Sáp Huyết

Quyển 2 - Chương 265: Phá thành (4)




Doãn Thù nói:

- Ngài trước kia không phải thế này... Ngài trước kia, vì thiên tử thà đắc tội Thái hậu, vì chuyện phế Thái hậu thà đắc tội thiên tử, vì công chính thà đắc tội Lã Di Giản người đệ nhất trong triều. Người thà đắc tội thiên hạ, cũng muốn kiên trì chính mình. Bây giờ ngài thay đổi rồi, ngài thiếu quật cường, vòng vo hơn. Lần này ngài hồi kinh, thậm chí còn đi thăm Lã Di Giản. Nhâm Phúc có chút tự đại, nếu là ngài trước đây, nói không chừng đã triệt bỏ quyền lợi chỉ huy của y. Nhưng ngài hôm nay cái gì cũng không có...

Trong mắt gã mơ hồ có bi ai, có phải vì phát giác Phạm Trọng Yêm hôm nay không còn là Phạm công ngày trước không?

Phạm Trọng Yêm hỏi ngược lại:

- Bây giờ không tốt sao?

Doãn Thù thở dài, muốn uống rượu, mới phát hiện trong chén không có rượu, chỉ có phong trần đầy cõi lòng. Phạm Trọng Yêm cầm lấy bình rượu, rót đầy chén rượu cho Doãn Thù. Doãn Thù nhìn chén rượu giận dữ nói:

- Phạm công, ngài còn nhớ năm đó không... Mỗi lần ngài bị trục xuất kinh thành, rất nhiều người vì chính trực của ngài mà tiễn ngài, ngậm ngùi tiếc nuối. nâng chén nói ngài: “Việc này của Phạm quân, cực kỳ vinh quang.”

Phạm Trọng Yêm trên mặt vốn bình thản có phần trào dâng. Nhưng cuối cùng lão chỉ bưng chén rượu lên, cảm khái nói:

- Ta đương nhiên nhớ rõ. Ta còn nhớ rõ Dư Tĩnh, Thái Tương, ngươi còn có một nhóm đại thân Âu Dương Tu, vì ta mà kêu bất bình. Theo ta bị trục xuất kinh thành. Ta vẫn luôn nhớ rõ, vì có các ngươi, ta mới không cơ đơn!

- Lúc đó chúng tôi cam tâm tình nguyện!

Doãn Thù nói từng chữ:

- Nếu trở lại trước đây, ta vẫn muốn vì ngài kêu bất bình.

- Vậy bây giờ thì sao?

Phạm Trọng Yêm đột nhiên hỏi.

Ánh mắt Doãn Thù phức tạp cũng không trực tiếp trả lời, hồi lâu mới nói:

- Ngài còn nhớ ban đầu chúng ta chỉ điểm thiên hạ nói gì không?

Thấy Phạm Trọng Yêm không nói, Doãn Thù bỗng nhiên đứng lên, kích động nói:

- Ta liệt kê hàng chục bệnh Đại Tống, cũng nói thay đổi xu thế phải làm. Chỉ có nước giàu binh mạnh mới có thể hưng trị thái bình. Chỉ có diệt trừ đại họa tây bắc trước, mới có thể phồn thịnh Đại Tống!

Phạm Trọng Yêm gật đầu nói:

- Ngươi nói không sai, những lời nói này, ta chưa từng quên.

Lão nói vô cùng kiên định, hai tròng mắt có vẻ hưng phấn. Biểu lộ lúc này, giống như tuyết bay đêm đông năm đó.

Chết vinh còn hơn sống nhục!

Doãn Thù thấy thế, tinh thần rung lên, lập tức nói:

- Bây giờ Thánh Thượng bắt đầu dùng tài đức sáng suốt. Hàn công và ta ý nghĩ bình thường, lão cũng cực lực chủ trương sửa dây cung dễ căng, chấn hưng uy Tống. Lão quyết định đánh tây bắc trước, lại sửa Trầm Kha, là quyết định năm đường xuất binh tấn công Nguyên Hạo. Nhưng tại sao ngài nói Thượng thư không đồng ý?

Phạm Trọng Yêm trầm mặc hồi lâu, ngước nhìn một gốc cây đại thụ, đột nhiên nói:

- Thật sự đã vào đông rồi... đại thụ đó trụi lủi không có một chiếc lá, rất là thê lương.

- Lá trên cây không phải một đêm có thể rụng sạch, cũng không thể một đêm có thể mọc dài ra.

Phạm Trọng Yêm lại nói:

- Nếu chúng ta muốn thấy xanh biếc um tùm, nóng lòng tưới nước, thậm chí có thể tưới nước ấm... Nhưng cây này không thể tưới nhiều nước, rất có thể sẽ chết đông đấy, tây bắc giống như cây này.

