Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn

Chương 2497




Vương thành Đảng Hạng, tuyết dày phủ đầy trời.

Cách vương thành ba mươi dặm về phía Nam có mấy căn nhà đất gần như đã bị tuyết bao phủ, tạo thành một sân nhỏ.

Một con chim bồ câu đưa thư sắp bị lạnh cóng loạng choạng rơi xuống sân.

Đây là quán trọ do quân đội Đảng Hạng xây dựng, cũng có thể xem là một điểm canh gác và trạm trung chuyển thông tin.

Bây giờ, phía Bäc Đảng Hạng đã đóng thành do tuyết rơi dày đặc, sức khỏe chim bồ câu đưa thư có hạn, vì vậy việc bay thẳng từ Hi Châu đến kinh thành là một việc rất khó, chỉ có thể truyền tin thông qua cách tiếp sức.

Quân chinh chiến phía Nam thả chim bồ câu đưa thư từ Hi Châu, nhưng không bay thẳng đến vương thành mà lại bay đến hai ba trăm dặm về phía Bắc, đến quán trọ thì xem như nhiệm vụ hoàn thành.

Quán trọ nhận thư, sau đó sắp xếp một con chim bồ câu đưa thư mới tiếp tục bay đến phía Bắc, đến khi bay đến quán trọ phía Nam vương thành thì dừng lại.

Binh lính phụ trách việc gác quán trọ nghe thấy động tĩnh thì nhanh chóng mở cửa.

Bay hơn trăm dặm trong gió buốt lạnh giá, cho dù là bồ câu đưa thư được huấn luyện cẩn thận cũng không chịu nổi, khi rơi xuống đất nó đã lạnh đến mức không đứng dậy được.

Một binh lính chạy đến, đau lòng nâng bồ câu đưa thư trên đất lên.

Anh ta là người phụ trách nuôi chim bồ câu ở quán trọ, cũng là một người rất thích chăm sóc chim bồ câu, anh ta đã nuôi con chim này rất cẩn thận, vào hai tháng trước đã đưa nó đến quán trọ phía Nam, bây giờ nhìn thấy chim bồ câu xém nữa bị lạnh cóng, người nuôi chim đau lòng khôn cùng.

Anh ta vừa cởi áo khoác da cừu, rồi ôm chim bồ câu vào trong lòng, vừa oán trách nói: “Sao có thể truyền tin trong ngày trời lạnh như thế này, gió to như vậy cơ chứ?”

“Chắc chắn là có tin tức quan trọng đó!” Ngươi phụ trách quán trọ thúc giục nói: “Nhanh xem xem là thư gì!”

Dù không nỡ nhưng người nuôi chim cũng chỉ có thể đưa chim bồ câu ra.

Ở ống tre trên chân chim bồ câu được vẽ rõ ràng ba đường ấn đỏ và một đường ấn tím.

“Là tình hình quân sự khẩn cấp!” Sắc mặt của hai người đều thay đổi.

Vào thời đại phong kiến, màu tím được coi là quý trọng nhất, ba đường ấn đỏ tượng trưng cho tình hình quân sự khẩn cấp cấp cao nhất, ấn tím tượng trưng cho việc liên quan đến hoàng thất, phải lập tức gửi về hoàng cung.

Người phụ trách quán trọ không kịp thay áo quần đã rút ống tre trên chân chim bồ câu xuống, đi thẳng vào chuồng ngựa.

Chỉ chốc lát sau, ngựa chiến hý lên, lao vào gió tuyết, chạy thẳng về phía hoàng thành.

Tuyết dày đã rơi gần một tháng, tuyết trên đường đã đến bụng ngựa, cho dù người phụ trách quán trọ liều mình quất ngựa, thì ngựa chiến vẫn không chạy nổi.

Người nuôi chim thở dài, sau đó lại nhét chim bồ câu vào. trong lòng.

Mặc dù khoảng cách chỉ là ba mươi dặm, nhưng người phụ trách quán trọ đã chạy từ chiều đến trời tối, cuối cùng mới đến cổng phía Nam của vương thành Đảng Hạng.