Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn

Chương 1942




Điều đầu tiên là mô tả sơ lược chính sách đánh cường hào chia ruộng đất.

Trước kia vì sự thù địch của Tân vương, đoàn ca múa làng Tây Hà vẫn chưa được biểu diễn ở đất Tần, nên người dân ở Lam Điền và phủ Kinh Triệu vẫn chưa biết Xuyên Thục ở kế bên đã xảy ra chuyện gì.

Điều Kim Phi cần phải làm là công bố chính sách này ra, để cho người dân đất Tần cũng biết.

Điều thứ hai của cáo thị là nhắm vào tàn quân của Tần vương.

Kim Phi nói trong cáo thị rằng chỉ cần tàn quân của Tần vương sẵn sàng từ bỏ cái ác về bên chính nghĩa, họ sẽ có thể bỏ qua chuyện cũ rồi cho mọi người về nhà.

Sau đó lại đánh cường hào, họ cũng giống như những người dân bình thường khác, đều có đãi ngộ cấp ruộng đất như nhau.

Cuối cùng ở cáo thị, Kim Phi đã ra thời hạn ba ngày để tàn quân của Tần vương phải đầu hàng.

Nếu ba ngày sau tàn quân vẫn không đầu hàng rời khỏi thành, Kim Phi sẽ cho phi thuyền oanh tạc phủ Kinh Triệu và thành Lam Điền!

"Tiên sinh, ngài tài thật đấy! Tới một cái là đã nghĩ ra cách!"

Từ Kiêu đọc cáo thị xong, không nhịn được mà giơ ngón tay cái lên.

Dù cáo thị đơn giản nhưng đều phải dùng cả cưỡng chế và dụ dỗ.

Khát vọng đất đai của người dân Đại Khang đã khắc sâu †rong xương tủy, mà phần lớn tàn quân của Tân vương đều là con cháu nhà nông, nên Từ Kiêu hiểu được chuyện chia ruộng đất có sức cám dỗ với họ đến mức nào.

“Đừng nịnh nọt nữa, tìm người chép nhanh đi!”

Kim Phi liếc nhìn Từ Kiêu một cái: “Chép một ngàn bản trước, để Lão Ưng rải 700 bản phủ Kinh Triệu, 300 bản ở thành Lam Điền”

“DạI” Từ Kiêu gật đầu, cầm lấy cáo thị chạy ra ngoài.

Nhưng điều khiến Từ Kiêu gượng gạo chính là trong số hàng chục ngàn quân Khánh Gia, chỉ tìm được mấy chục binh lính biết chữ.

Mà trong số hàng chục này hơn một nửa chỉ biết đọc chứ không biết viết.

Một nửa biết viết thì lại còn một nửa viết nghiêng nghiêng ngã ngã.

Cuối cùng, sau khi sàng lọc, cố lắm mới có được gần hai mươi người có thể viết được.

Tuy nội dung cáo thị của Kim Phi rất đơn giản, nhưng tổng cộng cũng có hơn 200 chữ, nếu viết chậm thì phải hơn mười phút mới chép xong.

"Xem ra phải bớt thời gian để làm ra máy in chữ mới được, cách làm giấy cũng cần phải cải tiến."

Kim Phi bất lực thở dài khi biết được tình huống này. Hiện nay ở Đại Khang không có máy in chữ nên sách mà các thư sinh đọc sách đều là bản ấn lại hoặc đơn giản là sao chép thủ công.

Dù là bản ấn hay sao chép thủ công thì chỉ phí đều rất cao.

Mà cách làm giấy của Đại Khang còn lạc hậu hơn, dẫn đến chất lượng giấy tệ, giá thành lại cao, khiến nhiều thư sinh không thể mua nổi.

Truyện được cập nhật nhanh nhất tại metruyenhot.vn nhé cả nhà.

Các website khác có thì là copy truyện nên sẽ bị thiếu không đầy đủ nội dung đâu.Các bạn vào google gõ metruyenhot.vn để vào đọc truyện nhé

Ở một số nơi xa xôi, nhiều thư sinh có gia cảnh khó khăn vẫn dùng những tấm đất sét hoặc những thanh tre để khắc chữ.

Sự lạc hậu của cách làm giấy và in ấn, là yếu tố quan trọng ức chế việc phổ cập giáo dục của Đại Khang.

Sau khi Kim Phi đến Đại Khang, cứ bị buộc phải tham gia nhiều trận chiến, tinh thần tập trung vào việc phát triển các loại vũ khí, hoàn toàn không có thời gian dành cho việc in ấn và làm giấy.

Bây giờ Xuyên Thục đã ổn định, y không khỏi nảy ra ý tưởng cải tiến việc in ấn và làm giấy.

Suy cho cùng, nguyên lý in chữ cũng không hề khó, chỉ là tốn rất nhiều thời gian.

Cũng may lúc này Kim Phi đã có đủ thực lực, y không cần tự mình làm, chỉ cần giao cho người khác là được.

Ở bất kỳ thời điểm nào, sự phát triển của một đất nước không thể tách rời với số lượng lớn nhân tài.

Sự cải tiến của việc làm giấy và in ấn sau này, sẽ có ý nghĩa to lớn với việc phổ cập giáo dục.

Nhưng đây đều là những việc cần cân nhắc sau khi trở về Xuyên Thục, Kim Phi lắc đầu ném đi những suy nghĩ hỗn loạn trong lòng, lại lần nữa tập trung vào bản đồ và tinh tình báo trước mắt.

Mười mấy binh lính làm việc suốt đêm, cuối cùng đã sao chép được một ngàn bản cáo thị.