Doãn Thù trầm mặc, Phạm Trọng Yêm nhìn Doãn Thù, chân thành nói:

- Ta cũng rất sốt ruột, nhưng chúng ta nhất định phải đợi, nhất định phải chuẩn bị, bồi thêm đất tưới nước, như vậy khi thời cơ tới, chúng ta mới có thể được kết quả như muốn. Doãn Thù, ta biết.... Hàn Kỳ, ngươi, rất nhiều rất nhiều người đều trông chờ Đại Tống cường thịnh, nhanh chóng muốn thay đổi. Nhưng chuyện này không thể vội. Ta hy vọng... ngươi có thể hiểu ta.

Doãn Thù thở dài, lắc đầu nói:

- Ta nói không lại ngài.

Gã bưng chén rượu uống, lại buông xuống, hỏi:

- Phạm công, trận chiến này có thể thành công chứ?

Trong lòng suy nghĩ: “Phạm công già rồi, thiếu sự quyết đoán của năm đó. Nguyên Hạo xem là cái gì, một kẻ vũ phu thôi. Phạm Ung là người vô dụng, mới dẫn đến Tam Xuyên Khẩu thảm bại. Chẳng lẽ Hàn công, Phạm công liên thủ, vẫn không đối phó nổi Nguyên Hạo sao? Chỉ có thể vừa mới bình định tây bắc, mặt rồng rất vui mừng, chính là lúc cải cách khai thác Đại Tống. Tới lúc đó ta chờ sinh bệnh trầm kha, sửa khuyết điểm, khai sáng một thế hệ đại Tống thịnh thế, chẳng phải là trông mong nhiều năm sao? Như thế này không phụ bình sinh. Phạm công làm việc gần như suy tính quá nhiều. Chỉ mong thành Bạch Báo một trận có thể thắng, cổ vũ lòng quân Tây Bắc. Tới lúc đó lại khuyên Phạm công ủng hộ Hàn Kỳ được rồi.”

Phạm Trọng Yêm thấy sắc mặt Doãn Thù âm tình bất định, vẫn bình tĩnh nói:

- Cố gắng việc đời, nghe thiên lệnh, ta ngươi nên làm đã làm rồi, nóng vội làm gì?

Doãn Thù cười ha hả nói:

- Vậy không nói chuyện quân tình, nói chuyện thơ từ tốt chứ? Lúc ta mới tới biên thùy, đã từng làm một bài Thượng Khuyết, tuy không có đoạn kết.... ta vẫn đang đợi. Từ của Liễu Thất tuy tươi đẹp, vẫn không bằng dũng cảm của ngài.

Phạm Trọng Yêm mỉm cười nói:

- Ta đã quên rồi vậy mà ngươi còn nhớ rõ.

Doãn Thù nói:

- Làm sao ta không nhớ? Lời của ngài, mỗi từ ta đều nhớ. Vì văn chương, yêu cầu dùng phương pháp cổ, cứ khăng khăng cái gọi là những nhân văn đó của Biện Kinh. Ngoại từ lời tươi đẹp ra, cũng không làm thêm ra cái khác, làm người nghe tức giận!

Đứng lên, bưng chén rượu ngâm:

- Tắc hạ thu lai phong cảnh dị, hành dương nhạn khứ vô lưu ý. Tứ diện biên thanh liên giác khởi, thiên chướng lý, trường yên lạc nhật cô thành bế! (BTV dịch nghĩa: Trên biên cảnh mùa thu vừa tới vạn vật đều thay đổi, đàn nhạn bay về Hành Dương không chút lưu tình. Tiếng kèn lệnh trong quân doanh quân Tùy vang lên, bốn hướng truyền đến tiếng chiến mã hí vang. Những ngọn núi giống như những tấm chắn ngàn dặm song song nhau, sương mù phủ kín, chiều tà mông lung, chỉ thấy khắp nơi hoang vắng, một tòa cô thành đóng chặt cửa.)Lời hay, lời hay.

Thấy Phạm Trọng Yêm mỉm cười không nói, Doãn Thù chú tâm hỏi:

- Lời không hay sao? Ngài nghe thử, nếu không phải người thật sự tới biên thùy, làm gì có tầm mắt như vậy. Nếu không phải người thật sự khí phách, cũng khó có trái tim lo nước lo dân như vậy.

Phạm Trọng Yêm không kìm nổi cười nói:

- Ta tuy da mặt không tệ, nhưng bị ngươi nói như vậy, cũng phải đỏ.

