Quyền Lực Tuyệt Đối

Chương 190: Phó Chủ tịch thị trấn Phạm thật biết tiêu tiền




Mùa thu tháng mười, mặt trời chiếu rực rỡ.

Thời tiết mặc dù đã hơi se lạnh, trong phòng Bí thư Đảng ủy Cao Khiết vẫn mở cửa sổ, cánh cửa chính thì đóng chặt. Bí thư Cao ngồi ngay ngắn sau bàn làm việc xem công văn.

Phó Chủ tịch thị trấn Phạm Hồng Vũ thì ngồi đối diện hút thuốc, bộ dạng rất tùy ý, cả ghế cũng bị lệch đi.

Nói ra thì Phó Chủ tịch thị trấn Phạm cũng chẳng “tôn trọng” Bí thư Cao cho lắm.

Hai hàng lông mày của Bí thư cao hơi cau lên, ngâng đầu, nhìn về phía Phạm Hồng Vũ, không hài lòng nói:

- Phó Chủ tịch thị trấn Phạm, sao tài chính của quý 3 lại bết bát như vậy, thiếu hụt cao quá.

Bí thư Cao đang xem chính là bảng báo cáo tài chính quý 3 của thị trấn Phong Lâm.

Bản báo cáo thể hiện rõ ràng, quý 3 năm nay tổng thu vào của thị trấn Phong Lâm là hơn 35 ngàn tệ. Dường như rất đáng phấn khởi, thu nhập tài chính của một quay tương đương với cả năm ngoái. Nhưng, về khoản chi trong quý là 136000 tệ, cao hơn 10 lần so với năm ngoái, thiếu hụt tài chính lên đến hơn 100 ngàn tệ.

Trong lịch sử thị trấn Phong Lâm chưa từng tiêu một số tiền như vậy.

- Chỗ phải chi thì nhiều lắm, đây đã là tiết kiệm lắm rồi đấy.

Phó Chủ tịch thị trấn Phạm vẫn hút thuốc, giọng điệu vẫn tương đối thoải mái.

Đồng chí Phạm Hồng Vũ hiện trên thực tế đã là Chủ tịch thị trấn. Cao Khiết trên danh nghĩa là kiêm cả Chủ tịch, Bí thư nhưng phần lớn công việc của chính quyền thông thường đều giao cả cho Phạm Hồng Vũ, Bí thư Cao rất ít khi hỏi đến.

Trong phạm vi phân công cho Phạm Hồng Vũ, mới đầu là trợ giúp Chủ tịch thị trấn quản lý toàn bộ công tác của thị trấn. Cụ thể trong mục phân công, lại càng rõ ràng. Tất cả công việc mà Chủ tịch thị trấn nên qản thì Phạm Hồng Vũ căn bản đều quản lý, không bỏ sót chỗ nào.

Tài chính và thuế vụ được đánh dấu rõ ràng, trực tiếp do Phó Chủ tịch thị trấn phụ trách.

Những Phó Bí thư và Phó Chủ tịch thị trấn phân quản tài chính khác đều chỉ như “bù nhìn”. Việc chi thu tài chính thế nào cũng phải được đồng chí Phạm Hồng Vũ ký mới có hiệu lực. Cho dù là Phó Bí thư xếp trên Phạm Hồng Vũ, cũng không làm nên chuyện gì.

Riêng mục này đã hoàn toàn nói rõ vấn đề.

Đương nhiên, phân công này cũng không phải thu phục duy nhất, trải qua rất nhiều lần “Càn Khôn Đại Na Di”. Cao Khiết đem một số công tác của Chủ tịch thị trấn chuyển giao cho Phạm Hồng Vũ.

Đối với “thủ đoạn hèn hạ” này, những lãnh đạo khác của thị trấn không phải không phát hiện ra cũng không phải không có dị nghị, thậm chí còn công nhiên đưa ra ý kiến bất đồng trong cuộc họp Đảng ủy.

Công tác của thị trấn, nên là dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, đây là điều không thể nghi ngờ.

Một khi đã như vậy, đồng chí Phạm Hồng Vũ mặc dù là Phó Chủ tịch thị trấn, nhưng đồng thời còn là Đảng ủy viên thị trấn, nhất định phải phục tùng sự lãnh đạo thông nhất của Đảng ủy. Một số công tác, nếu như là Phó bí thư và Phó Chủ tịch thị trấn đồng thời quản lý, trên nguyên tắc Phó bí thư phải chỉ điểm Phó Chủ tịch thị trấn chứ không được làm trái lại.

Hiện tại thì Phó chủ tịch chỉ điểm Phó bí thư, ký tên xong phải đem sang cho Phó chủ tịch xác nhận.

