Quay Về Cổ Đại: Tay Trái Kiều Thê Tay Phải Giang Sơn

Chương 116




Hiện có hơn 200 công nhân nữ trong xưởng may, Nhuận Nương nấu ăn một mình chắc chắn là không kịp.

Kim Phi liền tuyển thêm mấy phụ nữ ở làng Quan Gia để nấu ăn cho nhà ăn của xưởng may, Nhuận Nương được Kim Phi cho ở trong tiểu viện, trở thành đầu bếp. của gia đình.

Quyết định này được đưa ra chỉ vì Kim Phi cảm thấy Nhuận Nương nấu ăn khá ngon, cô ấy rất chu đáo và sạch sẽ, mỗi khi rửa bát đều rất cẩn thận.

Khi Kim Phi thông báo quyết định này, Quan Hạ Nhi và Đường Đông Đông đều nheo mắt nhìn y, khuôn mặt Nhuận Nương trở nên đỏ bừng, chỉ có Tiểu Nga là tiếp tục vùi đầu vào ăn cơm.

Kim Phi nhìn biểu hiện của ba người họ, biết ngay là họ lại nghĩ quá nhiều rồi, nhưng Kim Phi quá lười giải thích, họ muốn nghĩ gì cũng được.

Sau bữa trưa, Kim Phi đã đến xem xà phòng.

Sau hơn mười ngày đông đặc, xà phòng đã được xà phòng hóa hoàn toàn.

Kim Phi chia miếng xà phòng lớn thành những khối nhỏ bằng bao diêm và đóng gói chúng vào một cái giỏ.

Khi ra khỏi tiệm rèn, liền tình cờ gặp Đường Đông Đông đang chuẩn bị đi làm. 

"Hôm nay ăn cơm tối xong, bảo người làm ca ngày đừng vội về mà tập hợp lại nhà ăn đi".

"Có chuyện gì vậy?" Đường Đông Đông hỏi.

"Xà phòng đã làm xong rồi, tối sẽ phát cho mỗi người 1 ít”.

Kim Phi dùng chân đá vào giỏ. Không chỉ đàn ông mất vệ sinh, mà cũng có rận bò lổm ngổm trên đầu nhiều trẻ em và một số phụ nữ lớn tuổi.

Khi Kim Phi đi xung quanh xưởng dệt, y thường thấy mấy công nhân nữ gãi ngứa khi làm việc.

Cũng may xưởng dệt không có ánh sáng mặt trời, còn thoáng gió, phụ nữ căn bản không ra mồ hôi, mùi cũng không nặng.

"Có thu tiền không?”

Đường Đông Đông hỏi.

"Lần này sẽ không tính tiền".

Kim Phi lắc đầu.

Ai cũng nghèo, nếu như lấy tiền thì y lo rằng đám phụ nữ sẽ không mua đâu. 

Số xà phòng này cộng lại cũng chỉ được hai lon dầu và một ít xút (NaOH) mà thôi, không đáng bao nhiêu, lần này sẽ tặng miễn phí.

Không ai sinh ra đã luộm thuộm, trước đó là vì không có, khi đã quen với tác dụng tẩy rửa của xà phòng, Kim Phi tin rằng các nữ công nhân sẽ chủ động mua nó.

"Được rồi, ta hiểu rồi". Đường Đông Đông gật đầu và đi làm.

Xưởng may được xây dựng vội vã, không được hoàn hảo, không có bàn mà chỉ kê những chiếc ghế dài giữa những khoảng trống mà thôi.

Nhưng đối với những người dân miền núi phải chịu khổ mà nói, được ăn no đã tốt lắm rồi, ai thèm quan tâm có chỗ để bàn hay không?

Nhiều khi công nhân thậm chí còn không ngồi trên ghế đẩu mà ngồi xổm xuống đất, tay cầm bát ăn một cách ngon lành.

Nhà ăn này không lớn lắm, thường thì nữ công nhân dệt và nam công trường sẽ ăn khác giờ nhau, nếu không

thì vô cùng chật chội.

Nhưng hôm nay tất cả mọi người tụ họp lại, kể cả những người phụ nữ làm ca đêm.

Nhà ăn chật ních người, chen chúc nhau thành từng tốp ba tốp năm, thảo luận xem Kim Phi giữ họ lại làm gì.

Kim Phi không bắt họ đợi lâu, cùng Mãn Thương từ bên ngoài bước vào, mang theo một cái giỏ lớn.

"Phi huynh và Mãn Thương đang mang gì vậy?" "Ta cũng không biết".

"Đó là xà phòng. Ta đã thấy Hạ Nhi sử dụng nó trước đây, rửa mặt và gội đầu rất sạch".

"Có vẻ đúng là như vậy, tại sao Phi huynh lại mang nhiều như vậy đến đây? Không phải sẽ chia cho chúng ta mỗi người một ít đấy chứ?”

"Còn chưa về ngủ mà đã mơ rồi à?"

