phạm tội nên xử tử, khi còn nhỏ Vương Mao Trọng bị sung làm quan nô được đưa đến phủ Tương Vương làm nô bộc, lúc nhỏ chính là người hầu của Lý Long Cơ.

Lý Nghi Đức cũng là người được Lý Long Cơ phát hiện là người có tài và thu nhận khi đảm nhiệm chức Biệt Giá ở Lộ Châu. Người này vốn là một gia nô của cường hào ở Lộ Châu, thân thủ nhanh nhẹn, được Lý Long Cơ thích ý nên bỏ ra năm vạn tiền mua về, trở thành quan thị vệ.

Hai người này được Lý Long Cơ phái đến kinh thành hiệp trợ Dương Phàm thu mua lòng quân, về điểm này rõ ràng Lý Long Cơ cao hơn Lý Hiển một bậc.

Lúc trước sau khi Lý Hiển nghe nói đám người Trương Giản Chí tổ chức chính biến ủng hộ mình lên ngôi đã vô cùng hoảng sợ, ra sức đùn đẩy thoái thác, đến nỗi đám người Trương Giản Chi sợ ông ta tiết lộ, trước cuộc chính biến chính thức vẫn lén lút gạt ông ta, cho đến khi phát động mới mạnh mẽ xông đến Đông cung, ủng hộ ông ta khởi công.

Làm như thế hậu quả khá lớn, dù cho đám người Trương Giản Chi đối với hoàng thất Lý Đường có trung thành và tận tâm cũng không từng có ý phản bội Lý Hiển, cũng đã làm mất đi sự kính sợ đối với vị quân chủ này rồi.

Tuy rằng đám người Trương Giản Chi cũng không ý thức được bọn họ có tâm ý đó, nhưng sau khi chính biến thành công bọn họ kiêu ngạo ngang ngược, ương bướng nhìn Thiên tử như không tồn tại, đến nỗi nhanh chóng trở mặt với Lý Hiển, trong đó nguyên nhân cũng vì như thế.

Nếu lúc đó Lý Hiển vờ như không biết, đối với chính biến không thèm quan tâm thì đám người Trương Giản Chi đảo chính cũng đã thất bại, ông ta sẽ bởi vì không biết tình hình như vậy sẽ được Võ Tắc Thiên đặc xá không? Căn bản chuyện này không có khả năng.

Một khi đã như thế sao không tích cực chủ động cầm quyền khống chế, từ đó với thân phận Thái tử của ông ta có thể chiêu dụ nhiều người đến trợ giúp, khiến cuộc chính biến có khả năng thành công cao hơn, thứ hai lúc này sẽ tạo quyền uy cho ông ta khá cao.

Ví như cuộc chính biến Thần Long hoàn toàn do Lý Hiển lãnh đạo chủ chốt, đám người Trương Giản Chi sau khi cuộc chính biến thành công tuyệt đối sẽ không ương ngạnh như vậy, với lòng trung thành và tài cán của bọn họ thích hợp làm quần thần của Lý Hiển, điều đó cũng không khó có thể không tái diễn cảnh Trinh Quan khi thịnh thế.

Lý Long Cơ không phạm theo sai lầm của Lý Hiển, trước đây gã trong Vũ Lâm Vệ không có chút căn cơ nào, gã cần một người là Đại tướng quân ủng hộ như Dương Phàm, mới có thể đạt được sự trung thành của các tướng lĩnh trong quân.

Nhưng gã cũng không mặc kệ tất cả đem mọi chuyện cần thiết đều ủy thác cho Dương Phàm, Lý Long Cơ cũng phái ra hai tâm phúc tham gia "chiêu an" cho hắn, đây cũng là một loại thái độ, trước tiên hướng quan niệm dung nhập với những tướng lĩnh này.

