Sáp Huyết

Quyển 2 - Chương 315: Thống kích (3)




Ngôi Danh Hư vọt tới phía trước Địch Thanh, “phập” vang lên, cán chùy linh hoạt sắc bén đâm vào ngực Địch Thanh, một chiêu long trời lở đất.

Từ lúc xuất chiến thì Ngôi Danh Hư đã có dụng kế. Đầu tiên gã dùng ngôn ngữ khiêu khích Địch Thanh, sau đó tranh thủ sự thông cảm bất đắc dĩ, rồi lại dùng khói đen chiếm được địa thế, sau đó dùng hết sứcc để một chiêu lấy mạng Địch Thanh.

Tất cả kế hoạch đều được chuẩn bị chính xác. Ngôi Danh Hư xác định rằng Địch Thanh đã bị thương, vết thương rất nặng. Cho nên gã mong là một trận này có thể giết chết được Chiến thần tây bắc của quân Tống.

Nhưng cán chùy đã đâm vào không trung.

Đột nhiên không thấy Địch Thanh đâu. Ngôi Danh Hư tuy rằng tinh mắt nhưng bên trong khói đen khó có thể nhận ra Địch Thanh ở chỗ nào. Sương khói tràn ngập che đi mắt của Địch Thanh, đồng thời cũng khiến cho Ngôi Danh Hư không nhìn thấy gì.

Ngay lúc đó nghe thấy tiếng “vút vút vút” vang lên không dứt. Trong chớp mắt phía đối diện bắn ra rất nhiều tên nỏ.

Địch Thanh lại dùng ám khí sao? Điều này sao có thể?

Ngôi Danh Hư cả kinh, núp dưới thân ngựa. Cũng đúng lúc đã gã thấy được dưới bụng ngựa đối diện hiện ra ánh sáng lạnh như băng của mặt nạ. Ngôi Danh Hư bỗng dưng hiểu được là vừa rồi khi gã tấn công, Địch Thanh đã tránh ở dưới bụng ngựa.

Hai con ngựa lần lượt giao nhau. Ngôi Danh Hư chợt nghe tiếng quân Hạ ồn ào, nhất định là quân Hạ đang rối loạn trận tuyến. Ngôi Danh Hư vừa sợ vừa không biết cuối cùng đã xảy ra chuyện gì.

Cũng không biết là Dạ Nguyệt Phong đã xảy ra chuyện gì. Dạ Nguyệt Phong chính là một trong hai huynh đệ đã giao thủ với Địch Thanh ba ngày trước.

Phong Lâm Sơn Hỏa là Dạ Xoa tứ tuyệt.

Dạ Nguyệt Phong rất hận Địch Thanh. Lúc trước khi Địch Thanh vừa mới đến biên thùy đã giết hai huynh đệ Dạ Nguyệt Sơn và Dạ Nguyệt Hỏa của hắn. Dạ Nguyệt Phong vẫn chờ thời cơ để báo thù. Vì vậy khi y biết Địch Thanh đến An Viễn thì đã lập tức khiêu chiến.

Dạ Nguyệt Phong đi theo đệ nhất cao thủ Dạ Xoa là Đồ Vạn Chiến, cùng với huynh đệ của mình là Dạ Nguyệt Lâm tấn công Địch Thanh từ hai mặt. Vốn tưởng rằng trận chiến này tất thắng chứ không ngờ là chỉ đả thương Địch Thanh, lại còn bị chết mất Đồ Vạn Chiến và Dạ Nguyệt Lâm.

Nhưng cuối cùng Địch Thanh cũng bị thương.

Dạ Nguyệt Phong cấp báo xuống phía nam cho thái thú Linh Châu là Đậu Duy Cát. Sau khi Nguyên Hạo đại thắng ở Thủy Xuyên đã cùng Trương Nguyên trở về nước Hạ, ra lệnh cho Đậu Duy Cát toàn quyền xử lý mọi chuyện ở Kính Nguyên lộ, tìm thời cơ tấn công Quan Trung. Đậu Duy Cát vừa nghe được tin thì lập tức ra lệnh cho Ngôi Danh Hư đến An Viễn khiêu chiến, đồng thời dồn binh xuống phía nam để giết Địch Thanh, chiếm An Viễn.

Giết được Địch Thanh còn khiến phấn chấn tinh thần hơn là chiếm được hơn mười bảo trại của quân Tống. Địch Thanh mà chết thì quân Hạ ở tây bắc không còn người nào để khiếp sợ nữa.

Dạ Nguyệt Phong thấy Ngôi Danh Hư dốc hết sức xuất thủ thì hận không thể tự mình tham chiến. Y chỉ có thể chặn ở tuyến đầu, đề phòng quân Tống tấn công. Nếu bọn chúng có thể bày ra quỷ kế thì quân Tống cũng không thể ngồi nhìn mà chờ chết được.

Quả nhiên Ngôi Danh Hư vừa ra tay bên kia quân Tống đã có dấu hiệu di chuyển.

Dạ Nguyệt Phong đã truyền lệnh cho quân Hạ chuẩn bị xuất kích. Đúng lúc này thì phía hậu quân đột nhiên loạn cả lên khiến Dạ Nguyệt Phong nổi giận, quay đầu trông lại thì thấy lửa trại bốc lên, có thể thấy rõ từ phía xa. Gió lạnh thổi đến khiến ngọn lửa bùng lên từng đợt.

Từng đợt lửa bùng lên giống như mặt nước gợn từng vòng, từ từ lan rộng ra trung quân của quân Hạ.

