Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn

Chương 1949




Các địa chủ cường hào ở thời đại phong kiến, vì để áp bức người dân đã dùng mọi thủ đoạn, buộc tá điền vợ con ly tán, chuyện này diễn ra hàng ngày ở Đại Khang.

Lúc bị đưa ra tham gia buổi phán quyết thì không có người nào vô tội.

Dù không có buổi phán xét công khai thì Kim Phi cũng sẽ không tha cho bọn họ.

Dù sao bọn địa chủ cường hào này đều đáng chết, tham gia phán xét công khai, cũng coi như là đóng góp cuối cùng của họ trước khi chết.

Phải nói rằng đại hội phán xét là thủ đoạn lấy lòng dân rất tốt.

Lúc trước người dân tràn đầy lo lắng với việc quân Khánh Gia vào thành, bởi vì mỗi khi thành trì bị đổi chủ, thì thành chủ mới đều sẽ đánh thêm một khoản thuế ngoài qui định.

Việc này giống như việc bọn thổ phỉ ở nông thôn sau khi mở rộng thêm địa bàn mới sẽ thu thêm một lần thuế lương thực nữa.

Thứ nhất, nó có thể bù đắp những tổn thất do trận chiến trước gây ra, thứ hai, có thể giết gà dọa khỉ, trấn áp người dân ở địa bàn mới.

Người dân Lam Điền cũng lo lắng quân Khánh Gia sẽ đến làm như vậy.

Mấy tháng trước, Tần vương đã đánh thuế nặng một lần rồi, nếu quân Khánh Gia đánh thuế lần nữa, có rất nhiều người dân sẽ phải tan nhà nát cửa.

Nhưng điều khiến người dân Lam Điền ngạc nhiên là sau khi quân Khánh Gia khống chế được thành Lam Điền, không mảy may đụng chạm gì tới người dân, ngược lại còn tổ chức đại hội phán xét, giúp họ trả mối thù lớn.

Ngày đó đại hội phán xét được diễn ra ba chỗ, đến chạng vạng tối, nhân viên hộ tống đốt lửa trại xung quanh sân khấu, đoàn ca múa Kim Xuyên biểu diễn vở kịch Cô gái tóc trắng.

Chỉ là đoàn ca múa biểu diễn vở kịch Cô gái tóc trắng đã được Kim Phi và Trần Văn Viễn cải biên, bối cảnh của câu chuyện được đổi thành Đại Khang, cuối cùng người giải cứu Hỉ Nhi được đổi thành một nhân viên hộ tống của tiêu cục Trấn Viễn.

Nhưng điều này không ảnh hưởng đến trải nghiệm xem của người dân

Lúc nhìn thấy Hỉ Nhi bị ác bá Hoàng Thế Nhân làm nhục, người dân dưới sân khấu căm hận muốn lao lên đánh chết Hoàng Thế Nhân.

Lúc nhìn thấy Hỉ Nhi chạy sâu vào núi trốn, bởi vì thiếu ánh sáng mặt trời nên biến thành cô gái tóc trắng, người dân dưới sân khấu đã không cầm được nước mắt vì cô ấy.

Khi nhìn thấy cảnh Kim Phi dẫn tiêu cục Trấn Viễn đi ngang qua, lãnh đạo người dân địa phương đánh bại tên Hoàng Thế Nhân, cứu được Hỉ Nhi xuống núi, người dân dưới sân khấu không khỏi đứng dậy võ tay.

Nền giáo dục của người dân Đại Khang tương đối thấp, nếu nói về đạo lý lớn lao, chưa chắc họ đã hiểu được.

Nhưng bọn họ có thể hiểu được câu chuyện, rất nhiều người dân cũng đã từng trải qua tình cảnh tương tự, có thể liên tưởng đến nhân vật trong truyện, ấn tượng với Kim Phi và tiêu cục Trấn Viễn càng sâu sắc hơn.

Buổi tối ngày hôm đó, đại hội phán xét và vở kịch trên sân khấu đã truyền khắp toàn thành.

Sáng sớm hôm sau, trời vừa chạng vạng sáng, sân khấu đã được người dân bao quanh chật kín đến mức nước chảy không lọt.

Mấy ngày tiếp theo, sân khấu này trở thành nơi náo nhiệt nhất trong thành, ban ngày tiến hành đại hội phán xét công khai, ban đêm diễn các vở kịch sân khấu được biểu diễn, từ sáng sớm đến nửa đêm, đều chật kín người dân.

Có một vài người dân vì muốn chiếm được chỗ tốt để xem không đành quay về nhà ăn cơm, không đành quay về nhà ngủ, hoặc thậm chí không đành đi nhà vệ sinh.