Quan Thuật

Chương 245: Đòi nợ cho mỹ phụ




- Không có tiền vốn thì làm sao bây giờ, máy móc cũng sắp thành sắt vụn hết rồi, chỉ là mẹ em không chịu, bảo bán sắt vụn thì phí quá, để tìm người nào biết giá để bán.

Mẹ nói chỉ cần được mười mấy vạn thì bán, còn nói máy móc của xưởng rất tốt, còn nghe cậu nói thì đây là hàng chính phẩm.

Dư Thảo Thảo còn nhỏ nhỏ nhưng hết sức thông minh, biết chuyện rất rành rẽ, trả lời cũng hết sức thành thật.

Nhà của Dư Thảo Thảo ở khu Bàn Long vùng ngoại thành, xe chạy chừng mười mấy phút thì tới, bởi vì đoạn đường này rộng nên xe chạy cũng nhanh còn khoảng cách phải tới gần bảy, tám cây số.

Theo sự chỉ dẫn của Dư Thảo Thảo, xe chạy đến trước cửa một nhà xưởng thì dừng lại.

Dư Thảo Thảo nhảy xuống xe đẩy cửa tiến vào nói:

- Anh à, nhà em ở trong xưởng này luôn, vốn nhà em là một ngôi nhà ba tầng nhưng sau đó đã bán đi để trả nợ. Hừ! Lão chó Trần, Dư Thảo Thảo sau này trưởng thành nhất định sẽ chuộc lại nhà, đánh chết y luôn.

Cô bé nghĩ đến hung thủ hại chết cha mình thì nghiến răng nghiến lợi, tuy nhiên bộ dạng lại có vẻ buồn cười.

Bên trong nhà xưởng được chia làm hai phần lớn, phần bên ngoài dài chừng bảy, tám chục mét, rộng cũng phải mười mấy mét, bên trong trồng hoa tươi.

Còn tất cả đồ dùng sinh hoạt của Dư Thảo Thảo bao gồm giường chiếu, bát đĩa, quần áo…đều để trên một phiến đá dày bên cạnh, người và hoa ở cùng với nhau.

Chắc là nhà cửa đã bán đi trả nợ ngân hàng hết rồi nên ở luôn trong nhà xưởng, hơn nữa còn ở cạnh luống hoa, thật ra cũng có chút lãng mạn.

Trên bãi đất trống còn để một cái giường lớn khác, trên đó ngoài quần áo xếp lên còn có một thiếu phụ xinh đẹp đang nằm.

Gương mặt của chị ta có nét giống Dư Thảo Thảo, lông mày cong vút, mũi dọc dừa, gương mặt hết sức ưa nhìn, nằm bên cạnh luống hoa như một mỹ nhân đang say ngủ làm trong lòng Diệp Phàm cũng cảm thấy rung động.

Thấy mấy người Diệp Phàm đi vào, chị ta lập tức ngồi dậy hỏi:

- Thảo Thảo, có phải khách đến mua hoa phải không.

- Mẹ! Đúng vậy, anh này đã mua cho con hơn trăm bông hoa, chúng ta có tiền chữa bệnh rồi. Anh ấy còn bảo muốn tự mình đến vườn hoa để hái tặng chị gái xinh đẹp đây. Chị gái thật hạnh phúc vì có anh quan tâm như vậy.

Dư Thảo Thảo nhìn gương mặt ửng hồng của Ngọc Mộng Nạp Tuyết, cảm thấy rất thú vị, bô lô ba la căn bản không để ý tới cảm nhận của cô làm Ngọc Mộng Nạp Tuyết mắc cỡ nhìn sang vẻ mặt vô tội của Diệp Phàm, thầm nghĩ, "Được rồi, hôm nay cho anh chiếm tiện nghi một lần".

- Tiên sinh họ gì, tôi tên là Yến Chiếu Nguyệt, là mẹ của Thảo Thảo, nơi này cũng hơi đơn sơ. Ai! Tiên sinh muốn hái hoa thì cứ hái đi, một mình anh chọn, cứ thoải mái, Thảo Thảo, pha trà.