Các nữ công nhân cùng nhau bàn tán xôn xao, đoán xem Kim Phi đang làm gì với xà phòng.

Nam nhân tuy rằng không bàn luận, nhưng đều vươn cổ tò mò quan sát.

"Mọi người im lặng".

Kim Phi nhảy lên băng ghế, duỗi tay ra dẹp yên, căn tin lập tức trở nên yên tĩnh.

"Ta tin rằng có vài người đã nhìn thấy nó, đây là xà phòng".

Kim Phi lấy trong giỏ ra một thanh xà phòng và nói: 

 "Lát nữa ta sẽ cho mỗi người một thanh ....

Nói đến đây, nhà ăn vừa mới yên tĩnh đã như ong vỡ

Tổ. Thấy lợi ai mà không ham?

Những người phụ nữ vây quanh Kim Phi, vì sợ rằng nếu chậm chân sẽ không được chia phần.

Vài người đàn ông cũng ngo nghoe muốn hành động.

'Thấy vậy, Trương Lương ngay lập tức xông vào cùng với một nhóm cựu binh, chặn Kim Phi và cái giỏ ở phía sau.

Kim Phi chán nản hét lớn: "Tất cả xếp hàng cho ta, kẻ nào dám chen lên phía trước, trực tiếp ném ra ngoài cho tai"

"Rõ"

Các cựu binh đồng thanh hô lên đồng ý, trực tiếp trấn áp đám phụ nữ.

Đám phụ nữ nhìn thấy Kim Phi đã phát cáu, các cựu binh đều trông dữ tợn và hung ác, đều rụt cổ lại và lùi lại phía sau.

"Ai cũng có, chen cái gì mà chen?"

Kim Phi lạnh lùng nói: "Tất cả xếp hàng cho ta". 

Dù sao xưởng may cũng có hơn 200 công nhân, theo đề nghị của Kim Phi, Đường Đông Đông thành lập chủ nhiệm và trưởng nhóm, chia mười công nhân nữ thành một nhóm nhỏ.

Dưới sự chỉ huy của Đường Đông Đông và chủ nhiệm, các nữ công nhân nhanh chóng thành lập thành các nhóm nhỏ.

Nhưng những người đàn ông thì vẫn chen chúc thành một đoàn.

Hai vị trưởng làng phải nỗ lực đá tới tấp, mấy người đàn ông mới miễn cưỡng đứng vào hàng.

"Các ngươi thường coi thường phụ nữ và cho rằng phụ nữ không thể làm được gì, giờ thì sao? Một đám đàn ông mà không xếp nổi thành một hàng!"

Kim Phi trừng mắt nhìn đám người: "Có tổ chức mà vô kỷ luật, nếu lần tới còn như này nữa thì ở nhà trông con đi".

Tình trạng trọng nam khinh nữ của Đại Khang rất nặng nề, câu nói của Kim Phi khiến nhiều người đàn ông đỏ mặt, nhưng họ không thể phản bác.

Vì quả thực họ không xếp hàng nhanh bằng những nữ công nhân. 

Nhiều nữ công nhân thấy đám đàn ông thật buồn cười, trong lòng không khỏi muốn tán thưởng Kim Phi. 

Sau nhiều năm bị đàn ông áp bức, cuối cùng cũng có người nói thay họ.

“Các cô cũng đừng tự mãn”, Kim Phi liếc nhìn đội nữ công nhân: “Nghe nói sắp được phát xà phòng, các cô cũng chẳng buồn hỏi han gì mà đã xông lên muốn cướp lấy, các cô là thổ phỉ à?"

Nhiều nữ công nhân bị lời nói của Kim Phi làm cho. đỏ mặt, cúi đầu xuống.

Cuối cùng cũng nhớ ra câu hỏi này.

Đúng thế, đang yên đang lành, tại sao Kim Phi lại cho họ xà phòng?

"Ta tin rằng nhiều người trong số mọi người đều biết rằng xà phòng khi gội đầu và giặt quần áo sẽ rất sạch".

Kim Phi nói: "Bây giờ ta sẽ cho mỗi người một cục xà phòng, hôm nay sau khi về thì tắm rửa cho kỹ, ngày mai ta sẽ cử người đi kiểm tra. Nếu ai có chấy trên đầu, cơ thể còn hôi thì sau không cần đến nữa!"

"Phi ca, trên đầu chúng ta có chấy nhưng chúng ta vẫn làm việc đúng tiến độ mà, cậu quản nhiều quá rồi đấy?"

Dì ba không phục nói.

"Ta thế đấy, dì ba không muốn gội thì cũng được thôi, sau không cần đến nữa". 

Không ai trong số những phụ nữ và đàn ông trong làng này biết chữ, cũng như chưa từng nhìn ra thế giới, rất khó có thể giải thích cho họ biết tâm quan trọng của vệ sinh, nên chỉ còn cách cưỡng chế.

Nếu không muốn tắm rửa thì biến!