Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn

Chương 2539




Mấy ngày gần đây, Hầu Tử và lính trinh sát lần lượt ra ngoài, Trần Phượng Chí dẫn tiểu đoàn Thiết Hổ đi về phía nam, trong quân Thục đã bắt đầu có một số lời đồn lan truyền.

Tuy tạm thời chưa xuất xuất hiện tình cảnh hoang mang nhưng đã có một vài dấu hiệu.

Hầu Tử đã đưa tin tình báo của doanh trại quân Tân Vương về, vì vậy bản thảo của Lý Địch có lẽ sẽ được phát ra ngoài.

Lý Địch cũng biết Kim Phi và Trương Lương cần bản thảo này để nâng cao sĩ khí, cho nên vô cùngcoi trọng, sau cuộc họp đêm qua, cậu bé cũng không nghỉ ngơi, mà lại sửa lại từng câu từng chữ, sau đó tìm một phiến đất sét, bắt đầu tiến hành điêu khắc.

Quân Thục tuy không bằng quân chỉnh chiến phía Nam của Đảng Hạng nhưng cũng có mấy chục ngàn người, chắc chắn không thể mong đợi Lý Địch bản thảo với từng người được, cách tốt nhất chính là in ra, do quan văn thư phát đến các đội, rồi chính trị viên sẽ đọc cổ vũ các binh sĩ.

Cách mà Lý Địch sử dụng, là phương pháp in truyền thống của Đại Khang, trước khi kỹ thuật in chữ di động xuất hiện.

Đơn giản mà nói, trước tiên phải khắc ngược chữ lên tấm đất sét, sau đó lại chải thuốc nhuộm lên, trải ra giấy dùng con lăn ấn, những chỗ không khắc sẽ bị thấm thuốc, những chỗ có chữ khắc sẽ để trống.

Phương pháp in này được gọi là âm khắc, tức là khắc chữ trắng trên nền đen.

Ngoài ra còn một phương pháp gọi là dương khắc, trước tiên viết ngược lên phiến đất sét, sau đó khắc những vùng không có chữ.

Sách in như vậy giấy trắng mực đen nhìn thuận tiện hơn.

Dương khắc có yêu cầu kĩ thuật rất cao đối với người thợ, hơn nữa vô cùng tốn thời gian, hạn chế rất nhiều việc truyền bá văn hóa.

Cho nên Kim Phi mới nghĩ ra kỹ thuật in chữ di động.

Kênh Hoàng Đồng không có điều kiện in chữ di động cho nên Lý Địch chỉ có thể sử dụng kiểu âm khắc đơn giản nhất để in bản thảo.

Đến sáng còn chưa khắc xong, A Mai đã phái người gọi cậu bé.

Nửa đêm Lý Địch gục trước bàn, thắt lưng tưởng như sắp gấy, nghe nói Khánh Mộ Lam đến tìm mình nên vội vàng tới.

“Mộ Lam tỷ tỷ, tỷ tìm ta có việc gì không?” Lý Địch khôn khéo hỏi.

Khánh Mộ Lam không có chức vụ cụ thể trong quân Thục, nên nhiều người gọi cô ấy là Khánh tiểu thư hoặc Khánh cô nương, chỉ có Lý Địch mỗi lần nhìn thấy đều gọi cô là Khánh tỷ tỷ.

Khánh Mộ Lam vô cùng thích cách gọi này, cho nên rất quan tâm đến Lý Địch.

Đây cũng là nguyên nhân khiến Lý Địch có thể hòa hợp với tất cả binh lính.

Cậu bé hiểu được lòng người, cái miệng lại rất ngọt, biết người khác muốn nghe cái gì.

“Tiên sinh mới viết một bài thơ, đệ đến xem thử”. Khánh Mộ Lam cầm lấy tờ giấy, đưa cho Lý Địch. Đôi mắt Lý Địch sáng lên, vội vàng nhận lấy.

Sau khi đọc xong cậu bé nghỉ hoặc: “Ta đã nghe nói đến Ngọc Môn Quan, nhưng Thanh Hải và Lâu Lan là đâu?”

Tin tức ở thời phong kiến không nhanh nhạy, tuy Lý Địch đã từng đọc sách, nhưng hầu hết mọi người thật sự không biết về Lâu Lan.

“Lâu Lan là một quốc gia ở Tây Vực, ở rất xa với Trung Nguyên, xa hơn cả Thổ Phiên và Đảng Hạng”.

Khánh Mộ Lam nói: “Còn Thanh Hải có lẽ là nói đến hồ Thanh Hải ở phía Bắc Thổ Phiên, người ta nói rằng ở đấy có những ngọn núi phủ tuyết vô tận, Thanh Hải núi tuyết phủ dài, nghĩa là tuyết dày đặc trên Thanh Hải, bao phủ toàn bộ ngọn núi.

“Mộ Lam tỷ thật lợi hại, không chỉ có thể dẫn quân ra trận, mà kiến thức cũng giỏi như vậy.”