Mỹ phụ Yến Chiếu nhẹ nhàng, tựa hồ bệnh cũng đã giảm không ít, tuy nhiên trong lời nói của chị ta cũng cảm thấy hơi mập mờ, may mà lúc này Diệp Phàm cũng không suy nghĩ nhiều, sau đó nghĩ lại thì thấy hơi buồn cười, cái gì mà "hái hoa", chẳng phải là ám chỉ mình làm điều gì sao, chắc là Yến Chiếu Nguyệt nằm mơ cũng không nghĩ ra quan hệ của mình và Nạp Tuyết.

- Đừng nóng vội bà chủ Yến, tôi tên là Diệp Phàm, muốn đi xem xưởng giấy của cô một chút.

Diệp Phàm cười nói.

- Anh muốn mua máy móc phải không?

Yến Chiếu Nguyệt rất thông minh, vừa nhìn đã biết ý định của Diệp Phàm, cũng cảm thấy hết sức cao hứng.

Số máy móc này dù sao cũng chỉ là một tâm bệnh, có thể bán được ít tiền là tốt nhất, cứ chất đống ra đó còn phải bảo dưỡng, may mà còn có một số nhà máy đến địa phương đến thuê không thì đã thành một đống sắt vụn.

- Ừ! Cứ đi xem đã.

Diệp Phàm tùy tiện đáp.

- Ngay ở bên cạnh thôi, để tôi dẫn đi.

Yến Chiếu Nguyệt nhất thời tựa hồ như hết bệnh, đi trước dẫn dường, đẩy cửa phòng bên cạnh chính là một phân xưởng khá lớn, chiều rộng và dài đều đạt tới chừng trăm mét.

Diệp Phàm lấy tay sờ vào mấy chiếc máy, nhìn vào ngày tháng xuất xưởng của chúng thì lập tức mê ngay.

Những máy móc này mới chỉ dùng ba năm, còn mới tới bảy phần, hơn nữa còn được bảo dưỡng hết sức tốt, nghe bà chủ nói là cứ nửa năm là thay dầu một lần.

Điều làm Diệp Phàm không giải thích được là những thứ máy móc này hết sức đắt tiền, cả đống máy này nếu muốn mua không dưới mấy trăm vạn.

Với độ mới còn đạt tới bảy phần như vậy thì muốn bán chừng bảy, tám mươi vạn cũng không thành vấn đề, đúng là hơi kỳ lạ. Bởi vì gần đây Diệp Phàm có khảo sát qua nhà máy giấy Ngư Dương nên cũng biết được một chút về giá trị thiết bị.

- Chị muốn bán những máy móc này bao nhiêu tiền?

Thật ra thì Diệp Phàm đã sớm nghe từ Dư Thảo Thảo, những máy móc này không ai muốn mua, thậm chí còn định đi bán sắt vụn.

Nếu bán sắt vụn thì chỉ vạn đồng là cao, nghe Thảo Thảo nói là Yến Chiếu Nguyệt không nỡ bán sắt vụn, ra giá chừng mười bảy, mười tám vạn thì mới chịu bán, cho nên trong lòng Diệp Phàm cũng có giá rồi.

Lúc này trên một cái giường sắt bên cạnh có một thanh niên cao gầy chừng hai sáu, hai bảy tuổi đứng lên nói:

- Diệp tiên sinh, tôi là em trai của Chiếu Nguyệt, tên là Yến Thu Lâm, coi giữ xưởng máy này.

Những máy móc này đều là hàng chính quy, anh cứ nhìn nhãn hiệu thì biết, là mua năm kia khi tôi còn làm nghiệp vụ cho một nhà máy giấy bên Quý Châu.

Thật ra thì nhà máy đó làm ăn cũng được, sau vì nguyên nhân bảo vệ môi trường mà dẹp đi, chủ yếu là do đám cán bộ của nhà máy đó quá tham lam, sau khi thanh lý thì bán theo giá sắt vụn. Lúc đó tôi thấy anh rể có ít tiền, hơn nữa cũng có quen với lãnh đạo nhà máy, dĩ nhiên cũng phải dúi phong bì cho bọn hắn rồi động viên anh rể bỏ tiền ra mua. Thật ra cả đống máy móc này chỉ mua cao giá hơn sắt vụn một chút.

Nếu là máy mới thì giá trị của nó chừng ba trăm vạn.

Làm ăn cũng không tệ lắm, ai! Năm ngoái anh rể bị người ta lừa đảo làm giận chết, cuối cùng nhà máy cũng bị suy sụp.