Đây không hợp với nguyên tắc của tổ chức.

Nói trắng ra là Cao Khiết và Phạm Hồng Vũ làm như vậy, chính là che giấu cho nhau.

Bí thư Cao khiêm tốn nhận ý kiến của các đồng chí, không làm “lộ liễu” như vậy, mà là lấy danh nghĩa của Chủ tịch thị trấn, ủy thác đồng chí Phạm Hồng Vũ xử lý thay một số công việc.

Những người phản đối liền không nói gì nữa.

Không ai có cái gan này.

Cao Khiết dùng thủ pháp này để dần dần chuyển quyền lực cho Phạm Hồng Vũ.

- Hồng Vũ, cậu phải cẩn thận một chút, tiêu tiền như nước như thế, Dần chi Mão lương (năm nay sống bằng tiền của năm sau), đến lúc xảy ra vấn đề thì phiền toái đấy.

Cao Khiết không kìm nổi nhắc nhở một câu.

Từ khi Phạm Hồng Vũ đảm nhiệm chức Phó Chủ tịch đến nay, là hơn năm tháng, các công việc trong thị trấn cũng được cho là gọn gàng ngăn nắp. Việc xây dựng khu công nghiệp thứ nhất đã làm xong. Nhà máy đồ uống và nhà máy kim khí lần lượt được đầu tư. Nhà máy điện tử cũng đang tiến hành thử dây chuyền sản xuất cuối cùng và huấn luyện công nhân. Lệnh Hòa Phồn yêu cầu, châmh nhất trước sau tết âm lịch, nhà máy điện tử phải ra thành phẩm, sang năm toàn diện đưa vào thị trường.

Trong khi xây dựng mấy nhà máy này, cơ bản bản thân không sản xuất, nhưng đối với việc gia tăng thu nhập tài chính cho thị trấn đã bắt đầu có hiệu quả. Nhà máy đồ uống và nhà máy kim khí đầu tư năm trăm ngàn, nhà máy điện tử lại đầu tư 4 triệu đô la HongKong, đối với thị trấn Phong Lâm mà nói là công trình cực lớn. Công tác xây dựng nhất định phải dẫn dắt những ngành xung quanh phát triển. Ở thị trấn kiếm một chén canh vô cùng bình thường, nếu không quý 3 năm nay cũng không thể có hơn 30 ngàn thu nhập tài chính.

Nếu đặt vào năm trước, trong thị trấn đã coi là “phát tài” rồi, tiền lương của cán bộ được phát đúng hạn, thậm chí còn có khoản nọ khoản kia nữa. Nhưng mọi người đều không có ht vọng này, vì người quản lý tài chính hiện nay của thị trấn là Phó Chủ tịch thị trấn Phạm.

Đồng chí này thật biết tiêu tiền, thu vào 10 ngàn, hắn đã bỏ ra trước 50 ngàn rồi.

Không đủ tiền thì làm thế nào?

Tìm ngân hàng vay.

Phó Chủ tịch thị trấn Phạm trực tiếp dẫn Giám đốc ngân hàng đến thị trấn Phong Lâm, chỉ vào khu công nghiệp đang xây dựng nói:

- Đây là tiền.

Nếu thị trấn Phong Lâm còn không lên thì hai nhà máy này sẽ thuộc về ngân hàng các ông.

Giám đốc ngân hàng vừa nghe thấy câu này liền đồng ý cho vạy.

Một “kẻ giàu có” như Phó Chủ tịch thị trấn Phạm giàu có như vậy mà không cho vay thì ai cho vay?

Như vậy, hai nhà xưởng này vẫn chưa có hiệu quả lợi ích trực tiếp nào, Phó Chủ tịch thị trấn liền vay về 20 ngàn, vừa lấy về đã tiêu hết rồi.

Vậy mà không ai quản lý hắn.

Cao Khiết bỏ qua.

Nghe nói là tin tưởng người.

Những người khác không dám quản, cũng không cần biết.

Nghe xong Cao Khiết khuyên bảo, Phạm Hồng Vũ còn có chút buồn bực nói:

- Không cần nói đến việc Dần chi Mão lương (năm nay sống bằng tiền của năm sau) nữa. Phong Lâm chúng ta đều là máy móc cũ kỹ từ những năm năm mươi, mọi người chỉ biết dùng, không quan tâm tu sửa lại. Mấy tháng trước trận mưa lớn đã làm hỏng đập chứa nước, không sửa liệu có được không? Nếu không tu sửa, sang năm mưa lớn hơn thì sẽ xong đời luôn, không mưa thì cũng thế.