Hóa ra những lời này lại là do ông ta làm.

Doãn Thù cười nói:

- Qua lâu như vậy, ngài dù sao cũng nên nghĩ ra một bài đi?

Phạm Trọng Yêm nâng chén trên tay, nhìn ánh trăng như sương, đột nhiên nói:

- Ngươi có nghe tiếng sáo của người Khương rồi chưa?

Doãn Thù nghiêng tai nghe, mơ hồ có nghe thấy. Đêm khuya thế này, tiếng sáo của người Khương đó chắc chắn tràn đầy u oán. Doãn Thù thở dài:

- Lúc này người thổi sáo hơn phân nửa là nhớ nhà. Chỉ có người ở biên thùy, mới hiểu nỗi khổ của người biên thùy. Chỉ có biên thùy, mới có tiếng sáo u đắng như vậy.

Hai chân mày Phạm Trọng Yêm khẽ nhếch, nhìn chén rượu nói:

- Nửa bài sau cũng đã có rồi.

Lão chậm rãi ngâm:

- Trọc tửu nhất bôi gia vạn lý... Yến Nhiên vị lặc quy vô kế. Khương quản du du sương mãn địa, nhân bất mị, tương quân bạch phát chinh phu lệ (BTV dịch nghĩa: Một mình nâng ly rượu sầu, xa nhà vạn dặm, trong lòng ngổn ngang trăm mối nghĩ suy, nghĩ tới bọn xâm phạm biên giới mà căm phẫn, công lao sự nghiệp chưa thành, không biết tới khi nào mới quay về cố hương. Tiếng sáo của người Khương du dương, sương lạnh trải kín mặt đất, chinh nhân không thể chìm vào giấc ngủ, tướng quân và anh em binh sĩ sầu trắng mái tóc, lệ xót xa tuôn.)

Phạm Trọng Yêm ngâm lời như nhạc, nhưng thần sắc tràn đầy tiêu điều cô quạnh.

Doãn Thù vỗ tay nhẹ theo tiết tấu, đợi Phạm Trọng Yêm ngâm xong, khẽ thở dài nói:

- Thơ hay đó, thơ hay, trong đoạn cuối này, ta thích nhất bốn chữ “Yến Nhiên vị lặc”. Năm đó Đậu Hiến Đông Hán đắc tội Thái hậu, vì lập công chuộc tội, chờ lệnh bắc phạt, kết quả đại phá Hung Nô, khắc đá ghi công ở núi Yến Nhiên rồi trở về, công lao sáng chói. Phạm công ngài cũng đắc tội Thái hậu, cũng muốn đại phá quân Đảng Hạng, noi theo hành động của Đậu Hiến. Chỉ có điều chỉ là bốn chữ, hiện rõ khát vọng trong lòng. Phạm Trọng Yêm vẫn là Phạm Trọng Yêm.

Phạm Trọng Yêm thở dài:

- Doãn Thù, ngươi xem như hiểu lời rồi.

Doãn Thù được một lời của Phạm Trọng Yêm, đảo mắt nói:

- Chỉ hiểu lời... chẳng lẽ không hiểu ngài sao? Ngài cho rằng ta thật không hiểu sao? Đậu Hiến vì quyền, ngài vì thiên hạ. Y có thể không từ thủ đoạn, nhưng ngài tuy muốn phá người Đảng Hạng, còn lo nỗi khổ binh sĩ. Nhưng luôn lo trước lo sau, làm sao thành sự chứ?

Phạm Trọng Yêm trầm lặng hồi lâu mới nói:

- Công của Phạm mỗ, không muốn dùng máu của binh sĩ nhuộm thành.

- Nhưng nếu không đánh, lại có cách khác không?

Doãn Thù hỏi ngược lại.

Phạm Trọng Yêm lo lắng thở dài, không nói thêm.

Ánh lửa nơi xa bừng lên trời, cháy rực, tiếng gió, tiếng sáo, tiếng chém giết đan vào chằng chịt với nhau. Đêm không ngủ, trời đã tảng sáng.

Lúc gần tảng sáng, trong mắt của Phạm Trọng Yêm đã có chỉ máu. Doãn Thù cũng là một đêm không ngủ, hai người cùng lo lắng chờ đợi tin tức của thành Bạch Báo. Lúc này phía bắc trại có người phi ngựa chạy tới, sau khi thấy Phạm Trọng Yêm, lập tức xoay người xuống ngựa, bảm báo:

- Khởi bẩm Phạm đại nhân. Thành Bạch Báo đã bị bao vây, quân ta đang tăng cường tấn công.

Doãn Thù vội hỏi:

- Vậy bây giờ tình hình thế nào?