Ngay cả nhà cửa của anh rể cũng phải gán nợ cho ngân hàng. Nếu không dù thế nào cũng không muốn bán những máy móc này, ai, tiếc hận a.

Yến Thu Lâm đau lòng thay cho anh rể.

- Những điều này tôi cũng nghe Thảo Thảo nói rồi, hiện giờ tôi chỉ muốn biết các người bán bao nhiêu?

Diệp Phàm hỏi.

- Ba năm trước đây chúng tôi mua là ba mươi vạn, sau đó còn mua thêm một số máy mới, giá trị cũng phải tới trăm vạn, sau khi trừ đi khấu hao máy móc, chị gái, nói giá đi.

Yến Thu Lâm quay sang nói với chị gái, dù sao nhà máy cũng là của chị gã.

- Diệp tiên sinh, nếu quả thật anh muốn mua thì tất cả là một trăm vạn.

Người phụ nữ này rất khôn khéo, rõ ràng Diệp Phàm nghe Dư Thảo Thảo nói là lần trước có khách đến xem trả giá

10 vạn nhưng Yến Chiếu Nguyệt muốn mười tám, mười chín vạn, hiện giờ thấy hắn là một con chim non nên thoáng cái đã đẩy lên trăm vạn. Bạn đang đọc truyện được copy tại Truyện FULL

- Ha ha! Bà chủ Yến, chúng ta người ngay nói thẳng, nhà chị cô nhi quả mẫu cũng không dễ dàng gì, trả chị giá này, nếu bán chúng ta lập tức làm thủ tục, nếu không thì tôi ra hái hoa vậy.

Diệp Phàm đưa ra hai ngón tay, dĩ nhiên hắn không trả giá như người kia, tăng thêm mười vạn chắc là Yến Chiếu Nguyệt cũng có thể tiếp nhận.

Dĩ nhiên bản thân mình cũng hơi giậu đổ bìm leo, tuy nhiên nhà máy giấy Lâm Tuyền cũng nghèo rớt mùng tơi, coi như là hỗ trợ một chút vậy.

Yến Chiếu Nguyệt cùng em trai đưa mắt nhìn nhau, cuối cùng khẽ cắn răng nói:

- Được rồi! Anh lấy đi, tuy nhiên tôi cần tiền mặt vì còn thiếu nợ bảy, tám vạn, ngày ngày người ta tới đòi nợ thật là khó chịu, ngay cả ngủ cũng không được

- Được! Tôi sẽ cho người đưa tới.

- Diệp Phàm gật đầu, gọi điện thoại cho Lô Vỹ làm tiểu tử kia giận đến nhảy ngược lên, hò hét là đang dẫn Sở Vân Y đi làm đầu, định hoãn tới ngày mai, tuy nhiên bị Diệp Phàm quát tháo nên bất đắc dĩ phải gật đầu, nói một lát nữa sẽ đem tiền đến. Diệp Phàm biết nhà gã có tiền nên giao dù ngân hàng có đóng cửa cũng phải mang tiền tới.

Hai người viết hợp đồng mua bán rồi ký tên vào vì chuyện sau này còn liên quan đến nhà máy giấy Ngư Dương nên không thể qua loa, thủ tục dĩ nhiên phải đầy đủ, tránh cho người khác sau này nói xấu.

Diệp Phàm bảo Yến Chiếu Nguyệt mời bí thư chi bộ thôn và một Phó Chủ tịch thị trấn tới làm chứng để ký vào, sợ là sau này xảy ra phiền phức gì, dĩ nhiên hắn cũng phong bì cho mấy người kia đàng hoàng, làm hai người kia cảm ơn rối rít.

Đang lúc đợi Lô Vỹ đem tiền đến, Diệp Phàm gọi điện thoại cho Vu Kiến Thần bàn về chuyện hẹn đi cùng phó trưởng ban Tào.

- Bà chủ Yến, những máy móc này tạm thời tôi còn chưa chở đi, gửi tạm ở đây một thời gian ngắn nữa, có em của chị bảo dưỡng nên tôi rất an tâm.

Như vậy đi, tôi bỏ ra tiền thuê anh ta bảo dưỡng.

Tuy nhiên Yến Thu Lâm không nhận tiền mà hỏi:

- Diệp tiên sinh, nhà máy chỗ anh chắc không nhỏ?