Gã muốn tất cả những tướng lĩnh quy thuận khi mới bắt đầu chỉ biết Dương Phàm chỉ phụ trách dẫn bọn họ đến, còn bọn họ chân chính sẵn sàng góp sức là Tương Vương, tương lai có thể cấp cho bọn họ vinh hoa phú quý chỉ có thể là Tương Vương.

Đấy là cách thể hiện thái độ chính trị khôn ngoan, một tố chất chính trị cần thiết phải có để thành công của một người lãnh đạo.

Đại tướng quân Tả doanh Phi Kỵ là Vi Trạc, dưới trướng có ba viên Đại tướng, Cát Phúc Thuận, Trần Huyền Lễ, Hùng Minh Vĩ, ba người này đều là lão tướng Vũ Lâm Vệ, ba người này hiện cũng trong trướng của Cát Phúc Thuận.

Vi thị là gia tộc mới nổi nhưng không chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân tài trong gia tộc, cũng không đủ tài nguyên nhân lực để bỏ cũ thay mới tướng lĩnh bậc trung chưởng binh này, những họ cũng vẫn bị xa lánh.

Dẫn Dương Phàm cùng Vương Mao Trọng, Lý Nghi Đức lặng lẽ tiến vào đại trướng Vạn kỵ chính là Trung Lang Tướng Mã Kiều. Cửa sổ và cửa lớn của đại trướng đều được dùng vải dày che lại, canh phòng nghiêm ngặt, ngay cả ánh sáng cũng không lọt ra ngoài, cũng may lúc này đã cuối thu đầu mùa đông nên không khiến người ta khó chịu.

Trong trướng mọi người đều ngồi xuống, thần sắc vô cùng ngưng trọng, Vạn Kỵ là đại bản doanh của Dương Phàm, đám người Hoàng Húc Sưởng và Sở Cuồng Ca đã sớm bị hắn thuyết phục, hiện giờ còn lại chỉ là thuyết phục tướng lĩnh Phi Kỵ mà thôi, trước đây bọn họ cũng đã tiếp xúc vài lần rồi.

Phi Kỵ và Vạn Kỵ vốn được phân biệt rõ ràng, cũng không có mối quan hệ khắng khít cho lắm nhưng Vi Tiệp, Vi Trạc đối với các tướng sĩ động một chút là mắng chửi, dù là Vạn Kỵ hay Phi Kỵ cũng như nhau. Đồng thời với sự bày mưu tính kế của Dương Phàm, đám người Sở Cuồng Ca, Mã Kiều liên tiếp tiếp xúc với các tướng lĩnh Phi Kỵ, hiển nhiên trở thành bằng hữu chung chí hướng rồi.

Lúc này đang hướng các tướng lĩnh Phi Kỵ giải thích lợi hại, nêu ra cách lôi kéo người tâm phúc chính là Vương Mao Trọng, Lý Long Cơ. Vương Mao Trọng thông minh nhạy bén, ăn nói khéo léo còn Lý Nghi Đức ít lời nhưng kiên nghị quả cảm, gặp nguy không loạn, hai người này bù qua bù lại cho nhau, phối hợp khá ăn ý.

Dương Phàm cố tình chỉ làm một người giới thiệu, khi các tướng lĩnh Phi Kỵ gặp gỡ Vương Mao Trọng và Lý Nghi Đức hắn rất ít nói chuyện, ngoại trừ những câu dẫn lời lúc đầu còn lại những điều mấu chốt cần thiết, hay tướng lĩnh có điều gì cần hỏi mới mở miệng.

Nếu hắn vẫn trong quan trường như trước, lúc này cũng không phải thời điểm lấy danh tiếng, chỉ cần làm cầu nối khiến Vũ Lâm Vệ sẵn sàng góp sức cho Tương Vương cũng là công lao to lớn rồi, điều này Lý Long Cơ sẽ không quên, nếu hắn cố gắng đoạt công đôi khi hiệu quả lại hoàn toàn ngược lại.