Trung quân của quân Hạ đã loạn.

Dạ Nguyệt Phong không hiểu rõ, quát hỏi:

- Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?

Có binh sĩ vội vàng tiến đến bẩm báo:

- Dạ Nguyệt tướng quân, đột nhiên có quân địch từ phía tây nam truy sát tới đây. Chúng ta không ngăn cản được.

Lời còn chưa dứt thì đã có binh sĩ khác chạy đến, kêu lên:

- Dạ Nguyệt tướng quân, có quân địch từ phía tây bắc truy sát tới. Chúng ta tổn thất vô cùng thê thảm.

Dạ Nguyệt Phong nghiêm nghị trong lòng, đã mơ hồ hiểu ra được chuyện gì, chưa kịp hạ lệnh thì hai hướng tây bắc, tây nam phía sau cùng loạn lên. Ngay sau đó, đội ngũ quân Hạ như tảng đá lớn bị quăng xuống nước, như băng bị đâm xuyên trong đêm lạnh, lộ ra hai khe hở.

Có hai đội binh mã đột nhiên chia ra, xé nhỏ thế trận của quân Hạ.

Binh sĩ tấn công từ phía tây bắc đều mặc áo đen, cầm trường thương trong tay, lưng đeo đao sắc, chạy nhanh như tên bắn. Trong đêm tối, những mũi trường thương đâm ra mạnh mẽ, xếp thành một lá chắn đầy đinh nhọn. Mỗi lần lá chắn trường thương đâm tới thì vô số tiếng kêu rên thảm thiết vang lên, máu tươi chảy xối xả.

Người cầm đầu ánh mắt sắc như mũi kiếm nhìn về phía Dạ Nguyệt Phong.

Người đó chính là Qua Binh.

Qua Binh đã mang theo Thập Sĩ trong Hãm Trận Chi Sĩ đi đột phá vòng phòng ngự mạn tây bắc của quân Hạ.

Toàn bộ binh sĩ tấn công từ phía tây nam đều mặc áo giáp màu đen, cầm trường chùy trong tay, đầu chùy có gắn răng sói như móc câu, lưng đeo khoan đao. Trong bóng đêm, họ như u linh xông ra, vung trường chùy trong tay như Lôi công hành pháp.

Những binh sĩ kia không có sự lợi hại như Hãm Trận chi binh nhưng lại có uy thế hùng hồn như núi đổ.

Sức mạnh kinh hồn của thiết chùy bổ xuống, đập kẻ nào chết kẻ đó, vung lên đánh ngựa khiến ngựa chạy mất.

Người cầm đầu cầm chùy lớn trong tay, ánh mắt điên cuồng phóng, đồng thời cũng phóng tới hướng Dạ Nguyệt Phong.

Người đó chính là Bạo Chiến.

Bạo Chiến mang theo Thập Sĩ trong Dũng Lực chi sĩ đột phá phòng tuyết phía tây nam của quân Hạ.

Kỵ binh của quân Hạ vội vàng không chuẩn bị kịp. Trước trận thế đại loạn, nhất thời không có lợi thế tấn công, từng người tự rơi vào cơn ác mộng chiến tranh.

Mộng khó tỉnh, mà cuồng phong thì lớn.

Qua Binh và Bạo Chiến xé tan đội hình của quân Hạ, khiến cho Dạ Nguyệt Phong rơi vào thế bị vây kín. Dạ Nguyệt Phong trầm xuống. Bọn chúng bố trí thế cục làm kẻ đi săn, bỗng dưng lại biến thành con thú bị vây trong bẫy.

Địch Thanh thật là gian trá!

Vậy rốt cuộc Địch Thanh kia có bị thương hay không? Dạ Nguyệt Phong rất nghi ngờ nhưng y không thể suy nghĩ tiếp vì Qua Binh và Bạo Chiến đang tạo nên áp lực lớn khiến y phải cẩn thận.

Chắc chắn Địch Thanh có thương tích. Nếu Địch Thanh không bị thương thì tuyệt đối hắn sẽ không sử dụng tên nỏ, cũng sẽ không ẩn thân dưới bụng ngựa. Lúc Ngôi Danh Hư nghĩ đến chuyện này thì ý chí chiến đấu tăng lên.

Giết được Địch Thanh thì Ngôi Danh Hư gã có thể xưng bá trong bộ Dạ Xoa, thậm chí có thể vinh quang trèo lên vị trí Long Bộ Cửu Vương.

Hai ngựa lại ra sức lồng vào nhau. Ngôi Danh Hư lại ra chiêu. Trong đám khói đen mờ mờ ảo ảo, lúc này chính là cơ hội tuyệt vời cho gã xuất thủ. Ngôi Danh Hư xuống ngựa, tung chiêu biến ra thành ba người đứng trước mặt Địch Thanh.

Ngôi Danh Hư là Hư Không Dạ Xoa, có thể biến ảo thành hư, dùng khoảng không vô hạn bao lấy Địch Thanh.

Bộ Dạ Xoa đều có tuyệt học. Chiêu này của Ngôi Danh Hư vốn được gọi là Nhất Khí Hóa Tam Thanh, chỉ trong một thoáng của thể biến ra ba bóng người ảo, hưu hư thật thật làm cho không người nào có thể nhận ra.

Đây chính là nhẫn thuật của nước ngoài (nghệ thuật ám sát và gián điệp thời phong kiến của các ninja Nhật Bản), kết hợp chặt chẽ với phương pháp của Tạng Bắc Mật giáo, quỷ dị khôn cùng.