Quý 3 chi hơn 30 ngàn tệ, Phó Chủ tịch thị trấn Phạm gần như dùng để tu sửa thủy lợi. Vốn thị trấn có báo cáo, đề nghị thị xã tu sửa đập nước, thị xã thấy đáng thương cho 20 ngàn. Nói tiếp, điều này cũng không thể trách được thị xã, bởi vì thị xã cũng có chỗ khó. Lũ xuân năm nay, nơi gặp thiên tai không chỉ có mỗi thị trấn Phong Lâm, mà cả thị xã đều gặp tai họa, chỗ nào cũng giơ tay xin tiền để khắc phục hậu quả. Tiền đâu phải lá tre, thị xã cũng không thể có nhiều như vậy được.

Phạm Hồng Vũ liền tìm đến vay ngân hàng, để về tu sửa đập.

- Việc này, còn chưa làm xong. Hai tháng nay chỉ tu sửa đập chứa nước, còn kênh dẫn nước thì còn chưa nhúc nhích. Trước khi khai xuân thì nhất định phải tu sửa lại kênh dẫn nước một lần, nếu không vụ xuân sang năm làm thế nào. Còn nữa nguồn bò dê thì cũng phải tiến hành luôn, ngành chăn nuôi phải được tiến hành rộng rãi cả thị trấn. Tôi đoán, trước tết, ít nhất còn phải đi vay ngân hàng hai ba chục ngàn nữa mới tạm đủ dùng.

Phạm Hồng Vũ nói xong, liền dí đầu mẩu thuốc lá vào trong gạt tàn.

Gạt tàn này, chẳng khác gì là vật chuyên dụng cho Phạm Hồng Vũ. Cao Khiết không thích đồng chí nam hút thuốc trong phòng cô, Phạm Hồng Vũ là một ngoại lệ. Mặc kệ Bí thư Cao phê bình thế nào, thì hắn cũng không chịu hối cải.

Cho nên cô cũng không còn cách nào khác, trời không chịu đất thì đất phải chịu trời vậy.

Bất kể nói thế nào, người ta là Phó Chủ tịch thị trấn nhưng ôm đồm công việc của cả Chủ tịch, thậm chí công việc của Bí thư Đảng ủy hắn cũng làm hơn nửa, cho nên cũng phải có “đãi ngộ đặc thù” cho hắn mới phải.

Nhưng những lời này của Phó Chủ tịch thị trấn Phạm, vẫn dọa cho Bí thư Cao phải la lên:

- Ba trăm ngàn? Cậu có nhầm không đấy? Năm nay chúng ta đã vay ngân hàng hai trăm ngàn, nếu vay thêm ba trăm ngàn nữa thì sang năm làm thế nào? Nhà máy đồ uống và nhà máy kim khí, cũng chỉ được 500 ngàn, chẳng lẽ sang năm phải đem hai nhà máy này gán nợ cho ngân hàng à?

Phạm Hồng Vũ không khỏi mỉm cười, nói:

- Bí thư đại nhân, chị tính toán không ra. Hiện tại giá trị của hai nhà xưởng là năm trăm ngàn, sang năm ít nhất cũng phải lên đến năm triệu. Đáng tiếc là không vay được nhiều hơn, để sửa lại toàn bộ tuyến đường của thị trấn. Việc này chậm nhất là đầu năm sau phải làm. Nếu không sẽ không theo kịp sự phát triển của tình thế. Mười ngàn năm thì lâu lắm, chỉ tranh thủ sớm chiều thôi.

Cao Khiết không khỏi bị hoa mắt.

Điều cô không chịu nổi chính là cái này, mỗi lần cùng Phạm Hồng Vũ nói đến con đường phát triển của thị trấn, Phạm Hồng Vũ liền nói chuyện với cô bằng ngữ khí “Kế hoạc Đại nhảy vọt”, như thể trong nháy mắt thị trấn Phong Lâm sẽ biến thành mỏ vàng, mọi người tha hồ mà nhặt tiền không bằng.

- Phó Chủ tịch thị trấn Phạm, chúng ta có thể đừng lạc quan như vậy không?

Một lúc sau, Bí thư Cao khẽ thở dài, nói.

- Chị, đây đã là quá bảo thủ rồi…đỉnh đầy chúng ta, không chỉ có một nhà máy đồ uống và nhà máy kim khí. Nhà máy điện tử cũng sắp được đầu tư, còn một số nhà xưởng khác nữa, chậm nhất sang năm có thể khởi công. Chị có thể đừng xem thường lực kêu gọi của việc tôi lĩnh 40 ngàn tệ tiền thưởng kia. Phỏng chừng, không lâu nữa sẽ có rất nhiều nhà xưởng mọc lên.[/CHARGE]