Hiện giờ Dương Phàm đã có tâm quy ẩn, càng không cần nắm những người này trong tay, nhất là đám người Hoàng Húc Sưởng, Mã Kiều, Sở Cuồng Ca, những người này đều là huynh đệ tốt của hắn, hắn đã không có ý chí trong quan trường, nếu không buông tay có khi làm hại đến bọn họ.

Thuyết phục Phi Kỵ được tiến hành vô cùng thuận lợi, Dương Phàm có ảnh hưởng khá lớn đối với Phi Kỵ, những tướng lĩnh này vô cùng vui vẻ hưởng ứng việc ủng hộ Tương Vương, không phải là công lao của Dương Phàm mà là công lao của Vi Trạc và các tướng lĩnh Vi gia.

Chỉ vì bọn họ đối xử với các tướng lĩnh như những chó săn cao cấp, không đánh cũng mắng chửi, đồng thời lại cắt xén quân lương, tham ô quân tư, vơ vét tài sản, ....Những tướng lĩnh này từ lâu đã tức giận nhưng không dám nói ra, hiện giờ đã có hoàng tộc Lý Đường kéo đại kỳ, nên những người có tâm huyết đều hưởng ứng.

Vương Mao Trọng cùng Lý Nghi Đức hướng ba người Cát Phúc Thuận, Trần Huyền Lễ, Hùng Minh Vĩ trịnh trọng vái chào nói:

- Tốt lắm, Cát tướng quân, Trần tướng quân, Hùng tướng, quân chúng ta quyết định vậy nha, đợi khi nghiệp lớn công thành Tương Vương và Lâm Truy Vương sẽ không quên công lao của các người.

Ba người cũng vội vàng hoàn lễ, trong ba người Hùng Minh Vĩ là nho tướng nên thay mặt hai người còn lại đáp:

- Vi hậu chuyên quyền, Hoàng đế vô đạo, Vi thị kết bè kết phái điên cuồng làm loạn, Hoàng tộc Lý Đường dần dần yếu thế, ta thân là thần tử nhà Đường đương nhiên hưởng ứng theo sự kêu gọi của Lâm Truy Vương, quyết chí không theo bọn nhơ bẩn, trợ chính phế tà.

Vương Mao Trọng mỉm cười gật đầu, xoay người định nói với Dương Phàm, đột nhiên một trận tiếng kèn thê lương nổi lên, tiếng kèn hẳn còn khá xa nơi này, hơn nữa cửa được che kín nên thanh âm cũng không quá lớn.

Nhưng trong trướng mọi người đang thương lượng chuyện hệ trọng, không cẩn thận mất đầu nên nghe tiếng kèn vang lên vô cùng hoảng hốt. Vương Mao Trọng liền rút đao ra khỏi vỏ, lùi lại một bước cảnh giác, Lý Nghi Đức nhảy phắt ra cửa, đao thép giơ lên cao, như chuẩn bị ra đòn.

Cát Phúc Thuận cuống quít giải thích:

- Các vị, chúng tôi đã thành tâm sẵn sàng góp sức cho minh chủ, tuyệt nhiên không tiết lộ hành tung của các vị.

Mã Kiều dù chưa rút đao nhưng tay cũng nắm chặt chuôi đạo, đôi mắt lạnh lùng nhìn ba người bọn họ, nếu thấy ai không ổn y sẽ vung đao giết liền.

Khi Dương Phàm nghe tiếng kèn trong lòng cũng cả kinh nhưng suy nghĩ của hắn khá nhạy nên nhanh chóng trấn tĩnh, trầm giọng quát:

- Không nên kinh hoàng, Cát lang tướng, hãy đi thăm dò xem có chuyện gì xảy ra.

Nói xong Dương Phàm liền khoanh chân ngồi xuống trầm tĩnh nói:

- Ngồi xuống, tắt nến đi!

Vừa thấy Dương Phàm điềm tĩnh như thế nên mọi người cũng dần ổn định cảm xúc, Cát Phúc Thuận cảm kích nhìn Dương Phàm gật đầu, nhanh chóng bước chân ra ngoài.

Mã Kiều tín nhiệm Dương Phàm một cách mù quáng, dù y không hiểu tình huống như thế nào nhưng là người đầu tiên ngồi xuống lại nhanh tay tắt nến, trong phòng liền tối đen như mực.

Im lặng một lát, mọi người đều ngồi cả xuống, thời gian trôi qua đột nhiên Vương Mao Trọng lên tiếng tán thưởng:

- Vẫn chỉ có Đại tướng quân là tỉnh táo, đúng quá tốt, tiếng kèn đó không có quan hệ gì đối với chúng ta.

Lúc này những người còn lại cũng đã tỉnh táo mới để ý đến, dù sao cũng là chân võ tướng, trong đó chỉ có Hùng Minh Vĩ là người đọc sách nên suy nghĩ khá nhanh, vừa nghe Vương Mao Trọng nói vậy Hùng Minh Vĩ hiểu được liền nói:

- Đúng thế, nếu như Vi đảng phát hiện ra mưu đồ của chúng ta thì không cần ở khoảng cách khá xa đã thổi kèn, điều này sẽ khiến chúng ta cảnh giác.

Mọi người nghe nói thế cũng hiểu ra, kỳ thật đạo lý này cũng dễ hiểu nhưng đám người này đang thương lượng, sợ thất bại sẽ ảnh hưởng đến cả gia tộc của mình, đột nhiên tiếng kèn vang lên, lại có ai có đủ bình tĩnh để phân tích đạo lý này.

Dương Phàm bình tĩnh nói:

- Trừ phi đột nhiên bị địch tập kích, cần gì nửa đêm phải thổi lên như thế? Hơn nữa đây là lại đại doanh cấm quân không có chuyện gì thì sẽ không thổi kèn lên như vậy, dù chuyện này không có quan hệ đến chúng ta nhưng đã có chuyện đại sự xảy ra, trạm canh gác bên ngoài có thể hướng doanh nội ra hiệu. Nếu ta đoán không sai, tiếp đến sẽ nổi trống gọi tướng. Trần tướng quân, Hùng tướng quân hai người mau chóng chuẩn bị đi.

Dương Phàm vừa dứt lời một hồi trống trận truyền đến, khi Cát Minh Thuận ra khỏi trướng vì không để cho đám người Dương Phàm nghi ngờ nên không buông màn trướng, tiếng trống vô cùng rõ ràng. Trần Huyền Lễ và Hùng Minh Vĩ vội nhảy dựng lên.

Bọn họ lặng lẽ vào đại trướng Cát Minh Thuận nghị sự, không mang áo mũ giáp đến, hiện giờ trống tụ tướng nổi lên, cần phải nhanh chóng về mặc chỉnh tề rồi lại đến đại doanh nghe lệnh. Ba hồi trống đánh xong mà không có mặt, theo luật quân sẽ bị chém, sau khi Vi thị chuyên quyền đối với quân luật càng nghiêm khắc nên không ai dám mạo phạm.

Thấy hai người nhảy dựng lên, Mã Kiều và Lý Nghi Đức theo bản năng lại đưa tay sờ đao, Dương Phàm trầm giọng nói:

- Hai vị mau đi mặc áo giáp, tức tốc đến đại trướng trung quân, dường như đã có chuyện gì xảy ra rồi, ta ở nơi này đợi tin tức.

Lúc này, trên đường Chu Tước một cổ xe cùng mười mấy tiên lính hỗ trợ cũng phi như bay, trong xe chính là Thượng Quan Uyển Nhi, nàng đã về phủ nghỉ ngơi chợt bị Vi hậu truyền gọi đến cũng không nói nguyên do, liền hướng cung thành thẳng tiến.

Trên Chu Tước trống trải không người qua lại, tiếng gót sắt giẫm lên kêu leng keng vang vọng trên đường.